Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 4

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 4

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Nắm được giá trị tư tưởng và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca thuộc về chủ đề than thân.

- Hiểu được hiện thực về đời sống người lao động qua các bài htas than thân

- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc sử dụng hình ảnh và sư dụng

ngôn từ của các bài ca dao than thân.

 b. Về kỹ năng:.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu những câu hát than thân.

 - Phân tích gía trị nội dung và NT của những bài ca dao này.

 c. Về thái độ:.

 - Giáo dục cho học sinh biết thương yêu, đồng cảm với nỗi khổ những ngườ LĐ nghèo khổ ,bị áp bức trong XHPK

 

doc 17 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4- Bài 4
Kết quả cần đạt
Nắm nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao dân ca thuộc chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.
Nắm được khái niệm Đại từ, ý nghĩa của đại từ; có ý thức sử dụng đại từ thích hợp với tình huống giao tiếp.
Nâng cao một bước khả năng tạo lập VB thông thường và đơn giản.
Ngày soạn: 03.09.2010	 Ngày dạy: 06.09.2010 -Lớp 7B
Tiết 13. Văn bản: 
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nắm được giá trị tư tưởng và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca thuộc về chủ đề than thân.
- Hiểu được hiện thực về đời sống người lao động qua các bài htas than thân
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc sử dụng hình ảnh và sư dụng 
ngôn từ của các bài ca dao than thân.
 b. Về kỹ năng:. 
 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu những câu hát than thân.
 - Phân tích gía trị nội dung và NT của những bài ca dao này.
 c. Về thái độ:.
 - Giáo dục cho học sinh biết thương yêu, đồng cảm với nỗi khổ những ngườ LĐ nghèo khổ ,bị áp bức trong XHPK.
2. Chuẩn bị
 a.Thầy: Nghiên cứu nội dung bài, soạn giáo án.
 b. Trò: Đọc trước bài ở nhà, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Hỏi: Khái quát nội dung chính của những bài ca dao thuộc chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước? 
* Đáp: Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước. 
*Giới thiệu bài (1’): Sống dưới chế độ phong kiến và chế độ thực dân nửa phong kiến cũ, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề. Đặc biệt người nông dân, người phụ nữ phải lao động cực nhọc mà vẫn đói rét, khổ cực.Đã có biết bao cuộc đời đầy bi kịch thương tâm. Có lẽ chính vì thế mà ca dao Việt Nam có rất nhiều câu hát than thân ai oán xúc động về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay... Tiết học hôm nay...
 b. Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung (5’)
G
- HD đọc: giọng xót xa, buồn, xúc động.
- GV đọc mẫu.
- Học sinh đọc .
- HD HS tìm hiểu phần giải nghĩa từ khó.
1. Đọc:
2. Chú thích:
?
Chủ đề chung của các bài ca dao vừa đọc là gì? 
 => Chủ đề: Diễn tả tâm trạng xót xa, ai oán cho thân phận con người trong xã hội cũ.
HS đọc bài 1
II. Phân tích
Bài 1 (8’)
? 
Bài ca dao nói về cuộc đời của ai? 
- con cò.
 Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay..
? 
H
Người xưa mượn hình tượng con cò để diễn đạt thay thế cho đối tượng nào trong XH xưa? 
Người nông dân
- Con cò Người nông dân. Vì con cò là loài chim rất gần gũi với người nông dân . Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân: gắn bó với đồng ruộng, chịu khó, lặn lội kiếm sống.
?
Thân phận con cò được diễn tả qua những từ ngữ nào ? Em hiểu lên thác xuống ghềnh nghĩa là nói đến điều gì?
- Nước non lận đận một mình.
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
-. Số phận khổ đau truân chuyên chìm nối của người nông dân trong XHPK khi xưa
?
?
Bài ca dao đã sử dụng những biện pháp NT gì?Qua bài ca dao ày, người xưa muốn nói lên điều gì?
Hai câu cuối cho thấy cò thường gặp những cảnh ngộ nào? Em hiểu như thế nào về cảnh ngộ ấy của cò?
=>NT: Ẩn dụ ( con cò – Người nông dân)
+ Từ láy (lận đận)
 + Thành ngữ (lên thác xuống ghềnh)
 + Hình ảnh đối lập (nước non / một mình; thân cò / thác, ghềnh; lên/ xuống).
(*) Cuộc đời lận đân, vất vả, đắng cay của người nông dân trong XH cũ.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.
- Nghĩa đen : Chỉ sự đổi thay làm cò khó kiếm ăn
- Nghĩa bóng: đâylà biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc, cực nhọc của người LĐ: bể đầy} kẻ thống trị giàu sang ; ao cạn } Chỉ cảnh khốn khó cùng cực. }chỉ sự bất công của XHPK 
?
?
H
?
?
Ai thuộc từ loại nào? cụm từ “Ai làm” được dùng để chỉ đối tượng nào trong XHPK? Câu ca dao sử dụng biện pháp NT gì?
Như vậy, ngoài ý nghĩa phản ánh số phận của ngườ nông dân dưới ché độ cũ, bài ca do còn phản ánh nội dung nào nữa?
đọc bài 2.
Những đối tượng nào được nói đến trong bài ca dao này? Mỗi đối tượng đó có nét số phận nào tiêu biểu? 
Theo em nói đến nỗi khổ của nhiều con vật như vậy, tác giả bài ca dao ngầm ý muốn nói đến nỗi khổ của những đối tượng nào trong xã hội loài người? Đó là nỗi khổ như thế nào?
Ai (làm).: Ở đây câu ca dao muốn ám chỉ đến thế lực thống trị PK đương thời
=> NT: Đại từ nhân xưng phiếm chỉ.
 - Phép đối lập: Bể đầy > < Ao cạn
 - điệp từ, , câu hỏi tu từ
- Lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị trong XHPK. Chính chúng đã gây nên cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ, điêu linh, chịu nhiều đói rét, bị bóc lột dã man.
- Câu hỏi tu từ như oán rhán, than thở cho số phận căy đắng của mình đồng thời cũng là lời tố cáo, thể hiện rõ sự phản kháng của người nông dân đối với chế độ XHPK trước đây
(*) Thái độ phản kháng, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị trong XH xưa. 
Bài 2 (7’)
 “Thương thay thân phận con tằm 
 Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
.- Kiến: kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
- Hạc: bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
- cuốc: kêu ra máu có người nào nghe
. -> mỗi con vật lại mang số phận với những nỗi khổ riêng. Của nhiều kiếp người trong XH cũ:
+ Nỗi khổ của con kiến, cái tằm là nỗi khổ của những kiếp người lao động đầu tắt mặt tối mà chẳng đủ ăn, chẳng được hưởng thành quả lao động của mình. Họ bị bòn rút sức lực, phải vất vả ngược xuôi mà suốt đời vẫn nghèo khó.
+ Nỗi khổ của con hạc, con cuốc là nỗi khổ của những con người LĐ nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. Hạc tìm đến chân trời xa lạ, muốn thoả chí tự do phiêu bạt muốn bay cao, bay xa tung hoành giữa bầu trời nhưng chỉ mỏi cánh mà thôi. Mọi cố gắng của người lao động đều trở nên vô vọng không lối thoát
+ Cuốc “kêu ra máu” nhưng chẳng ai nghe, chẳng nhận được sự cảm thông chia sẻ. “Cuốc” là biểu tượng cho nỗi oan trái, nỗi đau khổ tuyệt vọng của người lao động không có lẽ công bằng nào soi tỏ.
?
Như vậy, bài ca dao đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào để diễn tả điều đó?
Thái độ của tác giả được bộc lộ ở cụm từ nào trong bài ca dao?
Em hiểu như thế nào về cụm từ “thương thay”?
=> NT: ẩn dụ, phép liệt kê
- Thương thay...
- Thương cho người khác, thương cho thân phận của những người lao động khốn khổ. Đây là tiếng than biẻu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
?
?
Hãy nhận xét cách dùng từ “thương thay”ở bài ca dao? Phân tích ý nghĩa của cách dùng đó?
-=> NT: Điệp từ “ thương thay” Lặp 4 lần. 
-Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả một nỗi thương. Bốn câu ca dao là 4 nỗi thương. Sự lặp lại ấy tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của nhiều kiếp người trong XH cũ.
-Lời của người lao động, người cùng cảnh ngộ với những thân phận được nhắc đến trong bài ca.
-> Thương thay cho người khác, thương cho những người lao động khốn khổ cũng là thương cho chính mình.
Theo em chỉ có những người nào trong XHđó mới thấu hiểu, cảm thông sâu sắc đến thế với nỗi khổ nhiều bề của người lao động? Và lời của bài ca dao chính là lời của ai? 
?
Như vậy, cảm xúc bộc lộ trong toàn bài ca dao là gì?
* Lời than, nỗi thương cảm cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều lớp người trong XH cũ.
Bài 3 (7’)
H
?
G
Đọc bài 3
Bài ca dao được mở đầu bằng cụm từ nào? Em biết những bài ca dao nào cũng được mở đầu bằng cụm từ đó? 
...
Đây là mô típ thường thấy trong nhiều bài ca dao.
 “ Thân em như trái bần trôi
gió dập gió dồi biết tấp vào đâu”
VD:
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt sa ruộng cày.
Hay:
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai?
Hay:
- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
?
?
Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em ”thường nói về ai? về điều gì?
Cuộc đời người phụ nữ trong bài ca dao số 3 được so sánh với hình ảnh nào?
-> Đây là cách nói phổ biến khi nói về thân phận cuộc đời của người phụ nữ.
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
?
H
Tác giả sử dụng từ loại nào để miêu tả trái bần? Qua đó gợi cho ta sự liên tưởng như thế nào về cuộc đời người phụ nữ trong XH xưa? 
Tầm thường và bị khinh rẻ
-> NT: So sánh, dùng động từ mạnh.
- Hình ảnh trái bần bé nhỏ bị gió dập sóng dồi, quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết tấp vào đâu gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong XHPK. Trong XH PK, người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh. Họ không có quyền quyết định cuộc đời mình. XHPK với nhiều luật lệ hà khắc luôn luôn muốn nhấn chìm họ. (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
?
Như vậy, có thể coi đây là lời than thân của người phụ nữ trong XHPK được không? Họ than về điều gì? 
* Lời than của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, đắng cay, chìm nổi của người phụ nữ trong XHPK.
III. Tổng kết (5’)
?
Qua tìm hiểu, sưu tầm, em có nhận xét gì về số lượng các bài ca dao than thân? Những câu hát đó thường có nét chung nào về mặt nghệ thuật?
NT: thể thơ lục bất truyền cảm, cách dùng từ nhữ, h/ả mang tính ước lệ tượng trưng qua phép ẩn dụ, so sánh
Nội dung:
?
Khái quát nội dung của cả 3 bài ca dao trên?
Ghi nhớ :SGK t49)
 	c. Củng cố , luyện tập: (4’)
* Củng cố: Với bài đã học hôm nay , chúng ta càng thấm thía số phận đau khổ của người LĐ trong XH PK; cảm thông chia xẻ nỗi khổ đau với những thân phận của họ .Qua đố ta lại thấy rõ hơn : Ca cao –dân ca chính là tiếng nói tâm hồn tình cảm của người lao động.
* Luyện tập: ( Tích hợp môi trường)
 ? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về cuộc đời của những người lao động nói chung, người phụ nữ nói riêng trong XHPK? Cuộc đời của người phụ nữ cũng như người lao động trong XH ngày nay đã có những nét nào đổi khác?
=> (1) Người lao động, người phụ nữ trong XHPK bị bóc lột ,chà đạp, bị khinh rẻ
 (2) Người P/nữ ngày nay: bình quyên,bình đẳng. Họ được đứng lên làm chủ
 cuộc đời
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3’)
	- Học thuộc lòng các bài ca dao đã phân tích.
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao.
- Sưu tầm các bài ca dao có nội dung tương tự.
- Chuẩn bị: Những câu hát châm biếm.
 -----------------------------------------------
Ngày soạn: 03.09.2010	 Ngày dạy: 07.09.2010 -Lớp 7B
 Bài 4. Tiết 14. Văn bản: 
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
1. Mục tiêu :
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Thấy được ứng xử của t/giả dân gian trước những thói hư tật xấu và những hủ tục lạc hậu.
- Hiểu đư ... rình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 * Hỏi: Từ láy có mấy loại? Mỗi loại lại có đặc điểm như thế nào về cấu tạo? 
 * Đáp: Có hai loại từ láy: láy toàn bộ và láy bộ phận.
 + ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về âm thanh).
 + ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về p. âm đầu hoặc phần vần.
*Giới thiệu bài (1’):
 b. Dạy nội dung bài mới:
I. Thế nào là đại từ (8’)
GV HS
-> đưa VD
-> đọc VD
1. Ví dụ
?
Các từ gạch chân có trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất không?
a / Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.
-> Không trực tiếp gọi (chỉ) SV-SV
?
Từ nó ở đoạn văn a trỏ ai ?
- Nó: trỏ “em tôi” => chỉ người
?
Từ “Nó” ở đoạn văn b trỏ cái gì?
b / Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.
- Nó: trỏ “con gà của anh Bốn Linh”. 
=> chỉ sự vật 
?
Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của hai từ nó ở đoạn văn này?
.
-> Nhờ vào ý nghĩa,nội dung các câu văn trước đó hoặc trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để xác định đúng đối tượng được nói đến.
?
Từ thế trong đoạn văn c trỏ sự việc gì?
c, Đoạn văn (SGK t54)
- Thế: trỏ việc mẹ ra lệnh chia đồ chơi. 
=> Chỉ Sự việc
?
Nhờ đâu mà em hiểu từ “thế” ở đoạn văn này?
-> Nhờ vào nội dung các câu văn trước, ngữ cảnh của lời nói để hiểu được đó là từ dùng để chỉ sự việc
?
Từ ai trong bài ca dao được dùng để làm gì?
d, Bài ca dao (SGK t55)
- Ai: Hỏi một đối tượng nào đó. (người)
?
Các từ nó, thế, ai giữ vai trò ngữ pháp nào trong câu?
a, Nó: chủ ngữ.
b, Nó: phụ ngữ của danh từ.
c, Thế: phụ ngữ của động từ.
d, Ai: Chủ ngữ.
? 
Gọi các từ nó, thế, ai là đại từ. Em hiểu thế nào là đại từ?
2.Bài học:
 Ghi nhớ: (SGK t55) 
II. Các loại đại từ (10’)
?
Các đại từ trong các VD ở phần I có thể chia làm mấy loại?
1. Đại từ để trỏ.
*VD
?
Các đại từ sau trỏ gì?
a, tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, nó, hắn, chúng nó, họ... -> Trỏ người, sự vật.
? 
G
Trong giao tiếp đối thoại người ta thường dùng những từ này để làm gì?
* Tích hợp : Ngôi kể trong văn tự sự
=> Đại từ xưng hô (ĐT nhân xưng).
?
Em hiểu từ bấy nhiêu có nghĩa là gì?
b, Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên, Làm nên động địa kinh thiên đùng đùng.
-> Bấy nhiêu: trỏ số lượng
?
Ngoài từ bấy nhiêu còn có đại từ nào cũng dùng để trỏ về số lượng ? 
.VD: từng ấy, ngần ấy ,tất thảy, cả thảy vv
?
Từ Vậy, thế trong các VD sau được dùng để làm gì? 
c,- Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.
-> Vậy trỏ t.chất sự việc.
 - A: Nam lại đi học muộn.
 - B: Cậu ấy cứ thế thì hỏng thi đua của lớp mất.
-> Thế: trỏ hoạt động, sự việc.
?
Như vậy, các đại từ để trỏ thường được dùng để làm gì?
*Ghi nhớ: - ý 1: (SGK t56)
2. Đại từ để hỏi
?
Đại từ ai, gì trong các VD sau được dùng để hỏi về gì?
*VD a, - Ai làm cho bể kia đầy. 
-> hỏi về người.
 - Ngả lưng cho thế gian ngồi
Rồi ra mang tiếng là người bất trung.
 (Là gì) Gì -> hỏi về sự vật.
?
Các từ mấy, bao nhiêu dùng để hỏi về gì?
b, - Anh mua mấy lít dầu?
 - Chị bán bao nhiêu?
-> hỏi về số lượng.
?
Các từ sao, thế nào dùng để hỏi về cái gì?
c, - Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mĩ nổ 
Mày bỏ chạy đi đâu?
 - Thế nào là đại từ?
-> hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc...
?
Qua phân tích các ví dụ trên em thấy đại từ để hỏi thường dùng để hỏi những gì? 
2. Bài học:
* Ghi nhớ: (SGK t56)
G
 G H
Xếp các đại từ theo bảng dưới đây vào bảng ?
- Ngôi: + 1: người nói tự xưng.
 + 2: trỏ người đ.thoại với mình.
 + 3: trỏ người hoặc sự vật được nói tới.
- Số: + ít: một người, một sự vật.
 + nhiều: từ 2 người hoặc 2 SV trở lên.
- nêu yêu cầu bài tập.
- trả lời.
- Nhận xét.
III. Luyện tập: (15’)
Bài 1
a, Xếp các đại từ...
Số
Ngôi
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao, tớ...
Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ...
2
Mày
Chúng mày
3
Nó, hắn
Chúng nó, 
b, - Cậu giúp đỡ mình với nhé!
 -> mình:Ngôi 1.
 - Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
-> Mình:Ngôi 2 ( chỉ người ở lại).
H
 đọc yêu cầu bài tập.
Bài 2
- VD: Cháu đi liên lạc 
 Vui lắm chú à... 
G
: Nêu yêu cầu bài tập, cho HS làm theo nhóm. 
Bài3
 a, Cả lớp, ai cũng hăng hái phát biểu.
b, Sao bạn không đến?
 c, Cậu nhặt được bao nhiêu vỏ đồ hộp?
G
H
?
 nêu yêu cầu bài tập.
 thảo luận, trình bày.
Từ đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Bài 4
- Nên xưng là tôi, tớ; gọi bạn là bạn, cậu...
- Vẫn có hiện tượng bạn bè gọi nhau là mày, xưng tao -> thể hiện thái độ xuồng xã, chưa thật tôn trọng lẫn nhau -> không nên sử dụng.
- Khi giao tiếp cần lựa chọn từ xưng hô sao cho thích hợp với hoàn cảnh thì giao tiếp mới có hiệu quả.
Bài 5 
?
So sánh về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em học em rút ra nhận xét gì?
HS đọc thêm (SGK t57).
- Trong tiếng Anh, các đại từ xưng hô thường có tính chất trung tính, không mang màu sắc biểu cảm. số lượng từ ít.
- Trong tiếng Việt, số lượng từ dùng để xưng hô rất nhiều, mỗi từ lại có một sắc thái biểu cảm riêng rất tinh tế.
c. Củng cố, luyện tập: (4’)
 * Củng cố: Bài hôm nay, chúng ta cần nắm được : Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ. Cần tránh sự hiểu lầm giữa đại từ thay thế với chỉ từ ( từ được dùng để xác định sự vật trong không gian)
	* Luyện tập: Đọc thêm – tr 57
d.. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
- Nắm chắc đặc điểm của các loại đại từ.
Làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài: Từ Hán Việt.
	---------------------------------------
Ngày soạn: 07.09.2010	 Ngày dạy: 11.09.2010 -Lớp 7B
 Bài 3. Tiết 12.
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
1. Mục tiêu : 
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Củng cố về văn bản và quy trình tạo lập văn bản ; Nắm vững những kiến thức và kĩ năng có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập VB.
- HS có thể tạo lập một VB tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và việc học tập của các em.
 b. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc tạo lập văn bản.
c. Về thái độ:
 - HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào tạo lập văn bản.
2. Chuẩn bị
 a .Thầy: Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 b .Trò: Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15’) 
 * Câu hỏi: Để tạo lập một văn bản,người viết( nói) cần phải làm tốt những y/c nào?
 * Đáp án: Để tạo lập một v/b, người viết cần phải: 
- Định hướng chính xác: Viết cho ai? Để làm gì? Viết về cái gì và viết ntn?
- Tìm ý và sắp xếp ýđể có một bố cục rành mạch và hợp lý
- diến đật các ý trong bố cục thành những câu văn , đoạn văn chuẩn xác, ,mạch lạc
có sự liên kết chặt chẽ với nhau
- Kiểm tra xem văn bản vừa viết có sai sót gì để tiến hành bổ sung ,sửa chữa
* Giới thiệu bài:	(1’)
Giờ trước, chúng ta đã được học và củng cố kiến thức về tạo lập văn bản. Để rèn luyện những kỹ năng đó ,chúng ta vào bài hôm nay
	b. Dạy nội dung bài mới:
H
G
 đọc yêu cầu bài tập.
- Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà,hãy chuẩn bị bài theo các bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết một số đoạn văn.
I. Chuẩn bị: (8’)
Bài tâp (SGK t59)
 Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư cho Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) tổ chức với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
?
Trong quá trình tạo lập VB, chúng ta cần phải thực hiện qua những bước nào? 
Bước 1: Tìm hiểu đề 
?
?
?
Với đề đã cho,em viết bài theo kiểu văn bản nào ?
Qua bức thư ,em cần phải làm được nhiệm vụ gì? (yêu cầu)
Phạm vi mà đề yêu cầu như thế nào?
- Thể loại:Văn viết thư
- Nội dung: viết thư một người bạng.thiệu về đất nước mình 
- Phạm vi: văn viết thư – giới thiệu về đ/ nước mình ( Việt Nam)
?
G
?
Nếu chọn nội dung viết về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước, em hãy tìm ý theo định hướng và sắp xếp các ý theo một trình tự ntn cho hợp lí, chặt chẽ?
Đặt câu hỏi
Em sẽ viết cho ai?
Bước 2: Tìm ý và sắp xếp ý 
- Viết gửi bạn ........ ở nước nào?
?
Em viết bức thư đó để làm gì?
- Mục đích: giúp bạn hiểu rõ hơn về đất nước mình.
?
Có phải chỉ nhắc lại lịch sử của nước nhà hay không?
- Thông qua những nét về truyền thống lịch sử của nước nhà giúp bạn hiểu và có cảm tình với đất nước mình. Từ đó góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
- Hoặc thông qua việc giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên VN, giúp bạn hiểu và có cảm tình với đất nước VN.
?
Phần MB như thế nào cho tự nhiên, gợi cảm chứ không gượng gạo?
A, Mở bài.
- Lời chào: Chào bạn ......!
- Lí do viết thư: Nhận được thư bạn hỏi về Tổ quốc VN, mình đáp lại bạn ngay....
?
Em sẽ viết gì trong phần TB của bức thư? Em sẽ dự kiến mấy ý? Đó là những ý lớn nào?
B, Thân bài
a, Giới thiệu chung về đất nước VN.
 Đất nước VN có núi cao, sông dài, biển rộng, những cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát... Mỗi miền quê .lại gắn với một nét đẹp riêng...
b, Giới thiệu những địa danh :
- Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên VN ở các vùng miền, niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt:
- Miền Tây Bắc: núi non trùng điệp, thảo nguyên bao la...
- Miền Đông Bắc: đồi cọ trung du...
- Hà Nội: Hồ Gươm lung linh huyền ảo...
- Quảng Ninh: Vịnh Hạ Long, di sản thế giới...
- Huế: Sông Hương, núi Ngự...
- Thành phố Hồ Chí Minh: hòn ngọc viễn đông...
?
Em sẽ kết thúc bức thư ra sao?
C, Kết bài
- Gửi lời chào, lời chúc, lời hứa sẽ luông trao đổi thư với bạn....
- Gợi lí do nào đó để bạn nhs đến đất nước mình.
G
H
H
G
Chia HS = 4 nhóm TL và viết bài theo dịnh hướng sau:
TL nhóm- Viết bài
Đại diện mỗi nhóm trình bày
HS nhóm khác nhận xét chéo
Tổng hợp các đoạn văn thành bài
II. Thực hành trên lớp: (15’)
Bước 3: Viết thành văn. 
N1: viết MB
N2: Viết ý 1: Phần thân bài
N3: Viết ý2 :Phần thân bài
N4: viết phần KB
?
?
Sau khi đã viết thành văn, em còn phải thực hiện thao tác nào nữa?
Em sẽ kiểm tra và sửa chữa những lỗi gì trước khi gởi thư đi?
Bước 4: Kiểm tra lại bức thư vừa viết. 
Sửa lỗi chính tả
Sửa lỗi diến đạt
 - Sửa lỗi về dấu câu
 c. Củng cố, luyện tập: (4’)
 * Củng cố: Qua bài luyện tập hôm nay, chúng ta càng hiểu rõ: Thé nào là tạo lập v/b; Mục đích của việc tạo lập v/b là để làm gì? Khi tạo lập v/b ,chúng ta cần phải làm tốt những y/c nào?
 * Luyện tập: Tìm hiểu đề cho đề văn sau:
 - Tả lại một buổi lẽ chào cờ của trường em.	
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
Nắm chắc các bước tạo lập VB.
Viết thành văn toàn bức thư theo yêu cầu bài tập.
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
	----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc