Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 19

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 19

1. Mục tiêu bài dạy:

 a. Về kiến thức:

 * Giúp học sinh

 - Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học.

 -Ttích kuyx kiến thức về TN và LĐSX

 b. Về kỹ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu , phân tích tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX.

 - Vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn LĐSX và đời sống

 c. Về thái độ:

 -Học sinh biết trân trọng những kinh nghiệm đúc kết trong tục ngữ của nhân dân

2. Chuẩn bị cuả GV và HS:

a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án,

b. Chuẩn bị cuả HS : Họ thuộc bài cũ. Đọc bài và tìm hiểu bài mới ở nhà

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19
Kết quả cần đạt
-Hiểu thế nào là tục ngữ, hiểu nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận, của những câu tục ngữ trong bài học. Học thuộc những câu tục ngữ đó.
-Nắm được yêu cầu và cách sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
-Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận 
Ngày soạn: 24.12.2010 Ngày dạy: 27.12.2010 - Lớp 7B
Tiết 73- Văn bản: 
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
1. Mục tiêu bài dạy:
 a. Về kiến thức:
 * Giúp học sinh
 	- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. 
	-Ttích kuyx kiến thức về TN và LĐSX
 b. Về kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu , phân tích tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX.
 - Vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn LĐSX và đời sống
 c. Về thái độ:
	-Học sinh biết trân trọng những kinh nghiệm đúc kết trong tục ngữ của nhân dân
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án, 
b. Chuẩn bị cuả HS : Họ thuộc bài cũ. Đọc bài và tìm hiểu bài mới ở nhà
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
 ( Kiểm tra phần chuẩn bị của HS)
	-* Giới thiệu bài : Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là một kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian là “ trí khôn dân gian vô tận” tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu..
 b . Dạy nội dung bài mới:
?
?
?
?
?
?
?
? 
?
?
?
G
?
?
? 
?
?
H
?
?
?
?
H
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
H
?
?
?
?
?
?
-H.S đọc chú thích SGK tr3
Em hiểu như thế nào về tục ngữ?
-H.S đọc các câu tục ngữ
-GV nhận xét.
Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào?
-H.S đọc câu 1
Câu tục ngữ gồm mấy vế? Mỗi vế nói lên những nhận xét gì về thời gian?
Nhận xét đó được nêu rõ thông qua những hình ảnh nào
Tác giả dân gian đã sử dụng phương pháp nghệ thuật nào ở đây? Tác dụng?
->Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng 5 và ngày tháng 10, đồng thời gây ấn tượng độc đáo khó quên về sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ và mùa đông.
Tại sao tác giả dân gian lai chọn để nhận xét về thời gian ở tháng 5 và tháng 10?
-> Đây là những tháng cao điểm của nghề nông.
->Người nông dân cần hiểu rõ đặc điểm về thời gian để sắp xếp công việc cho phù hợp
Qua đó, câu tục ngữ đã ý nghĩanhư thế nào đối với con người, nghề nông?
Trong thực tế bài học đó đã được áp dụng như thế nào?
->Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông (7h->
7h15’)
->Chủ động trong việc sắp xếp công việc
- H.S đọc câu 2:
Giải nghĩa từ mau, vắng?
->Mau: Dày, nhiều
->Vắng: ít, hoặc không có.
Phép tu từ được sử dụng ở câu tục ngữ này là gì? Tác dụng?
->Nhấn mạnh sự khác biệt về số lượng sao xuất hiện sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa, nắng.
Câu tục ngữ nêu lên khái niệm nào về thiên nhiên?
->Tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng như vậy.
Tác giả dân gian giúp chúng ta có được kinh nghiệm gì? Trong thực tiễn người ta còn quan sát sao để làm những công việc nào khác? 
-> Nhìn sao bắc đẩu để định phương hướng khi đii biển hoặc đi đường
-H.S đọc câu 3:
Ráng mỡ gà?
->Ráng: Màu sắc phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào mây mà thành.
->Ráng mỡ gà: Sắc vàng, màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời.
Có nhà thì giữ? Trông coi bảo vệ.Nhà ở của con người .
Em có nhận xét gì về kiểu câu này?
->Câu tục ngữ đã lược bỏ một số thành câu để rút gọn. Điều đó có tác dụng gì?
->Nhấn mạnh vào nội dung chính, thông tin găn gọn ,dễ nhớ.
->Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng này sẽ mang ý nghĩa chung cho mọi người.
Em hiểu nội dung câu tục ngữ này như thế nào?
Em còn biết câu tục ngữ nào cũng đúc kết kinh nghiệm này?
 “Tháng 7 heo may chuồn chuồn bay thì bão”.
Câu tục ngữ kể ra một hiện tượng nào? Hiện tượng đó báo hiệu điều xảy ra? Biện pháp NT gì được sử dụng trong câu tục ngữ này?
Tại sao thấy kiến bò tháng 7 nhân dân ta lại cho rằng sắp có lụt?
->Mùa lũ lụt ở nước ta thường xảy ra vào tháng 7,8.
->Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với thời tiết nhờ cơ thể của kiến có những tế bào cảm biến, chuyên biệt. Khi trời có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra hàng đàn di chuyển lên cao để tráng mưa, lụt để lợi dụng đất mềm sau cơn mưa làm tổ mới.
Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ trên?
->Tháng 7 kiến đàn, đại ngàn hồng thuỷ.
Qua câu tục ngữ em rút ra được kinh nhgiệm nào về thiên nhiên?
Theo em, từ kinh nghiêm về thiên nhiên nhân dân ta muốn nhắc nhở nhau về điều gì?
Câu tục ngữ có mấy vế? BP nghệ thuật nào được SD ở đây?
2 vế: Tấc đất, tấc vàng.
giải nghĩa từ: Tấc đất: 
-Tấc: Đơn vị đo lường trong dân gian = 1/10
Thước mộc (0,0425m)
Tấc vàng?
-Vàng: kim loại quí thường được đo bằng cân tiểu li
-Tấc vàng: Một lượng vàng giá trị rất lớn
Ý nghĩa cả câu?
Xét về cấu trúc câu này có gì đặc biệt? TD ?
-Nêu bật giá trị của đất.
-Dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
-Thông tin nhanh tới người đọc người nghe.
Qua câu tục ngữ trên tác giả dân gian muốn giáo dục chúng ta điều gì? Vì sao?
->Đất nuôi sống con người, đất là nơi ở, nơi trồng trọt tạo ra sản phẩm, lương thực nuôi sống con người.
->Con người phải nhờ lao động và đổ bao xương máu mới có đất, vì vậy phải bảo vệ đất.
->Đất là một loại vang sinh sôi không bao giờ cạn kiệt, nếu chúng ta biết bảo vệ và khai thác hợp lý.
Dựa vào chú thích sách giáo khoa trang 4 em hãy chuyển lời câu tục ngữ này sang nghĩa tiếng việt?
Các từ nhất, nhị, tam, có tác dụng gì? ở đây câu tục ngữ đã sử dụng biện pháp NT gì?
- Xác định thứ tự lợi ích của các nghề cá, vườn, ruộng.
Kinh nghiệm này có thể áp dụng ở mọi nơi được ko?
- Ko chỉ đúng với nơi có thể làm tốt cả 3 nghề đó.
Qua câu tục ngữ nhân dân muốn khuyên chúng ta điều gì?
Câu tục ngữ đề cập đến những yếu tố của nghề nào?
- Các yếu tố cần thiết của nghề trồng lúa.
- Nước, phân, chuyên cần, giống.
Các yếu tố đó được sắp xếp theo thứ tự nào? NT được sử dụng trong câu TN này là gì? Tác dụng?
- Nhất, nhì, tam, tứ.
Điều đó cho thấy các yếu tố kể trên có vai trò như thế nào trong nghề trồng lúa?
Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này?
- Một lượt tát một bát cơm.
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
- Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
Em hiểu ntn về từ: thì? thục? 
- Thì: thời vụ thích hợp cho việc trồng trọt từng loại cây.
- Thục: cầy đi, bừa lại để đất thật tơi, mịn, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng.
Nhận xét về hình thức câu tục ngữ? tác dụng?
- Nhấn mạnh 2 yếu tố thì và thục, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ. 
Từ đó câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm nào?
Kinh nghiệm này đi vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta như thế nào?
- Có lịch gieo cấy đúng thời vụ.
- Có biện pháp cải tạo đất sau mỗi vụ (cầy, bừa, bón phân, giữ nước...)
Các câu tục ngữ trong bài có đặc điểm chung nào về nghệ thuật?
Thông qua các biện pháp nghệ thuật đó, các câu tục ngữ này mang ý nghĩa gì? 
- Hs đọc phần đọc thêm sgk - trang 5
- Làm bài tập.
I.Đọc và tìm hiểu chung. (6’)
 1. Khái niệm về tục ngữ:
 SGK tr 3
 2. Đọc văn bản:
- Tục ngữ nói về thiên nhiên: C1,2,3,4
- Tục ngữ nói về LĐSX : C5,6,7,8
II. Phân tích.
 1.Nhưng câu tục ngữ về thiên nhiên. ( 14’ )
 -Câu 1:
Đêm tháng năm / chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười/ Nhưa cười đã tối
->Thời gian của đêm tháng tháng 5 và ngày Tháng 10 
*NT: -Nói quá
 -Phép đối: Về đối,tiểu đối
 -Vần lưng: ăm,ười
*Tháng 5 đêm ngắn ngày dài
*Tháng 10 đêm dài ngày ngắn
->Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận thơì gian cho hợp lý vào những thơi điểm khác nhau trong một năm. đó cũng là kinh nghiệm của ND ta về thời thiết bốn mùa
Câu 2:
Mau sao thì nắng,/ vắng sao thì mưa
->NT: -Phép đối.
 - Cách gieo vần liền rất nhịp nhàng
=>Sao dày (nhiều sao)-> Nắng
 Sao thưa (không có sao)-> Mưa
->Câu tục ngữ giúp con người có kinh nghiệm quan sát sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc
Câu 3:
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
-> NT: - kiểu Câu rút gọn .
 - Cách gieo vân lưng
* Khi chân trời mây màu vàng mỡ gà thì nghĩa là sắp có bão, phải lo bảo vệ nhà cửa?
Câu 4:
Tháng 7 kiến bò / chỉ lo lại lụt.
->Tháng 7 kiến bò: Lụt
=> NT: Vế đối, Cách gieo vần lưng
=>Thấy kiến bò ra nhiều vào tháng7 thì sẽ còn lũ lụt
->Con người cần biết quan sát các hiện tượng trong thiên nhiên để có ý thức chủ động sắp xếp công việc cho phù hợp hoặc phòng tránh thiên tai.
2. Tục ngữ về lao động sản xuất.
 (12’)
Câu 5:
 Tấc đất,/ tấc vàng.
->Nghệ thuật đối.
->Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn (Đất quí hơn vàng)
=> NT: Câu rút gọn
* Đất đai là nguồn tài nguyên quý báu, con người, cần phải biết quí trọng và SD đất có hiệu quả. 
*Câu 6:
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Thứ nhất nuôi cá, thứ 2 làm vườn, thứ 3 làm ruộng.
 => NT: Phép liệt kê
* Cần biết khai thác điều kiện tự nhiên một cách hợp lý để khai thác tối đa tiềm năng đất đai
* Câu 7:
Nhất nước,nhì phân,tamcần,tứgiống.
=> NT: Liệt kê ( từ cao đến thấp theo mức độ quan trọng )
->Trong nghề làm ruộng 4 yếu tố quan trọng: nước đủ, phân nhiều, cần cù, giống tốt, thì mùa màng mới có thể bội thu.
Câu 8:
Nhất thì, nhì thục.
-> Câu rút gọn, phép đối.
->Trong trồng trọt cần phải đảm bảo 2 yếu tố: thời vụ và đất đai, trong đó thời vụ là quan trọng hàng đầu.
III. Tổng kết: ( 5’)
Nghệ thuật
- Ngắn gọn, xúc tích, cô đọng
- Thường có vần, nhất là vần lưng.
- Các vế đối xứng.
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
 2. Nội dung
* GHI NHỚ: sgk- trang 5)
 C. Củng cố,luyện tập: (4’)
 * Củng cố: Bài hôm nay,các em cần hiểu được khái niệm tục ngữ, Đặc điểm về NT 
 và cấu trúc của TN
 - Nắm được nội dung và NT của các câu tục ngữ đã học
 *Luyện tập : (Tích hợp môi trường)
1. Theo em, Các biểu hiện về môi trường thiên nhiên hiện nay có còn đúng hoàn toàn như nội dung những câu tục ngữ đề cập không? Có thay đổi gì không ? nguyên nhân vì đâu? giải pháp khắc phục ntn?
=> Môi trường bị biến đổi,diến biến khí hậu bất thường, nhiệt độ trái đất nóng lên do sự tác động của con người( Khí thải ,rác thải,đốt và chặt phá rừng, khai thức và phá huỷ bừa bái tài nguyên đất đai...vv) 
2. Sưu tầm một số câu tục ngữ của ND ta nói về thiên nhiên và
 LĐSX mà em biết
 c. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 2’)
Học thuộc lòng các câu tục ngữ.
Sưu tầm thêm tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 - Viết một đoạn văn ngắn nêu lên những giải pháp của em nhằm bảo vệ môi trường
 - Giờ sau: Chương trì ... bằng chính những hành động hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta: Không xả rááiinh hoạt,rác thải y tế,rác thải công nghiệp tuỳ tiện, bừa bãi.
Nghiêm cấm chặt phá rừng đâu nguồn; trồng cây, gây rừng,bảo vệ rừng đầu nguồn vì rừng là lá phổi của trái đất.
Tất cả chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường vì tương lai một hành tinh xanh. 
 c. Củng cố, luyện tập: (4’)
 * Củng cố: Bài hôm nay,các em cần thấy được : Ngay ở địa phương nơi mình ở 
 cũng có những câu tục ngữ rất hay của ông bà cha mẹ ta nói về thiên nhiên và LĐSX
Cần thấy được các hiện tượng thiên nhiên được cha ông ta nói đến khi xưa hiện
 nay không còn hẳn đúng do sự biến đổi khí hậu,môi trường; Nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
 * Luyện tập: Nêu 1 câu tục ngữ ở địa phương nói về thiên nhiên và LĐSX và phân tích ý nghí câu tục ngữ đó.
 d. .Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
Làm bài tập đã yêu cầu chuẩn bị cho tiết chương trình địa phương tuần 33.
Chuẩn bị: Tục ngữ về con người và xã hội.
giờ sau : Tìm hiểu chung về văn nghị luận. .................................................................................................................
Ngày soạn :01/01/2011 Ngày giảng:0/01/2011 - Lớp 7B
 Tiết 75.
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
 1. Mục tiêu:
 a. Về kiến thức:
 Giúp HS:
 - Hiểu được khái niệm văn nghị luận và nhu cầu nghị luận trong đời sống .
 - Nắm được những đặc điểm chung của văn bản n.luận.
 - Bước đầu biết vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc hiểu văn bản
 b. Về kỹ năng: 
 - Rèn luyện ký năng nhận diện văn bản nghị luận trong đời sống. Bước đầu biết được 
 Các vấn đề cần nghị luận trong đời sống xã hội.
Về thái độ:
HS ý thức được vai trò của kiểu văn bản nghị lâun trong đời sống xã hội. Có ý thức tìm hiểu để làm tốt kiểu văn bản này
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án, 
b. Chuẩn bị cuả HS : Họ thuộc bài cũ. Đọc bài và tìm hiểu bài mới ở nhà
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
 * GTB:(1’) Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống XH của con người...Để giúp các em bước đầu hiểu được thế nào là văn nghị luận....Tiết
 học hôm nay... 
Dạy nội dung bài mới:
? 
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
G
?
?
H
Trong đời sống, em có thường gặp các vẫn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không?
- Vì sao em đi học? Em đi học để làm gì?
- Vì sao con người cần có bạn bè?
- Như thế nào là sống đẹp?
-Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu? Có lợi hay hại.
Gặp các vấn đề và loại câu hỏi đó em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả biểu cảm hay ko? Hãy giải thích vì sao?
- ko mà phải trả lời bằng lý lẽ, sử dụng khái niệm thì mới trả lời được.
VD:
- Con người ko thể thiếu bạn, vậy “bạn” là gì? ko thể kể về 1 người bạn cụ thể mà giải quyết vấn đề...
- Cũng như vậy, nói thuốc lá có hại, rồi kể chuyện người hút thuốc lá bị ho lao... đều ko thuyết phục vì có rất nhiều người vẫn đang hút. Cái hại ko thấy ngay trước mắt, cho nên phải phân tíchcung cấp số liệu... thì người ta mới có thể hiểu và tin được.
Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những văn bản nào?
Hãy kể tên một vài văn bản mà em biết?
VD: -Tinh thần yêu nước của nd ta
 - Sự giàu đẹp của tiếng việt.
 - Các bài xã luận và bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí...
- GV: Nghị luận bàn bạc, bàn luận...
-HS : Đọc văn bản (SGK tr7)
Bác Hồ viết bài văn này nhằm mục đích gì? Nói với ai và nói về việc gì? 
Theo em đó có phải là quan điểm,tư tưởng mà t/g muốn nói với mọi người không?
Để thực hiện được Mđích ấy, bài viết đã đưa ra những ý kiến nào? Ý kiến đó được diến đạt thành những luận điểm nào?Trong những câu văn nào?
Để những ý kiến( Luận điểm) đưa ra có sức thuyết phục, tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Hãy liệt kê những lí lẽ ấy?
Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm, và lý lẽ ,dấn chứng được tác giả triển khai trong bài văn này?
Những vấn đề mà t/g đặt ra trong bài viết này hướng tới giải quyết vấn đề chủ yếu nào? Vấn đề đó có cần thiết trong h/cảnh CM đương thời không?
Như vậy mục đích đặt ra khi viết v/b nghị luận là gì?
Đây được coi là một đ/k cơ bản khi viết kiểu văn bản này
Tác giả có thể thực hiện MĐ của mình = văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được ko? Vì sao?
-Ko vì sẽ kém sức thuyết phục
Qua bài văn trên em hiểu thế nào là văn nghị luận? Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu nào?
Rút ra bài học – GV: Củng cố
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
 1. Nhu cầu nghị luận. (14’)
->Trong đời sống ta thường găp VB nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí...
2. Thế nào là văn bản nghị luận ? 
 (23’)
-Mđích: Xác lập tư tưởng chống nạn thất học, kêu gọi mọi người tích cực đóng góp vào phong trào “diệt giặc dốt”
=>Là quan điểm ,tư tưởng,trủ trương mà t/g muốn xác lập với người đọc, người nghe
* Y kiến1- ( Luận điểm 1): Khi xưa pháp cai trị.....để lừa dối dân ta và bóc lột nhân dân ta.
* Ý kiến 2 - (Luận điểm 2):Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc XD đất nước và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
- Lí lẽ LĐ1:
 +Pháp cai trị, thi hành C/sách ngu dân
 để dễ bề cai trị ,bóc lột
 +Số người VN thất học: 95% 
+ như thế tiến bộ làm sao được
- Lý lẽ LĐ2:
 +Phải có kiến thức để có thể tham gia xây dựng nước nhà
 +Người b.chữ dạy người chưa b. chữ.
 +Người chưa biết gắng sức học.
 + Phụ nữ lại càng cần phải học
=>Luận điểm rõ ràng, lý lẽ dẫn chúng
 thuyết phục.
- Chống nạn thất học: Đó là vấn đề bức xức và cần thiết trong h/c nước nhà trong những năm đầu giành được chính quyền. Thất học được coi là một trong 3 loại giặc: “Giặc đói,giặc dốt,giặc ngoại xâm”
=> Nội dung: Phải hướng tới giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa
 * Ghi nhớ: SGK Tr9
 C, Củng cố,luyện tập: (5’)
 * Củng cố: Bài hôm nay,các em cần nắm được:
Thế nào là văn bản nghị luận
Đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.
* Luyện tập: - Nêu 5 tình huống trong cuộc sống đặt ra mà chúng ta cần nghị luận
VD: Vì sao con người cần phải lao động ?
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
Nắm chắc nội dung bài học
Chuẩn bị phần luyện tập.
...........................................................................................................................
Ngày soạn :01/01/2011 Ngày giảng:0/01/2011 - Lớp 7B
Tiết 76.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
 (Tiếp theo)
 1. Mục tiêu :
 a.. Về Kiến thức
 - Tiếp tục giúp HS hiểu được đặc điểm chung của văn bản nghị luận.bước đầu nhận diện được bố cục, hệ thống luận điểm,lý lẽ trong bài văn nghị luận
 b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan điểm, tư tưởng trình bày một vẫn đề; Kỹ năng nhận diện kiểu v/b nghị luận và hệ thống L. điểm,lập luận và luận cứ
 c. Về thái độ:
 	-HS có ý thức độc lập, tự chủ khi trình bày một vẫn đề.
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Chuẩn bị cuả GV : .Nghiên cứu sgk –sgv ;tài liệu chuẩn KTKN, soan giáo án, 
b. Chuẩn bị cuả HS : Họ thuộc bài cũ. Đọc bài và tìm hiểu bài mới ở nhà
 3. Tiến trình bài dạy
 a.. Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề vào bài mới: (5’)
 	 - Hỏi: Thế nào là văn bản nghị luận?
 - Đáp: văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác nhập cho người đọc, người nghe1 tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Nội dung: Phải hướng tới giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa
* GTB: Giờ trước, chúng ta đã bước đầu tìm hiểu để biết đực thế nào là văn nghị luận. Để rèn luyện các kỹ năng nhận diện kiểu v/b này ,chúng ta vào bài hôm nay
b. Dạy nội dung bài mới:
?
?
?
?
?
?
G
?
-Hs đọc bài văn (sgk – trang 9 )
Đây có phải là bài văn nghị luận ko? Vì sao?
Tác giả đề xuất ý kiến gì?
Các ý kiến đó được thể hiện trong những dòng văn nào?
Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ dẫn chứng nào?
Em có tán thành ý kiến bài viết này đưa ra ko? Vì sao? 
- HS đọc lại bài văn?
Xác định bố cục bài văn?
Nêu y/c BT1
- HS đọc đoạn văn nghị luận sưu tầm đựoc cho cả lớp nghe.
- HS đọc văn bản –BT4
Bài văn thuộc kiểu văn tự sự hay văn nghị luận?
II. Luyện tập. (33’)
 Bài tập 1:
Bài văn B: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống XH a. Đây là 1 bài văn nghị luận, bởi vì:
 - Nhan đề bài viết nêu lên1 ý kiến 1 luận điểm.
 - Mở bài và kết bài sử dụng phương thức nghị luận.
 - Thân bài có dùng lối văn kể kết hợp với miêu tả, nhưng mục đích chính là trình bàynhững thói quen xấu cần loại bỏ.
b. Y kiến đề xuất của tác giả: Cần loại bỏ những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống.
- Y kiến đó được thể hiện trong những dòng văn, câu văn sau:
 + Nhan đè bài văn: Cần tạo ra những thói quen tốt trong đời sống XH.
 + “ Tạo ra được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ, cho nên... văn minh XH”
Lí lẽ:
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu.
+ Có người phân biệt được tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.
+ Tác hại của thói quen xấu.
+ Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu...
- Dẫn chứng:
+ Thói quen tốt: “luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách.”
+ Thói quen xấu: “ hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi”...
+ Tác hại của việc vứt rác bừa bãi...
c. Em tán thành ý kiến của bài này vì đã nêu ra 1 vấn đề cần giải quyết trong thực tế.
Bài tập 2:
- Bố cục bài văn:
+ MB: 2 câu đầu (khái quát về thói quen và giới thiệu 1 vài thói quen tốt)
+ TB: Tiếp đến rất nguy hiểm (trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ t)
+ KB: còn lại (đề ra hướng phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình)
Bài tập 3:
 - Sưu tầm đoạn văn nghị luận.
Bài tập 4:
 VD: hai biển hồ: ( sgk – trang10)
-> là văn bản nghị luận. Bài văn kể chuyện để nghị luận. Hai biển hồ có ý nghĩa tượng trưng cho 2 cách sống của con người: ích kỉ và chan hoà.
- Bài văn nêu lên 1 chân lý của cuộc đời: “ Con người phải biết chan hoà, chia sẻ với mọi người mới thực sự có hạnh phúc”.
Củng cố,luyện tập: (5’)	
* Củng cố: Bài hôm nay,các em cần:
Nhận diện được đặc điểm của V/B Nhị luận.
Thấy được cách tạo ra hệ thống luận điểm ,lập luận và hệ thống luận cứ
 * Luyện tập: Kể tên một số bài văn nghị luận xã họi mà em đã đọc, đã biết
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm các bài tập còn lại.
Chuẩn bị: Đặc điểm của văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc