Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 63: Luyện tập

Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 63: Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

- Phân biệt các loại đường đồng quy trong một tam giác.Củng cố các tính chất về đường cao của tam giác. Vận dụng các tính chất này để giải bài tập.

- Rèn luyện kỹ năng xác định trực tâm tam giác, kĩ năng vẽ hình theo đề bài, phân tích và chứng minh bài tập hình.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ ghi bài tập; thước thẳng, eke, compa.

- HS: phiếu học tập, thước thẳng, eke, compa.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.

PP luyện tập thực hành.

PP hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Tổ chức:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 63: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn : 10.4.09
Ngày giảng: 
Tiết 63. LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
- Phân biệt các loại đường đồng quy trong một tam giác.Củng cố các tính chất về đường cao của tam giác. Vận dụng các tính chất này để giải bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng xác định trực tâm tam giác, kĩ năng vẽ hình theo đề bài, phân tích và chứng minh bài tập hình.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực trong học tập.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ ghi bài tập; thước thẳng, eke, compa.
- HS: phiếu học tập, thước thẳng, eke, compa.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
Giáo viên đưa câu hỏi kiểm tra lên bảng phụ, yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời.
Điền vào chỗ ...... trong các câu sau:
a) Trọng tâm của tam giác là giao điểm của ba đường ......
b) Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường ......
c) Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác là giao điểm của ba đường ......
d) Điểm nằm trong tam giác, cách đều ba cạnh của tam giác là giao điểm của ba đường ......
- Phát biểu tính chất ba đường cao của tam giác? Đường cao xuất phát từ đỉnh của tam giác cân có tính chất gì?
HS 1: lên bảng điền vào bảng phụ:
a)... trung tuyến
b) ...cao
c) ... trung trực
d) ... phân giác.
- HS 2: Phát biểu tính chất ba đường cao của tam giác. Đường cao xuất phát từ đỉnh của tam giác cân cũng là đường phân giác, đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh ấy và cũng là đường trung trực của cạnh đáy.
	3. Bài mới:
A
B
C
H
Hoạt động 1.
BT 61 (SGK - 83):
- Xác định các đường cao của 
tam giác HBC?
Tam giác HBC có AB ^ HC , AC ^ HB nên AB và AC là hai đường cao của nó . Vậy A là trực tâm của tam giác HBC 
Tương tự B, C lần lượt là trực tâm của các tam giác 
HAC và HAB.
Hoạt động 2.
BT 58 (SGK - 83):
HS đọc đề bài 
GV gọi HS đứng tại chỗ giải thích.
GV vẽ minh hoạ và gọi HS nhận xét 
Trong tam giác vuông ABC, AB và AC là những đường cao. Bởi vậy, trực tâm của nó chính là đỉnh góc vuông A 
Trong tam giác tù, có hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm của tam giác tù nằm bên ngoài tam giác.
Hoạt động 3.
BT 59 (SGK - 83):
GV gọi HS đọc đề bài. 
HS lên bảng chữa bài. 
HS cả lớp nhận xét.
a) Tam giác LMN có hai đường cao LP, MQ cắt nhau tại S.Do đó S là trực tâm của nó. Bởi vậy đường thẳng NS chính là đường cao thứ ba của tam giác LMN hay NS ^ LM (đpcm).
b) = 500 
Þ == 500 (cùng phụ góc QMN)
Þ = 1800 - = 1800 –500 = 1300
Hoạt động 4.
BT 60 (SGK - 83):
GV đưa hình vẽ và yêu cầu học sinh hoạt động nhóm rồi gọi HS giải thích từng câu một.
Xét tam giác IKN . Do NJ ^ IK , KM ^ NI 
Nên NJ và KM là hai đường cao của tam giác IKN 
Hai đường cao này cắt nhau tại M nên M là trực tâm của tam giác IKN. Do đó theo định lý 1,IM là đường cao thứ ba của tam giác đó hay IM ^ NK 
l
	4. Củng cố:
Kết hợp trong bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tiết sau ôn tập chương III.
- Làm các câu hỏi ôn tập chương 1, 2, 3 (SGK – 86).BTVN: 63, 64 (SGK – 87).
- Tự đọc mục “có thể em chưa biết”.
Rút kinh nghiệm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 63-xg.doc