Giáo án môn học Ngữ văn 7, học kì II năm 2012

Giáo án môn học Ngữ văn 7, học kì II năm 2012

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuât của những câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quý tục ngữ - kho tàng trí tuệ của nhân dân, ý thức tìm hiểu tục ngữ, vận dụng tục ngữ vào đời sống.

II.Chuẩn bị.

1. GV: Tài liệu tham khảo về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất.

2. HS : Đọc bài, soạn bài.

 

doc 168 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7, học kì II năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng Tiết 73
7A...../ 01/ 2012
7B.... / 01/ 2012 Tục ngữ về thiên nhiên
 và lao động sản xuất 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuât của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. 
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quý tục ngữ - kho tàng trí tuệ của nhân dân, ý thức tìm hiểu tục ngữ, vận dụng tục ngữ vào đời sống.
II.Chuẩn bị. 
1. GV: Tài liệu tham khảo về tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất..
2. HS : Đọc bài, soạn bài.
III.Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức (1’ )
 7A: Tổng.............vắng................................................................................
 7B: Tổng.............vắng.................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ ( 4’) Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
TN là một thể loại VH dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là "túi khôn của dân gian vô tận", TN là thể loại triết lí nhưng đồng cũng là "cây đời xanh tươi". Tục ngữ có nhiều chủ đề.....
* Hoạt động 2: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích.
- GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu-> gọi HS đọc -> HS nhận xét – GV nhận xét.
- Gọi HS đọc phần chú thích.
+ CH: Qua phần chú thích em hiểu thế nào là tục ngữ?
* Hoạt động 3. HDHS Tìm hiểu VB.
+ CH: Theo em có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
-> Chia 2 nhóm: Nhóm 1: Câu1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên; Nhóm 2: Câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
- Gọi HS đọc câu 1.
+ CH: Em có nhận xét gì về vần, nhịp và biện pháp nghệ thuật trong câu tục ngữ ? ý nghĩa của câu TN ?
-> Tháng 5 âm lịch đêm ngắn ngày dài. Tháng 10 âm lịch, đêm dài ngày ngắn.
- Gọi HS đọc câu 2.
+ CH: Câu 2 nêu nhận xét về hiện tượng gì?
-> Thời tiết dự đoán nắng mưa.
+ CH: Em có nhận xét về nghệ thuật?
+ CH: Câu tục ngữ có nghĩa đen là gì? nghĩa bóng là gì?
+ CH: Vì sao người Việt Nam rất quan tâm đến nắng mưa.
-> Trồng lúa, nông nghiệp.
- Gọi HS đọc câu 3.
+ CH: Câu này so với hai câu trên về nội dung, hình thức có gì giống, khác nhau?
-> Vẫn là kinh nghiệm thời tiết – kinh nghiệm dự đoán bão, hiện tượng thiên nhiên dữ dội, đem lại tai hoạ cho dân nghèo.
+ CH: Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? 
- Gọi HS đọc câu 4.
+ CH: Nội dung câu tục ngữ này là gì? 
+ CH: Bốn câu vừa tìm hiểu có những đặc điểm gì chung?
-> Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở Việt Nam
+ CH: ý nghĩa câu tục ngữ 5 là gì? Đây có phải là biện pháp so sánh không? ngoài ra còn có biện pháp gì nữa? Nội dung của câu tục ngữ?
- Gọi HS đọc câu 6.
+ CH: Nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ là gì?
- Gọi HS đọc câu 7.
+CH: Kinh nghiệm được tuyên truyền, phổ biến trong câu này là gì? -> Nước, phân,cần, giống.
+ CH: Nội dung ý nghĩa câu tục ngữ là gì?
- Gọi HS đọc câu tục ngữ 8.
-> Thì: Thời vụ, thục: thành thạo
+ CH: Nội dung câu tục ngữ trên là gì?
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
* Hoạt động 3: HDHS Luyên tập 
*Hoạt động nhóm( nhóm nhỏ)
- GV nêu vấn đề: Qua tìm hiểu, em thấy tục ngữ thường phải có những tiêu chuẩn và yêu cầu gì về hình thức, nghệ thuật? 
- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét – GV nhận xét.
(1')
(6’)
(24’)
(5’)
5’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích.
1.Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
* Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội.) được nhân dân vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Tục ngữ về thiên nhiên.
* Câu 1.
 Đêm tháng năm/ chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười/ chưa cười đã tối.
- Nhịp 3/4, vần lưng, phép đối, thậm xưng => nhận xét về sự thay đổi khoảng thời gian ngày đêm giữa các tháng trong năm.
-> Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong năm có hiệu quả.
* Câu 2.
 Mau sao thì nắng/ vắng sao thì mưa.
- Nghệ thuật: Vần lưng, phép đối.
- Nghĩa đen: Trời nhiều sao sẽ nắng, ít sao sẽ mưa.
- Nghĩa bóng: Giúp con người biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
* Câu 3. 
 Ráng mỡ gà, ai có nhà thì giữ.
- Trời có ráng vàng sắp có bão => kinh nghiệm dự đoán bão để có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu.
* Câu 4.
 Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
=> Kinh nghiệm quan sát kiến bò nhiều vào tháng bảy, thường bò lên cao là điềm báo sắp có lụt
2. Tục ngữ về lao động sản xuất.
* Câu 5. 
 Tấc đất, tấc vàng 
- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại => vai trò, giá trị của đất đối với đời sống của con người 
- Phê phán hiện tượng lãng phí đất đai 
* Câu 6. 
- Nhất canh trì, nhị canh viên -> Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất 
* Câu 7.
 Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống 
-> Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( nước, phân, cần cù lao động, giống lúa) đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta.
* Câu 8.
 Nhất thì, nhì thục-> Khuyên người làm ruộng không được quên thời vụ, không được sao nhãng việc đồng áng.
*Ghi nhớ (SGK- 5)
III. Luyện tập.
- Về hình thức: Ngắn gọn, vần lưng. 
- Nghệ thuật: Đối các vế cả nội dung và hình thức, giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ.
4. Củng cố ( 3’)
- CH: Tục ngữ là gì ?
5. Hướng dẫn về nhà.( 1’)
- Học thuộc lòng 8 câu tục ngữ.
- Sưu tầm thêm những câu tục ngữ.
- Soạn bài:Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ngày giảng 
7A...../ 01/ 2012 Tiết 74
7B.... / 01/ 2012 CHƯƠNG TRìNH ĐỊA PHƯƠNG
 PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN 
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
- Hiểu thêm về giá trị nội dung, đặc điểm, hình thức của tục ngữ, ca dao địa phương.
 2. Kĩ năng
- Biết cách sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Biết cách tìm hiểu tục ngữ ca dao địa phương ở một mức độ nhất định. 
- Biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương.
3. Thái độ
- Yêu quý, trân trọng, giữ gìn vốn ca dao, dân ca, tục ngữ của các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang.
- Giáo dục lòng tự hào về vốn tục ngữ, ca dao, dân ca của quê hương mình.
II. Chuẩn bị. 
1. GV: Tài liệu tham khảo: Ngữ văn địa phương Tuyên Quang, phòng học chung.
2. HS: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ địa phương.
III.Tiến trình tổ chức dạy học.
1.ổn định tổ chức (1’)
 7A: Tổng.............vắng................................................................................
 7B: Tổng.............vắng.................................................................................
2.Kiểm tra bài cũ (5’ )
- CH: Đọc thuộc lòng tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? Nêu nội dung chính của những câu tục ngữ đó?
- Đáp án: Ghi nhớ SGK .
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu ca dao dân ca.
- Giáo viên trình chiếu PowerPoint nội dung bốn bài ca dao.
- GV hướng dẫn đọc -> Gọi HS đọc bốn bài ca dao, dân ca -> HS nhận xét -> GV nhận xét, kết luận.
+ CH: Lời của bài ca dao 1, 2 là lời của ai , được dùng để làm gì?
-> Là lời của mẹ khi ru con, nói với con.
+ CH: Tình cảm bài ca dao 1, 2 muốn diễn tả là tình cảm gì?
-> Bài 1: Người mẹ dùng cách diễn tả bằng hình ảnh cụ thể, sinh động, cảm động về tình cảm, sự hi sinh vất vả của cha mẹ cho con.
-> Bài 2: Bài ca có giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu với những hình ảnh phong phú, sinh động về thế giới tự nhiên.
+ CH: Bài 3 thể hiện điều gì?
+ CH: Nội dung của bài ca dao 4 là gì?
-> Bài ca dao thể hiện một cách sinh động tiết xuân ấm áp, muôn hoa rừng khoe sắc, từng đàn bướm rực rỡ sắc màu đùa giỡn bên những cánh hoa xuân.
*Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu tục ngữ.
- Giáo viên trình chiếu PowerPoint nội dung năm câu tục ngữ.
- GV hướng dẫn đọc -> Gọi HS đọc năm câu TN 
-> HS nhận xét -> GV nhận xét, kết luận.
+ CH: Có thể chia năm câu tục ngữ thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
-> Nhóm 1: Câu 1, 2 nói về tình cảm gia đình.
-> Nhóm 2: Câu 3, 4, 5 nói về kinh nghiệm ứng xử trong xã hội.
+ CH: Nội dung của câu tục ngữ 1, 2 nói lên điều gì?
-> Câu 1: Con cháu phải biết kính trọng cha mẹ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu. đây là lời khuyên đầy giá trị nhân văn.
-> Câu 2: Anh chị em trong một nhà phải biết thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.
+ CH: Nội dung của câu tục ngữ 3, 4, 5 nói lên điều gì?
* Hoạt động 3: HDHS luyện viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca, tục ngữ của Tuyên Quang.
+ CH: Mở bài cần nêu vấn đề gì?
+ CH: Thân bài cần giải quyết những vấn đề gì?
- Viết phầm mở bài và kết bài
- GV gọi 2 h/s khá đọc bài, h/s nhận xét GV kết luận ( tuyên dương, khuyến khích.)
(10’)
(10’)
(15’)
I. Những câu hát về tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu lao động.
- Bài 1: Bài ca thể hiện công lao của cha mẹ đối với con, đồng thời nhắc nhở con cháu ghi sâu công ơn của cha mẹ đối với mình.
- Bài 2: Bài ca vừa thể hiện tình yêu con tha thiết của mẹ vừa cung cấp cho trẻ những tri thức đầu tiên về cuộc đời.
- Bài 3: Thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết.
- Bài 4: Thiên nhiên hiện lên đa dạng, tươi đẹp thể hiện tình cảm gắn bó máu thịt của tác giả đối với quê hương.
II. Tục ngữ.
- Câu 1: Cha mẹ là chỗ dựa của con khi con còn nhỏ, khi cha mẹ già phải cậy nhờ con.
- Câu 2: Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm chị em là hết sức thiêng liêng, gắn bó.
- Câu 3: Con người phải biết suy nghĩ, khiêm tốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm vì kiến thức là vô bờ, nếu không sẽ dễ vấp ngã, dễ phạm sai lầm.
- Câu 4: Dạy con phải dạy ngay từ khi còn nhỏ.
- Câu 5: Đoàn kết tạo nên sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nhiều người hợp sức sẽ làm nên ... hía.
- 2 câu đầu: Giọng kể truyện lâm li, buồn thương. Câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
- Đoạn: " câu truyên có lẽ chỉ là... gợi lòng vị tha" -> Giọng tâm tình, thủ thỉ như lời trò truyện.
- Đoạn: Vậy thì... hết -> giọng tâm tình, thủ thỉ. Câu cuối-> giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- Hai em đọc yếu, bình thường đọc trôi chảy
- Hài em đọc khá đọc diễn cảm
- Gọi 4 -5 HS đọc từng đoạn cho đến hết.
- HS và GV nhận xét cách đọc.
-> GV uốn nắn - định hướng để HS đọc cho chính xác.
(20’)
(20’)
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ
( trang 52 )
- Đọc trôi chảy
- Đọc diễn cảm
4. ý nghĩa văn chương ( trang 60 )
- Đọc trôi chảy
- Đọc diễn cảm
4. Củng cố( 3’)
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- Soan tiết 137, 138. Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày giảng
7A:..../..../ 2012 Tiết 138
7B:..../..../ 2012 chương trình địa phương 
 phần tiếng việt
 Rèn luyện chính tả
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
2. Kĩ năng: Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương.
3. Thái độ: Giáo dục h/s có ý thức viết đúng chính tả.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bài soạn và một số đoạn văn mẫu có liên quan đến bài viết.
2. HS: Nghe, viết, đọc, nói.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức (1’) 
 Lớp 7A:........../............ Vắng:..................................................
 Lớp 7B:........../............. Vắng:.................................................. 
2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1: HDHS nội dung rèn luyện 
- GV y/c h/s Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc ở địa phương:
s / x; tr / ch
- GV đọc đoạn văn có các cặp phụ âm đầu dễ mắc ở địa phương:
s / x; tr / ch, cho h/s nghe một lượt
- GV đọc châm cho h/s h/s viết đoạn văn
- Y/c lớp viết vào vở
- GV gọi một em hay viết sai lỗi chính tả lên bảng viết
+ ánh sao cũng đã soi sáng xuống dòng sông xôn xao xanh biếc.
+ Với khẩu súng trong tay, Sơn xông xáo, sục sạo suốt buổi chiều trong rừng sâu xào xạc lá rơi.
+ Xúng xính trong bộ quần áo mới sắm hồi sáng sớm, bé Xoan sốt ruật cứ giục mẹ đi xem xiếc.
+ Trời nắng chang chang chú Trung trực chiến trên một mỏm đá chông chênh giữa trùng khơi mênh mông.
+ Chú Trà chăm chút chậu hoa trà với một thái độ trân trọng hiếm thấy.
+ Trầy trật mãi chú trịnh mới tròng được cái chạc vào cổ con trâu sổng chuồng chạy rông trên cánh đồng trơ trọi.
- GV cho h/s đọc lại các đoạn văn vừa viết
- GV uấn nắn cách đọc, sửa sai
- Gọi h/s lên bảng sửa các cặp phụ âm đầu: s / x
- Gọi h/s khác lên sửa các cặp phụ âm đầu: tr /ch
- Các h/s khác theo dõi sửa lỗi các cặp phụ âm đầu: tr / ch
- Tuyên dương những em viết đúng, đọc đúng chính tả.
* Hoạt động 3: HDHS làm các bài tập chính tả
- GV gọi 2 h/s lên bảng điền
- Lớp điền vào vở
- H/s nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV chuẩn kiến thức
(25')
(15')
I. Nội dung rèn luyện 
1. Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc ở địa phương:
S / x; tr / ch
2. Sửa lỗi chính tả.
1.Sửa các lỗi phụ âm đầu s / x
2. Sửa các lỗi phụ âm đầu ch / tr
III. Làm các bài tập chính tả
Điền vào chỗ trống
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:
+ Điền ch, hoặc tr vào chỗ trống: ...ân lí,......ân châu, ....ân trọng, ...ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những tiếng được in đậm:
mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì.
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống.
+ Chon tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành hay dành)
.......dụm, để......, tranh.......,.......độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm ......., sũng........, khí......,......vả.
4. Củng cố( 3’)
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày giảng Tiết 139
7A:..../..../ 2012 chương trình địa phương
7B:..../..../ 2012 phần tiếng việt 
 Rèn luyện chính tả
 ( Tiếp )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Tiếp tục giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương..
- Làm một số bài tập khắc phục lỗi chính tả.
2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đọc đúng, phát âm chuẩn.
3. Thái độ: Giáo dục h/s có ý thức viết đúng chính tả.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bài soạn và một số đoạn văn mẫu có liên quan đến bài viết.
2. HS: Nghe, viết, đọc, nói.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức (1’)
 Lớp 7A:........../............ Vắng:..................................................
 Lớp 7B:........../............. Vắng:.................................................. 
2. Kiểm tra: Kết hợp trong bài
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động1: HDHS HDHS nội dung rèn luyện 
+ Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, trắng đen mà tạo nên vẻ đẹp lung linh huyền ảo.
+ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
+ Những chiếc rổ, chiếc rá nhỏ nhắn xinh xắn này là những đồ dùng rất cần thiết cho mỗi gia đình.
+ Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh" , "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ ngìn đời nay xay nắm thóc.
- GV cho h/s đọc lại các đoạn văn vừa viết
- GV uấn nắn cách đọc, sửa sai
- Gọi h/s lên bảng sửa các cặp phụ âm đầu: l / n
- Gọi h/s khác lên sửa các cặp phụ âm đầu: r / d/ gi; ng / ngh
- Các h/s khác theo dõi sửa lỗi các cặp phụ âm đầu
- Tuyên dương những em viết đúng, đọc đúng chính tả.
* Hoạt động 2: HDHS làm các bài tập chính tả
- GV gọi 3 h/s lên bảng tìm từ theo yêu cầu
+ Tìm các từ có âm ch đứng đầu
+ Tìm các từ có âm tr đứng đầu
+ Tìm các từ có âm x đứng đầu
+ Tìm các từ có âm s đứng đầu
- Lớp làm vào vở
- H/s nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV chuẩn kiến thức
- GV gọi 4 em lên đặt câu với mối từ: lên, nên, vội, dội.
( Mỗi em đặt câu với một từ)
- Lớp làm vào vở
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV chuẩn kiến thức
(20’)
(20')
I. Rèn luyện viết chính tả
1. Viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc ở địa phương: l / n; r / d / gi; ng / ngh
2. Sửa lỗi chính tả.
1. Sửa các lỗi phụ âm đầu: l / n; r / d / gi; ng / ngh
2..Sửa các lỗi phụ âm đầu: r / d / gi; ng / ngh
II. Làm các bài tập chính tả
1. Tìm từ theo yêu cầu
+ Tìm các từ có âm ch đứng đầu
VD: Chênh chếch, châng hẩng, chồm hỗm, chu chéo..
+ Tìm các từ có âm tr đứng đầu
VD: Trối trăng, trà trộn, tròn trịa, + + Tìm các từ có âm x đứng đầu
VD: Xao xuyến, xôn xao, xàm xỡ, 
+ Tìm các từ có âm s đứng đầu
VD: Sờ soạng, sục sạo, sung sướng, 
+ Tìm các từ có âm r đứng đầu
VD: Rung rinh, rủ rê, rẻ rúng, ...
+ Tìm các từ có âm d đứng đầu
VD: Dai dẳng, du dương, danb díu
+ Tìm các từ có âm gi đứng đầu 
VD: Giặc giã, giềnh giàng, giữ gìn, giấm dúi 
+ Tìm các từ có âm l đứng đầu 
VD: Lóa mắt, loạc choạng, lưu loát, liên lụy...
+ Tìm các từ có âm n đứng đầu 
VD: No nê, nườm nượp, nông nổi, nuôi nấng, nỗi niềm....
2. Đặt câu với mối từ: lên, nên, vội, dội.
- VD: Kì nghỉ hè này, em lên quê ngoại chơi.
4. Củng cố (3’)
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày giảng Tiết 140
7A:..../..../ 2012 
7B:..../..../ 2012 Trả bài kiểm tra tổng hợp
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Qua bài kiểm tra học kì học sinh tự đánh giá kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kĩ năng làm bài, hình thức diễn đạt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức độc lập suy nghĩ , tự giác khi làm bài.
II. Chuẩn bị.
1. GV: Bài thi của HS đã chấm.
2. HS: Ôn tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học.
1. ổn định tổ chức (1’) 
 Lớp 7A:........../............ Vắng:..................................................
 Lớp 7B:........../............. Vắng:.................................................. 
2. Kiểm tra bài cũ: K ết hợp trong bài 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: GV nhắc lại đề bài
* Hoạt động 2: GV nhận xét ưu, nhược điểm trong bài làm của HS 
- GV nhận xét ưu điểm trong phần văn học .
+ Ưu điểm: Phần đa em làm tốt phần văn 
+ Tồn tại: Vài em làm chưa đủ ý, hoặc làm thừa 
- GV nhận xét ưu điểm trong phần tiếng việt.
+ Ưu điểm: Đa số các em làm đúng phần tiếng Việt. Nhiều em làm tốt:
7A: Mỹ Linh, Phương Linh, Lụa, Tình, My....
7B: Phương Linh, Khuê, Huế, Sĩ, Bách....
+ Tồn tại: Một vài em chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động sai:
7A: Đường, Mai, Xim, Bắc...
7B: Ly, Tiên, Tuyên, Cường, Tươi
- GV nhận xét ưu điểm trong phần TLV.
+ Ưu điểm: Một vài em xác định đúng y/c đề bài, bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, nhiều câu văn giàu hình ảnh, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ.
7A: Mỹ Linh, Phương Linh, Lụa, ánh, Anh, Tình
7B: Phương Linh, Sen, Bách.
+ Tồn tại: Một số bài viết sơ sài, chưa đủ bố cục 3 phần, chữ viết của một số em cẩu thả, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả. bài làm còn tẩy xoá.
7A: Đường, Nam, Hưởng, Tuấn, Lam, Bắc
7B: Ly, Tiên, Tuyên, Cường, Tươi
* Hoạt động 3: Trả bài- lấy điểm.
(5’)
(30')
( 7')
I. Đề bài.
 Thi theo đề thi của phòng giáo dục.
II. Nhận xét .
Phần văn.
* Ưu điểm.
* Nhược điểm
2. Phần Tiếng Việt.
* Ưu điểm.
* Nhược điểm
3. Phần tập làmvăn.
* Ưu điểm.
* Nhược điểm
.
II. Trả bài – lấy điểm.
4. Củng cố (1') 
- CH: Ôn tập phần lí thuyết văn tự sự.
5. Hướng dẫn về nhà (1’) 
- Soạn bài: Ôn tập tiếng Việt.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ giảng.
....

Tài liệu đính kèm:

  • docNGu van 7 ky II namhocj2012.doc