Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 12

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 12

1. Mục tiêu bài dạy:

a. Về kiến thức:

Giúp học sinh:

- Sơ giản về tác giả HCM.

- Thấy được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước Chủ tịch HCM

- Thấy được taam hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa, tinh tế, vừa ung dung, bình tĩnh lạc quan của t/g.

- Thấy được NT tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và h/ả đặc sắc trong bài thơ.

 b. Về kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 - Kỹ năng phân tích chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ CM mang chất liêu cổ thi trong thơ HCM.

 - Thấy được sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch thơ ở bài thơ thứ 2

 c. Về thái độ:

- Giáo dục HS lòng tự hào,kính yêu Bác Hồ, học tập ở Bác lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tinh thần lạc quan yêu đời.

 

doc 22 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12
Kết quả cần đạt
Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. 
Đánh giá những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt được tiếp thu từ bài 1 đến bài 11.
Thấy được những ưu nhược điểm trong bài viết số 2.
Nắm được khái niệm thành ngữ, ý nghĩa của thành ngữ. 
Ngày soạn:27.10.2010	 Ngày dạy: 31.10.2010 – Lớp 7B
 Bài 12. Tiết 45.
 Văn bản: - CẢNH KHUYA
RẰM THÁNG GIÊNG
( Nguyên tiêu)
 	 - Hồ Chí Minh - 1. Mục tiêu bài dạy:
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Sơ giản về tác giả HCM.
- Thấy được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước Chủ tịch HCM
- Thấy được taam hồn chiến sĩ – nghệ sĩ vừa tài hoa, tinh tế, vừa ung dung, bình tĩnh lạc quan của t/g. 
- Thấy được NT tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và h/ả đặc sắc trong bài thơ.
 b. Về kỹ năng: 
 - Rèn luyện kĩ năng đọc- hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Kỹ năng phân tích chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ CM mang chất liêu cổ thi trong thơ HCM.
 - Thấy được sự khác nhau giữa nguyên tác và bản dịch thơ ở bài thơ thứ 2
 c. Về thái độ:
- Giáo dục HS lòng tự hào,kính yêu Bác Hồ, học tập ở Bác lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, tinh thần lạc quan yêu đời. 
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án, hình ảnh, tư liệu
 2. Trò: Học bài cũ. Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
(Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.)
Giới thiệu bài (1’): 
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.Người không chỉ là một người chiến sĩ cộng sản tiên phong, một danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một nhà thơ lớn. Thơ của người đẫ thể hiện một tình yêu quê hương, tình yêu đất nước nồng nàn. Để hiểu rõ hơn về điều đó, chúng ta vào bài hôm nay
I. Đọc và tìm hiểu chung (10’) 
?
Em hãy nêu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của của Chủ tịchHồ chí Minh?
- Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra ở Xã Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An
-Sinh ra trong h/cảnh đất nước lầm than, người đã đi tìm đường cứu nước.Qua năm châu bốn biển Người đã tìm ra con đường cứu nước và trở về lãnh đaọ cách mạng Việt Nam giành được độc lập tự do cho dân tộc.
- Người còn là một nhà văn , nhà thơ lớn của dân tộc với những tác phẩm văn thơ nổi tiếng theo suốt cuộc đời hoạt động CM của Người
* ( Chiếu : h/ảnh – các ý chốt về tác giả)
1. Tác giả .tác phẩm:
- Hồ Chí Minh (1890-1969) là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
?
G
Hai bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh ntn?
Nhắc lại sự kiện 1945 ; 12/1946. Chiến khu Việt Bắc 1947 và ý đồ của bọn TDP
* ( Chiếu ý chốt 2) 
- Hai bài thơ được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
G
G
G
H
- HD đọc:giọng chậm rãi, thanh thản và sâu lắng.
* Bài 1:Câu 1: nhịp 3/4; câu 2-3 nhịp 4/3; câu 4 nhịp2/5; nhấn giọng ở cụm từ “Người chưa ngủ”
* Bài 2: nhịp 4/3; phần dịch thơ ngắt nhịp 2/2/2 ; 2/4/2. Câu cuối theo nhịp2/2/4.
* (Chiếu 2 bài thơ nguyên tác)
Đọc mấu bài 1
Đọc bài 2(phần phiên âm). – GV: nhận xét
G
G
G
*( Chiếu và đọc phần dịch nghĩa)
* (Chiếu phần giải nghĩa từ) Và chỉ lưu ý một số từ:
 - Nguyên tiêu -> rằm tháng riêng
 - Chính -> vừa đúng ; - Viên -> tròn
 - Yên -> khói ; Ba -> sóng.
Để hiểu được nội dung mỗi bài thơ,chúng ta vào mục II
* ( Chiếu lại cả bài thơ1)
II. Phân tích.
1. Bài: “Cảnh khuya” (12’)
H
?
H
?
H
G
?
H
?
Đọc lại bài thơ
Quan sát bài thơ,em cho biết bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu một số hiểu biết của em về thể thơ đó?
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Cả bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần ở tiếng cuối các câu : 1-2 và 4
- Cấu trúc: 1:câu khai, 2:thừa, 3:chuyển, 4: hợp. 
Vần được gieo ở bài thơ này là vần :a,oa
Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Miêu tả kết hợp với biểu cảm
* ( Chiếu câu thơ đầu)
- HS đọc câu thơ đầu.
Theo em,điều gì đã được t/g nói đến trong câu thơ đầu?
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ này?
* (Hiệu ứng gạch chân)
Sử dụng biện pháp NT này có tác dụng gợi tả điều gì? 
- Â m thanh:tiếng suối 
Tiếng suối tiếng hát xa, 
-> NT: so sánh
H
G
G
- Tiếng suối trong /tiếng hát (thanh âm gần gũi, trong trẻo tươi sáng hơn. Làm cho tiếng suối trở nên gần gũi với con người hơn, gợi lên sự sống thanh bình, yên tĩnh của núi rừng
Bình: Trong đêm khuya, dường như mọi âm thanh đều tĩnh lặng, chỉ có tiếng suối róc rách, văng vẳng đâu đây nghe êm dịu, mượt mà, thật trong trẻo, trẻ trung, sống động. Bác đã dùng âm thanh tiếng động để tả cái tĩnh lặng. Bởi vì đó phải là không gian tĩnh lặng thì mới có thể cảm nhận một cách rõ ràng thanh âm trong trẻo của tiếng suối trong đêm từ xa vẳng lại. Điều đó cũng cho chúng ta thấy được cảm thạt quan tinh tế,chính xác của t/g.Chính vì vậy câu thơ này không chỉ có sức gợi tả về không gian mà câu thơ còn giàu chất nhạc.
Liên hệ:Cũng dùng phép so sánh để miêu tả tiếng suối nhưng trong Bài ca Côn Sơn Nguyễn Trãi đã viết: 
 Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Đàn cầm(sự vật) / Tiếng hát(con người)=> (gần gũi,tươi sáng hơn)
-> Âm thanh trong trẻo, tươi sáng 
?
H
* (chiếu câu 2)
Nếu câu thơ đầu miêu tả về âm thanh thì câu thứ 2 này t/g miêu tả về điều gì
- Đêm trăng ở rừng Việt Bắc
Trăng lồng cổ thụ lồng hoa.
?
Vậy ở câu thơ thứ 2 đã sử dụng biện pháp NT gì? 
* (Hiệu ứng gạch chân) 
-> NT: điệp từ (lồng)
?
Theo em,từ lồng ở câu thơ này có nghĩa ntn?
- Lồng: cái nọ xen vào cái kia,đan dệt vào nhau.
?
H
G
?
H
Việc sử dụng điệp từ lồng trong câu thơ này có tác dụng ntn trong việc gợi tả h/ả? 
- Ánh trăng - cây - hoa, lá đan lồng ,hoà quyện
- Điệp từ lồng được SD thật đắt, thật hay bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng hiện lên thật sinh động. Bức tranh có đường nét, hình khối đa dạng. Có cành lá vươn cao, toả rộng của vòm cây cổ thụ trên mặt đất, có ánh trăng lấp loáng,cỏ cây. bóng lá, bóng cây, bóng trăng in vào khóm hoa rồi in trên mặt đất thành những thảm hoa thật lung linh huyền ảo. Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ đẹp thật huyền ảo, mang lại cảm giác ấm áp, hoà hợp, quấn quýt bởi âm hưởng của hai từ lồng ở một câu thơ.Câu thơ có tính tạo hình: “ Thi trung hữu hoạ ( Trong thơ có hoạ) là thế. Câu thơ vì thế mà mang một vẻ đẹp cổ điển phương Đông.
Qua đó em có cảm nhận ntn về bức tranh t/nhiên này
Nhận xét ; G -> Chốt
-> Đêm trăng ở rừngViệt Bắc đẹp lung linh, huyền ảo
G
?
* (Chiếu câu 3-4)
HS đọc câu thơ 3,4.
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
?
Theo em, Câu thơ thứ 3 có vai trò gì trong bài thơ?
- Là câu chuyển(câu bản lề) có tác dụng chuyển ý rất quan trọng Nó chốt lại vẻ đẹp của đêm trăng rừng đẹp “như vẽ” để chuyển hướng miêu tả đến một chủ thể trữ tình mới:con người với một trường tâm trạng thông qua với những trạng thái cụ thể.
Hai câu thơ cuối SD biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp NT này có tác dụng ntn?
* (Hiệu ứng gạch chân)
- Phép so sánh: một mặt để khẳng định vể đẹp của đêm trăng đẹp như một bức tranh;mặt khác nó cũng gợi tả tả sự rung động của t/g về vẻ đẹp của đêm trăng đó. Đó là sự rung cảm của một người thi sĩ- chiến sĩ. 
Cụm từ chỉ trạng thái chưa ngủ kết lại ở cuối câu 3 và là mở đầu câu 4 làm cho câu thơ chuyển ý tự nhiên,nhịp nhàng, Vừa chỉ ra trạng thái thường trực,vừa chỉ ra nguyên nhân của trạng thái đó.Câu thơ vì thế mà có tính bản lề làm cho bài thơ khép lại một cách uyển chuyển.Nếu 2 câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên thì câu 3 -4 đã khắc hoạ hình ảnh con người làm trung tâm trên nền bức tranh thiên nhiên đó.
?
G
?
G
->NT: Điệp ngữ vòng.(chưa ngủ)2
 Phép so sánh (như)
?
H
Theo em có những lí do nào khiến Bác chưa ngủ được?
Xác đinh NT- nhận xét tác dụng
- t1:Bác cảm nhận được vẻ đẹp của đêm trăng rồi thốt lên thật chân thành cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động đến trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ, hoà quyện với thiên nhiên khiến Người chưa thể ngủ. 
t2: Người chưa ngủ được còn vì lo nỗi cho vận mệnh của đất nước. Bài thơ viết năm 1947, lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang ở giai đoạn gay go ác liệt, lực lượng kháng chiến của ta còn non yếu. Vì thế bài thơ không chỉ là bài vịnh cảnh thông thường mà còn là nỗi lòng của một vị lãnh tụ vĩ đại. Như Bác đã từng nói: “ Tôi chỉ có một mong muốn,mong muốn tột bậc là nhân dân ta có độc lập tự do,ai cũng có cơm ăn áo mặc,ai cũng được học hành”. Với một nối niềm canh cánh trong lòng như vậy Bác chưa ngủ hoặc không ngủ trong đêm khuya là điều dễ hiểu, Đặc biệt là trong h/c những ngày đầu của cuộc k/c còn đầy cam go, thư thách.H/ả Bác chưa ngủ trong đêm làm ta nhớ tới những áng văn bất hủ của dũng tướng đời Trần: 
“ Ta thường tới bữa xin làm.” Hay nỗi căm hận quân thù của Nguyến Trãi (Bình Ngô đại cáo)
 “ Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống” 
 .Vì đêmtrăngđẹp
- chưa ngủ:
 .Vì lochoCm,k/c
G
?
Hay trong chính thơ của Người:
 “ Một canh,hai can lại ba canh
Qua đó, em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn Bác?
=> Tình yêu thiên nhiên tha thiết gắn liền với tình yêu đất nước trong tâm hồn Bác.
G
?
H
G
* (Chiếu bài thơ 2 v à bài thơ dịch)
Nhận xét
* (Chiếu bản so sánh)
Bài thơ phần phiên âm làm em nhớ đến bài thơ Đường nào mà em đã được học?
“Xa ngắm thác núi Lư”; “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” – Lý Bạch .
Nguyên tác,bài thơ được viết bằng chữ Hán và đây cũng là bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật với đầy đủ những đặc điểm được nói đến ở bài thơ đầu.
2. Bài “Rằm tháng giêng” 
 (13’)
?
H
G
G
?
So sánh hai câu thơ cuối ở nguyên tác và bản dịch thơ, em có sự khác biệt gì?
nhận xét
* ( Chiếu bảng so sánh) ->
* ( Chiếu 2 câu thơ đầu) 
Hai câu thơ đầu cũng nói về trăng nhưng trăng ở đây được nói đến với thời gian,không gian và địa điểm cụ thể nào? 
- Nguyên tiêu: đêm rằm đầu tiên của một năm mới, lúc trăng tròn nhất. Trăng đêm rằm tháng giêng, đêm trăng xuân trong trẻo thường được xem là đêm trăng đẹp nhất trong năm.
- Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng,trăng đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân ,nước xuân tiếp giáp với trời xuân.
- Không gian: đó là cả bầu trời, sông, nước vằng vặc ánh trăng vàng 
- Địa điểm : ở trên sông - giữa dòng sông ở chiến khu Việt Bắc
?
Ở hai câu thơ này, tác giả SD biện pháp nghệ thuật nào?Biện pháp NT đó có tác dụng gì?
* Hiêụ ứng gạch chân)
->NT: điệp từ: xuân
?
?
G
Sự lặp lại liên ti ... về nghĩa:
- Khu vườn thật là duyên dáng.
 -> Khu vườn thật là xinh xắn
G
Trả bài - thống kê điểm
- GV đọc một số bài đạt điểm khá, giỏi cho cả lớp nghe.
* Trả bài thống kê kết quả: (3’)
- Giỏi: 1
- Khá: 7
- TB: 11
- Yếu: 5
- Kém: 0
- Đọc bài của HS: Mai Thành Chung (7B)
Củng cố , luyện tập: (5’)
Củng cố: Qua giờ trả bài hôm nay,chúng ta cần nắm được những đặc điểm về văn biểu cảm để vận dụng vào những bài viết sau.Cần nhận thấy những nhược điểm trong bầi viết này ,có biện pháp khắc phục sửa chữa trong những bài tiếp theo.
Luyện tập: -Sửa các lỗi cính tả,lỗi diến đạt đẫ được chỉ ra trong bài viết của mình. 
d. Hướng dấn HS tự học ở nhà: (2’)
- Về nhà các em ôn lại liến thức về văn biểu cảm;
- Tiếp tục sửa chữa các lỗi trong bài văn đã trả
- Giờ sau : chuẩn bị bài Tiếng Việt: Thành ngữ 
 ------------------------------------
-HS đọc lại đề
1. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu. 
?
Xác định thể loại, yêu cầu của đề?
2. Tìm hiểu đề: 
- Thể loại: Văn biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
- Yêu cầu: Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về một loài cây mà mình yêu thích. 
?
Hãy lập dàn ý theo bố cục một văn bản biểu cảm?
3. Lập dàn ý: 
?
Nêu nhiệm vụ của phần mở bài?
MB: 
- Giới thiệu chung về loài cây mà mình yêu thích (Vị trí, tên gọi,...).
- Cảm xúc chung của bản thân về loài cây đó (yêu thích, gần gũi...).
?
Phần thân bài cần phải nêu được những nội dung gì?
TB: 
- Xuất sứ của cây (do ai trồng?, có từ bao giờ?...). 
- Có những kỉ niệm nào về cây gắn bó với bản thân và gia đình?
+ Kỉ niệm về bạn bè thời thơ ấu với cây...
+ Kỉ niệm về thời cắp sách đến trường với cây...
+ Kỉ niệm về một người thân gắn bó với cây... 
- Bộc lộ cảm xúc của bản thân đối với cây trong mỗi kỉ niệm được ghi lại...
?
Nhiệm vụ của phần kết bài?
Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của mình đối với cây...
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Nhận xét kết quả bài làm: 
a, Ưu điểm:
- Nhiều em đã xác định đúng thể loại, yêu cầu của đề. 
- Một số bài có bố cục chặt chẽ, lời văn khá trôi chảy, mạch lạc, giàu cảm xúc.
- Đảm bảo nội dung. Biết sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự làm phương tiện để bộc lộ cảm xúc. 
- Cảm xúc khá chân thật, lời văn gợi cảm.
- Trình bày sạch sẽ.
- Một số bài đạt điểm khá, giỏi: 
b, Nhược điểm:
- Vẫn còn một số em còn lẫn lộn giữa văn tự sự, miêu tả với biểu cảm.Có bài thiên về miêu tả hoặc tự sự.
- Nội dung còn sơ sài, nghèo nàn.
- Sắp xếp ý còn lộn xộn, chưa có mạch lạc, bố cục chưa cân đối
- Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, sử dụng dấu câu.
- Cảm xúc còn gượng ép, chưa được tự nhiên.
- Một số bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều. 
- GV trả bài, yêu cầu HS thống kê các lỗi mắc phải trong bài viết của mình.
- Chọn một số lỗi tiêu biểu cho HS lên bảng chữa.
5. Thống kê lỗi và sửa lỗi: 
- Lỗi chính tả: Phân biệt giữa các phụ âm: n/l, tr/ch, r/d/gi...
- Mắc lỗi sử dụng quan hệ từ: 
VD: Cây luôn gắn bó em -> Cây luôn gắn bó với em.
- Sắp xếp bố cục còn lộn xộn (HS dựa vào dàn ý đã xây dựng để sắp xếp lại)
- GV đọc một số bài đạt điểm khá, giỏi cho cả lớp nghe.
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2’)
Ôn tập lại văn biểu cảm
Tiếp tục chữa những lỗi còn lại.
Chuẩn bị: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. 
Ngày soạn: 07.11.2010	 Ngày dạy: 10 .11.2010 - Lớp 7B
Bài 12. Tiết 48.
 Tiếng Việt: THÀNH NGỮ
1. Mục tiêu :
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ. 
- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
 b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng thành ngữ trong nói và viết.
 c. Về thái độ:
 - Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh có ý thức sử dụng thành ngữ hợp lí khi nói và viết. 
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a.Chuẩn bị của GV : Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của HS:Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
 	a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’)
 * Câu hỏi: Thế nào là từ đồng âm?
 * Đáp án:: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác 
 xa nhau, không liên quan gì đến nhau. 
*Giới thiệu bài (1’): Trong TV có một khối lượng khá lớn thành ngữ. Vậy thành ngữ là gì? Thành ngữ có đặc điểm như thế nào về cấu tạo và ý nghĩa?...
 b. Dạy nội dung bài mới:
I. Thế nào là thành ngữ? (10’)
HS đọc ví dụ.
- GV: 
- Thác chỗ dòng nước (suối, sông) chảy từ trên cao trút xuống thấp.
- Ghềnh: Vũng sâu có nước xoáy trên một dòng sông.
1. Ví dụ.
Ví dụ1 
- Cụm từ: Lên thác xuống ghềnh.
?
Em hiểu như thế nào về việc lên thác xuống ghềnh?
- Lên và xuống ở hai địa thế hết sức khó khăn.
?
Tác giả dân gian nói: Thân cò lên thác xuống ghềnh là để nhằm diễn tả cuộc đời của con cò như thế nào?
- Ngầm ví cuộc đời con cò trải qua bao gian nan, vất vả và nguy hiểm, long đong lận đận như việc lên thác xuống ghềnh.
?
í nghĩa mà cụm cụm từ này biểu đạt đã hoàn chỉnh chưa?
-> Biểu đạt một ý hoàn chỉnh.
?
Có thể thay một vài từ trong cụm từ trên bằng những từ khác có được không?(VD: thay thác bằng đường, thay ghềnh bằng ruộng) Vì sao?
- Không. Vì nếu thay như vậy nghĩa của cả cụm từ sẽ bị thay đổi
?
Có thể thêm một vài từ khác vào cụm từ trên có được không? Vì sao?
- Không. Vì nếu thêm, nghĩa sẽ bị rườm rà.
?
Vậy có thể đảo vị trí của các từ trong cụm từ trên có được không?
- Không. Vì như vậy sẽ làm cho ý nghĩa của cụm từ bị giảm nhẹ hoặc thiếu chính xác, âm điệu lời nói thiếu nhịp nhàng, cân đối.
?
Như vậy có thể thấy cụm từ này có đặc điểm như thế nào về mặt cấu tạo?
-> Có cấu tạo cố định.
?
Cụm từ Lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. Vậy em hiểu thế nào là một thành ngữ?
=> Là thành ngữ.
Ví dụ2 
?
Thành ngữ Lên thác xuống ghềnh được hiểu theo những nghĩa nào? Mỗi nghĩa đó ta hiểu được là nhờ vào đâu?
a. Lên thác xuống ghềnh.
- Nghĩa1: Lên và xuống ở hai địa thế hết sức khó khăn (thác và ghềnh), đầy vất vả, cực nhọc -> nghĩa đen (bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên thành ngữ).
- Nghĩa 2: Ngầm ví cuộc đời con người (con cò) trải qua bao gian nan vất vả và nguy hiểm như việc lên thác xuống ghềnh ->Nghĩa bóng (được hiểu thông qua phép ẩn dụ).
?
Em hiểu chớp là gì?
- Vệt sáng phát ra trên không trung do điện tích trong mây gặp nhau mà phóng ra rất nhanh (hiện tượng vật lí).
b. Nhanh như chớp. 
?
Nhanh như chớp có nghĩa là gì?
-> rất nhanh, chỉ trong khoảnh khắc, ví như ánh chớp loé lên rồi tắt ngay.
?
Như vậy nghĩa của thành ngữ trên được hiểu thông qua phép tu từ nào?
-> nghĩa được hiểu thông qua phép so sánh.
?
Qua VD2, em thấy nghĩa của thành ngữ có đặc điểm gì?
- Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh...
?
Ví dụ3 
a. Khẩu phật tâm xà.
?
Các từ tạo nên thành ngữ này có nguồn gốc từ đâu? Có thể xếp nó vào nhóm thành ngữ nào?
-> Thành ngữ Hán Việt.
?
Hãy giải nghĩa của từng yếu tố Hán Việt trong thành ngữ trên?
- Khẩu: miệng, phật: ông phật, tâm: lòng, xà: rắn.
?
Thành gnữ trên có nghĩa là gì?
-> Miệng nói từ bi, thương người mà lòng thì nham hiểm độc địa.
?
Như vậy muốn hiểu nghĩa của thành ngữ Hán Việt, ta phải làm gì?
=> Muốn hiểu nghiã của thành ngữ Hán Việt thì phải hiểu từng yếu tố Hán Việt trong thành ngữ.
?
Thành ngữ trên được hình thành từ đâu? 
- Bắt nguồn từ truyện dân gian.
b. Ếch ngồi đáy giếng.
?
Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ đó ta phải làm gì?
=> Muốn hiểu nghĩa phải thông qua câu chuyện dân gian.
?
Qua phân tích các VD trên, em hiểu thế nào về thành ngữ và đặc điểm của thành ngữ?
2.Bài học:
* Ghi nhớ:(SGK t144).
II. Sử dụng thành ngữ. (10’)
?
Tìm thành ngữ và xác định vai trò ngữ pháp của chúng trong câu?
1. Ví dụ:
a. Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
- Bảy nổi ba chìm -> vị ngữ.
b. Anh đã nghĩ thương em..., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
- Tắt lửa tối đèn -> Phụ ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ khi.
c. Lời ăn tiếng nói thể hiện nét văn hoá của con người.
- Lời ăn tiếng nói -> Chủ ngữ.
d. Các lang mang sơn hào hải vị đến cúng tiên vương.
-> Sơn hào hải vị -> phụ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ mang.
?
Như vậy thành ngữ có thể đảm đương nhưng chức vụ ngữ pháp nào trong câu?
=> Thành ngữ có thể làm củ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ...
?
Trong VD1, thành ngữ bảy nổi ba chìm có ý nghĩa như thế nào?
- Bảy nổi ba chìm: Sống long đong, lận đận, gian truân, vất vả.
?
Trong VD2, thành ngữ tắt lửa tối đèn có ý nghĩa như thế nào?
- Tắt lửa tối đèn: lúc khó khăn, hoạn nạn.
?
Có thể thay thành ngữ bằng các cách diễn đạt đó được không?Không. 
?
Như vậy dùng thành ngữ có tác dụng gì?
=> Ngắn gọn, hàm xúc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.
?
Tóm lại thành ngữ có vai trò như thế nào trong câu?
2.Bài học:
* Ghi nhớ: (SGK t144)
III. Luyện tập. (13’)
?
Tìm và giải nghĩa các thành ngữ trong câu?
Bài tập 1
a. - Sơn hào hải vị: Món ăn ngon, lạ, sang trọng lấy từ núi và biển.
 - Nem công chả phượng: món ăn ngon lạ, quí hiếm, khó tìm.
b. - Khoẻ như voi: Rất khoẻ.
 - Tứ cố vô thân: đơn độc, trơ trọi một mình không có anh em, bè bạn thân thích.
c. Da mồi tóc sương: Tuổi tác già nua, ốm yếu.
?
Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Bài tập 2 
- HS kể tóm tắt các truyện. 
?
Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn?
Bài tập 3 
- Điền lần lượt theo thứ tự sau: Ăn, sương, tốt, áo, chiến, cơ.
?
Sưu tầm và giải nghĩa các thành ngữ?
Bài tập 4
VD: 
- To gan lớn mật: Liều lĩnh can đảm, không sợ hãi gì.
- áo dày cơm nặng: Tình nghĩa công đức sâu nặng.
- Ba trợn ba trạo: Hỗn xược và ngang ngạh trong ăn nói, đi đứng, cư xử.
- Chân cứng đá mềm: Chí bền lực khoẻ, vượt qua mọi hiểm nguy.
- Có di guốc, khỉ đeo hoa: Đã xấu xí, hèn kếm lạ còn đua đòi, ăn diện, khoe mẽ hợm hĩnh làm bộ ta đây trước người khác.
- Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành: tính toán chi li, tỉ mỉ quá khắt khe, dè sẻn.
- Dạy khỉ leo cây: Việc làm thừa không cần thiết. Bày vẽ cho người khác làm một việc quá quen thuộc, thành thạo đối với họ.
- Hứa hươu hứa vượn.
- Nảy tài sai lộc.
 c. Củng cố,luyện tập: (4’)
 * Củng cố: Bài hôm nay,các em cần hiểu rõ thế nào là thành ngữ; những đặc điểm của thành ngữ và cách sử dụng thành ngữ thế nào cho phù hợp
 * Luyện tập: Tìm 3 thành ngữ nói về việc học tập 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Nắm chắc nội dungbài học.
- Làm các bài tập còn lại
- Giờ sau : Trả bài kiểm tra văn,kiêmt tra tiếng Việt
 ------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12.doc