Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 69: Ôn tập cuối năm (tiếp)

Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 69: Ôn tập cuối năm (tiếp)

I. MỤC TIÊU:

- Ôn tập về các đường đồng quy trong tam giác (đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao) và các dạng đặc biệt của tam giác (tam giác cân, tam giác đều).

- Rèn kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày một bài toán chứng minh, .

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - GV: Bảng phụ ghi các bài tập ôn tập, đề bài và bài giải một số bài.

 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, phấn màu.

 - HS: Ôn tập lí thuyết.

 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 69: Ôn tập cuối năm (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn : 24.9.09
Ngày giảng: 
Tiết 69. ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về các đường đồng quy trong tam giác (đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao) và các dạng đặc biệt của tam giác (tam giác cân, tam giác đều).
- Rèn kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày một bài toán chứng minh, ...
- Rèn tính cẩn thận, chính xác, trung thực.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ ghi các bài tập ôn tập, đề bài và bài giải một số bài.
 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, phấn màu.
 - HS: Ôn tập lí thuyết.
 Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	Kết hợp trong bài giảng.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
1.Ôn tập về các đường đồng quy của tam giác
GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất các đường đồng quy của tam giác.
a) Tính chất 3 đường trung tuyến của tam giác.
Ba đường trung tuyến của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách mỗi đỉnh một khoảng bằng 2/3 độ dài đường trung tuyến đi qua đỉnh ấy.
Giao điểm 3 đường trung tuyến của tam giác gọi là trọng tâm của tam giác đó.
b) Tính chất 3 đường phân giác của tam giác.
Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó cách đều 3 cạnh của tam giác.
c) Tính chất 3 đường trung trực của tam giác.
Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều 3 đỉnh của tam giác đó.
d) Tính chất 3 đường cao của tam giác.
Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm đó gọi là trực tâm của tam giác.
Hoạt động 2.
2.Ôn tập về một số dạng tam giác đặc biệt
- Nhận xét về đường trung trực ứng với cạnh đáy, đường trung tuyến, đường phân giác và đường cao xuất phát từ đỉnh của tam giác cân?
- Có cách nào mới để chứng minh một tam giác là tam giác cân ?
- Các đường nói trên trong tam giác đều có gì đặc biệt?
- Trong tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cùng xuất phát từ đỉnh đối diện cạnh đó.
- Trong một tam giác, nếu hai trong bốn loại đường (đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao cùng xuất phát từ một đỉnh và đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh này) trùng nhau thì tam giác đó là một tam giác cân.
- Trong tam giác đều, đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao xuất phát từ một đỉnh trùng nhau và trùng với đường trung trực ứng với cạnh đối diện của đỉnh ấy.
Hoạt động 3.
3. Bài tập áp dụng.
Bài tập: H ãy nối mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sao cho đúng:
Cột A
Cột B
Trả lời
1) trọng tâm của tam giác là
a) giao điểm của ba đường cao. 
1 + c
2) trực tâm của tam giác là
b) giao điểm của ba đường trung trực. 
2 + a
3) điểm (nằm trong tam giác) cách đều ba cạnh của tam giác là
c) giao điểm của ba đường trung tuyến. 
3 + d
4) điểm cách đều ba đỉnh của tam giác là
d) giao điểm của ba đường phân giác. 
4 + b
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
1
A
K
B
H
C
E
2
2
1
Bài 8 tr 92 SGK:
a) ABE và HBE có :
 BE chung 
 (GT)
ABE =HBE (cạnh huyền-góc nhọn)
EA = EH và BA = BH (2 cạnh tương ứng).
b) Theo chứng minh trên có EA = EH và BA = BH BE là trung trực của AH.
c) AEK và HEC có :
 AE = HE (cm trên) 
 (đối đỉnh)
AEK =HEC (cgc)
EK = EC (2 cạnh tương ứng).
d) Trong tam giác vuông AEK có: 
 AE < EK mà EK = EC AE < EC.
	4. Củng cố:
Kết hợp trong bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
Ôn tập toàn bộ kiến thức trong năm học.
Chuẩn bị SGK lớp 8.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 69-xg.doc