Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 68: Ôn tập cuối năm (tiếp)

Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 68: Ôn tập cuối năm (tiếp)

I.MỤC TIÊU:

- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức chủ yếu về quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác.

- Rèn kĩ năng vẽ hình, diễn đạt các tính chất và định lí bằng hình vẽ và kí hiệu.

- Rèn tính chính xác, cẩn thận, trung thực.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 GV: bảng phụ ghi các bài tập ôn tập, đề bài và bài giải một số bài.

 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, phấn màu.

 HS: Ôn tập lí thuyết.

 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, phấn màu.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 68: Ôn tập cuối năm (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn : 21.4.09
Ngày giảng: 
Tiết 68. ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiếp)
I.MỤC TIÊU:
Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức chủ yếu về quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác.
Rèn kĩ năng vẽ hình, diễn đạt các tính chất và định lí bằng hình vẽ và kí hiệu.
Rèn tính chính xác, cẩn thận, trung thực.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 GV: bảng phụ ghi các bài tập ôn tập, đề bài và bài giải một số bài.
 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, phấn màu.
 HS: Ôn tập lí thuyết.
 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, phấn màu.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
 	2. Kiểm tra bài cũ:	Kết hợp trong bài.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
1.Ôn tập về quan hệ cạnh, góc trong tam giác. Bất đẳng thức tam giác.
- Phát biểu các quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác?
- Phát biểu các quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu?
- Phát biểu bất đẳng thức tam giác?
a) Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
- Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
- Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn.
b) Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu.
- Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, đường vuông góc là đường ngắn nhất.
- Trong hai đường xiên kẻ từ một điểm ở ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó:
+ Đường xiên nào có hình chiếu lớn hơn thì lớn hơn.
+ Đường xiên nào lớn hơn thì thì có hình chiếu lớn hơn.
+ Nếu hai đường xiên bằng nhau thì hai hình chiếu bằng nhau và ngược lại, nếu hai hình chiếu bằng nhau thì hai đường xiên bằng nhau.
c) Bất đẳng thức tam giác:
Trong một tam giác, một cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn hiệu độ dài hai cạnh còn lại và nhỏ hơn tổng độ dài của hai cạnh đó.
Hoạt động 2.
2. Ôn tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
GV gọi HS phát biểu lần lượt các trường hợp bằng nhau của hai tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
Các HS khác nhận xét, giáo viên chuẩn hóa.
HS phát biểu.
Hoạt động 3.
3. Bài tập áp dụng.
C
O
D
A
x
E
B
y
1
2
1
2
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên đưa hình vẽ lên bảng phụ, yêu cầu học sinh nêu và lên tính x.
Học sinh lên bảng làm bài tập.Giáo viên chuẩn hóa bài làm của học sinh.
BT 4 (SGK - 92):
a)EC // Ox, DC // Oy do đó: .
nên CE = OD.
Tương tự có: CD = OE.
b) Vì (chứng minh trên) nên:
. Vậy
c) Hai tam giác vuông BEC, CDA có 
EB = CD (= EO); DA = EC (= DO) nên chúng bằng nhau => CA = CB.
d) Hai tam giác vuông CDA, DCE bằng nhau vì có hai cặp cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau nên 
e) Tương tự phần d), ta có: BC//ED. Do đó, theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song , ta có hai đường thẳng BC và CA trùng nhau, hay ba điểm A, B, C thẳng hàng.
BT 5 (SGK - 92):
a)Hình 62:Ta thấy tam giác ACB vuông cân => . Mà góc ACB là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác cân BCD (BC = CD), nên 
Vậy x = 450: 2 = 22,50 hoặc 22030’.
b) Kẻ CF //AB. Ta có CF //AB, CF //ED 
=> 
Mặt khác 
Vậy x = 850.
c) Do AB//CD nên Tam giác ABC cân tại B nên .
	4. Củng cố:
Kết hợp trong bài giảng.
5. Hướng dẫn về nhà:
Tiếp tục ôn tập về các đường đồng quy trong tam giác.
Xem lại các bài tập đã chữa.
RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 68-xg.doc