Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 22, 23

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 22, 23

A. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

 - Kiến thức: Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ , sáng gọn , có tính mẫu mực của bài văn.

 - Kĩ năng: Nhớ được câu chốt của bài văn và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn.

 - Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ.

 - Trò : học thuộc bài cũ, soạn bài mới :

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Diễn dịch , trao đổi , vấn đáp , hoạt động nhóm , cá nhân , thực hành.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

 

doc 37 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 22, 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:...../...../2010 Tuần 22
 Ngày giảng:.../...../2010 Bài 20: Văn bản Tiết 81 
 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
( Hồ Chí Minh )
a. Mục tiêu 
 Giúp học sinh:
 - Kiến thức: Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ , sáng gọn , có tính mẫu mực của bài văn.
 - Kĩ năng: Nhớ được câu chốt của bài văn và những câu có hình ảnh so sánh trong bài văn.
 - Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước.
b. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ.
 - Trò : học thuộc bài cũ, soạn bài mới :
c. Phương pháp 
 - Diễn dịch , trao đổi , vấn đáp , hoạt động nhóm , cá nhân , thực hành.
d. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức. 
 II.Kiểm tra bài cũ : 
 ? T ục ngữ về con người , xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?
 A. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.
 B. Hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng .
 C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng .
 D . Cả A,B,C đều sai.
 ? Giải thích câu tục ngữ : ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 III. Bài mới :
* Giới thiệu bài:
 Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu tục ngữ về con người , xã hội. Tục ngữ là một kiểu văn bản nghị luận đặc biệt.Nó là những câu nói ngắn gọn , nêu lên những kinh nghiệm , tư tưởng , quan điểm về một vấn đề. Hôm nay , cô cùng các em sẽ tìm hiểu một văn bản nghị luận mẫu mựccủa một tác giả quen thuộc , văn bản có tựa đề :TTYN của nd ta của HCM.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả , tác phẩm.
GV? : Giới thiệu vài nét cơ bản về Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
HS : Trình bày : 
 - ( 1890 - 1969 ) : vị lãnh tụ , nhà cách mạng vĩ đại , nhà văn , nhà thơ , báo , danh nhân văn hoá thế giới . - Yêu nước , thương dân sâu sắc ; cả đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục dân tộc.
 - Nhiều sáng tác văn học có giá trị lớn , với nhiều thể loại : truyện , kịch , thơ , ... : 
 “ Nhật kí trong tù ” , “ Những trò lố ...” ; kịch “ Con rồng tre ” ; thơ...
- Văn bản : chú thích.
GV? Văn bản được ra đời trong hoàn cảnh nào ?
HS: Trình bày xuất xứ của tp.
GV: Nêu vài nét về hoàn cảnh lịch sử của đất nước năm 1951
GV: Nêu cách đọc :
- Rõ ràng , ngắt nghỉ đúng ; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả ( động từ , tính từ ) , những câu khẳng định.
- Giọng tự hào.
GV : Đọc mẫu : đoạn 1 .
HS1 : Đọc đoạn 2,3 
HS2 : Đọc đoạn 4
GV: Nhận xét - sửa cách đọc ; giải thích thêm từ .
HS : Tìm hiểu 1 số chú thích : SGK / 26.
Hoạt động 2 : Phân tích văn bản.
Bước 1 : Tìm hiểu chung.
GV? Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ?Vì sao? Hãy nhắc lại những hiểu biết của em về PTBĐ này ?
HS: Trao đổi ...
Định hướng :
- PTBĐ nghị luận vì bài văn nêu lên những đánh giá , nhìn nhận của HCM về một vấn đề nhằm xác lập cho người đọc , người nghe một tư tưởng , quan điểm .
- Văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc , người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó ....
GV? Vấn đề nghị luận ở đây là gì ?
HS :Tinh thần yêu nước của nd ta.
GV? Để làm sáng tỏ VĐNL ấy, tác giả đã triển khai các ý như thế nào ? Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ? 
HS : Phát biểu ý kiến.
GV: Định hướng : 3 phần.
- Mở bài : từ đầu đến cướp nước : Giới thiệu vấn đề nghị luận và nhận định chung về TTYN.
- Thân bài : tiếp - nồng nàn yêu nước : Nêu những biểu hiện của TTYN
- Kết bài : Còn lại : Tổng kết vấn đề , khẳng định nhiệm vụ hiện tại của chúng ta. 
GV? Nhận xét về bố cục của bài văn ?
HS: Bố cục chặt chẽ , rõ ràng , hợp lí ð mẫu mực cho cách lập luận của 1 văn bản nghị luận.
GV: Cần giải thích thêm : chặt chẽ ở điểm nào....
GV chuyển : Để tìm hiểu sâu sắc VB này chúng ta chuyển sang phần PTích.
Bước 2 : Hướng dẫn HS phân tích chi tiết .
Đọc đoạn văn 1.
GV? Tìm trong đoạn văn mở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của VB .
 ( Tìm luận điểm ) 
HS : Chỉ ra 2 câu đầu tiên của VB : Dân ta có ....của ta ŽĐó chính là luận điểm chính (đ xuất phát ) của bài văn, luận điểm được thể hiện dưới dạng câu khẳng định.
GV? Em hiểu từ ngữ nồng nàn , truyền thống trong 2 câu văn ấy ntn?
HS: Giải thích 
- Nồng nàn : trạng thái tình cảm mãnh liệt , tha thiết sôi nổi đậm đà .
- Truyền thống: những giá trị tốt đẹp trở nên vững bền qua 1 thời gian dài , qua nhiều thế hệ và trở thành tài sản chung vô giá của cộng đồng.
GV: Từ nồng nàn , truyền thống quí báu vừa cụ thể hoá được tinh thần yêu nước , sôi nổi , mạnh mẽ , dâng trào vừa giữ chức năng giới hạn phạm vi vấn đề được triển khai ở các phần tiếp theo
GV?Vấn đề Dân ta...... của ta được làm sáng tỏ bằng những câu văn nào tiếp theo?Em có nhận xét gì về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp NT đc sử dụng ở đây ?
 HS : Tìm : “ Từ xưa ... lũ cướp nước ”.
- NT so sánh. điệp ngữ.
- Từ ngữ : 
+ Động từ , tính từ gợi cảm....
GV?: Nhận xét cách nêu vấn đề của tác giả :
HS : Phát biểu như bảng chính :
GV? Các h.ảnh ss độc đáo, từ ngữ biểu cảm , giúp em cảm nhận điều gì về tinh thần yêu nước của nd ta?
HS: Trình bày cảm nhận ...
GV giảng bình : Ngay ở phần mở bài , với cách nêu luận đề ngắn gọn , giản dị , với hình ảnh so sánh bất ngờ , mạch văn mạnh mẽ , kéo dài cùng các từ ngữ biểu cảm các từ kết thành , lướt qua , nhấn chìm ð diễn tả đúng sức công phá mạnh mẽ của làn sóng yêu nước .Đoạn văn vừa phản ánh lịch sử , vừa nhìn nhận đánh giá và xúc cảm về lịch sử , về truyền thống dân tộc . Chính vì vậy mà phần mở bài không hề khô khan mà thật giàu hình ảnh uyển chuyển , hấp dẫn .ð nó mang tính thuyết phục cao, khẳng định một chân lí : Dân ta có ....của ta. Chân lí đó sẽ được làm rõ trong các phần thân bài .
HS : Đọc thầm đoạn văn 2 và 3.
GV? Để CM cho nhận định : “Dân ta có....của ta ”tác giả đã đưa ra những biểu hiện về TTYN trong thời điểm nào ? 
HS: Trong LS và hiện tại. 
GV? Tìm câu chủ đề trong hai đoạn văn trên ?
HS: Chỉ ra câu chủ đề.
GV: Hai câu chủ đề đó chính là hai luận điểm phụ, làm sáng tỏ cho LĐ chính .
GV? Để làm sáng tỏ TTYN trong LS và hiện tại tg đã đưa ra những dc nào ?
HS1: Chỉ ra d/c trong LS.
HS2 :Chỉ ra những d/c trong hiện tại ( cuộc k/ c )
GV: Đưa ra bảng phụ :
 - Bà Trưng.... ( Đây là các thời đại gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ) 
 - Từ các cụ già ....đến các cháu nhi đồng trẻ thơ...
GV? Chỉ ra cách lập luận trong hai đoạn văn trên
 ? Đặc điểm của dẫn chứng ?
 ? Trình tự trình bày dẫn chứng.
 ? Cấu trúc câu, phép tu từ ,.
 ? Từ ngữ, lời lẽ.
 ? Cảm xúc của người viết 
HS: Trao đổi nhóm bàn...trả lời ...
Định hướng:
Đặc điểm của dẫn chứng ?
.Các lứa tuổi ...
. Các vùng miền : nước ngoài ð tạm chiếm , 
. Mọi nghề nghiệp , mọi lĩnh vực , mọi đối tượng tầng lớp khác nhau.
Žđược liên kết theo mô hình “ Từ ...đến ” không phải đặt một cách tuỳ tiện mà đều có quan hệ hợp lí , theo cùng 1 bình diện như lứa tuổi , tầng lớp , giai cấp , nghề nghiệp , địa bàn cư trú , tạo nên sự toàn diện của dẫn chứng no vẫn giữ được mạch văn trôi chảy , thông thoáng , cuốn hút người đọc , người nghe.
Thái độ của người viết : tràn đầy tự hào , nhiệt huyết , giọng văn chứa chan tình cảm chân thành....
GV? Các đoạn văn phần thân bài đã giúp em hiểu thêm điều gì về biểu hiện của TTYN của nd ta trong hai thời điểm trong LS và hiện tại ?
HS: trao đổi ....
I. Tìm hiểu tác giả , tác phẩm :
1. Tác giả : Hồ Chí Minh.
2. Tác phẩm : 
 - Trích Báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại ĐH Đảng lần thứ 2 / 1951.
3. Đọc - chú thích :
II. Phân tích văn bản :
1. Bố cục :
- Vấn đề NL: Tinh thần yêu nước của nd ta.
- Bố cục : 3 phần theo trình tự của một bài văn NL.
Ž Chặt chẽ , hợp lí.
2.Phân tích :
a.Nhận định chung về lòng yêu nước.
- Hình ảnh so sánh độc đáo, phép điệp ngữ, từ ngữ biểu cảm .
- Nêu vấn đề: trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng.
 Ž Tinh thần yêu nước sôi nổi , nồng nàn , sức mạnh to lớn , mãnh liệt .
b. Những biểu hiện của tinh thần yêu nước :
- Trong lịch sử. 
- Trong hiện tại. 
- D/C: tiêu biểu cụ thể, t.diện xác thực, theo trình tự thời gian.
- Điệp cấu trúc câu, phép liệt kê.
- Lời văn giản dị, dễ hiểu tràn đầy nhiệt huyết , chứa chan cảm xúc.
ŽLập luận chặt chẽ , thuyết phục
ð
- TTYN yêu nước đã trở thành một truyền thống đáng tự hào. 
- Các bằng chứng cụ thể, chân thực , toàn diện về TTYN nồng nàn trong đông đảo các tầng lớp nhân dân. 
GV giảng bình : Với cách liệt kê dẫn chứng toàn diện , liên tục có hệ thống mạh lạc thể hiện những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước . Giọng văn , dồn dập , khẩn trương đầy tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì , gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
- Lí lẽ , lập luận giản dị , chủ yếu là dẫn chứng nhưng đó là những minh chứng hùng hồn và hết sức thuyết phục cho TTYN được nối tiếp từ quá khứ tới hiện tại. ð thể hiện được cảm xúc tự hào sâu sắc , tình cảm chân thành , rung động của người viết.
GVmở rộng :
 Cùng viết về chủ đề yêu nước, có rất nhiều nhà văn , nhà thơ khai thác trong nhiều góc độ , khía cạnh khác nhau. Trong thơ tố Hữu , lòng yêu nước được kết tinh trong h. ảnh Chú bé liên lac quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.Trong thơ Phạm Tiến Duật ,lòng yêu nước là hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn luôn hướng về MN bất chấp bom rơi đạn nổ. 
Xe vẫn chạy vì MN phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Trong thơ Nguyễn Đình Thi , lòng yêu nước được toả sáng trong h.ảnh 
 Nước VN từ máu lửa ..... sáng loà.
 Như vậy , trong những tác phẩm VH , lòng yêu nước được thể hiện thông qua những hình tượng NV giàu sức biểu cảm , mang ý nghĩa tượng trưng còn trong bài văn của Bác viết dưới dạng văn nghị luận , vấn đề này đc thể hiện trực tiếp thông qua những luận điểm, , luận cứ, phép lập luận song không hề khô khan mà vẫn giàu hình ảnh , chan chứa cảm xúc.
Chuyển :
 Sau khi CM TTYN trong quá khứ và trong hiện tại, đoạn văn cuối bác chốt lại điều gì ?
HS : Đọc đoạn văn cuối.
GV? Trong phần kết bài , Bác sử dụng hình ảnh : “ Tinh thần yêu nước như 1 thứ của quí ... trong hòm ” . Hãy chỉ ra ý nghĩa đặc sắc của câu văn trên.
HS : Hình ảnh so sánh đặc sắc , giúp người đọc hình dung rất rõ ràng 2 trạng thái của tinh thần yêu nước : tiềm tàng , kín đáo và biểu lộ rõ ràng , đầy đủ , trực tiếp.
GV giảng: Vẫn bằng cách so sánh độc đáo và đặc sắc : lòng yêu nước - 1 khái niệm trừu tượng được so sánh với thứ của quí - 1 hình ảnh cụ thể , 1 ý tưởng sâu sắc , mang tầm khái quát cao , nhưng lời văn thì giản dị : dễ đọc , dễ hiểu , dễ nhớ , dễ vận dụng.
GV?: Từ những lập luận như trên Bác đã chỉ ra bổn phận của chúng ta như thế nào ?
HS : ...là phải làm cho .....trưng bày 
GV bình : 
 Bài văn nghị luận thật ngắn gọn nhưng chứa đựng trong đó là cả một vấn đề hết sức to lớn của thời đại đó là TTYN của nd ta .Trong công cuộc KC c ... ổ sung về địa điểm.
- Đã từ lâu đời ð bổ sung thời gian.
- Đời đời , kiếp kiếp ð bổ sung về thời gian.
- Từ nghìn đời nay ð bổ sung về thời gian. 
 *) Vị trí của trạng ngữ :
- Đứng đầu , đứng giữa hoặc đứng cuối câu.
 *) Dấu hiệu nhận biết :
- Khi viết : dấu phẩy.
- Khi nói : ngắt hơi ( quãng nghỉ )
 3. Ghi nhớ : SGK / 39. 
II. Luyện tập :
 BT1/ 39 : Đã làm.
 BT2 / 40 : Tìm trạng ngữ và phân loại.
 BT3 / 40 : Tìm trạng ngữ và phân loại.
a) - Như báo trước tinh khiết ð Trạng ngữ chỉ so sánh - cách thức.
 - Khi đi qua những cánh đồng còn tươi ð Trạng ngữ chỉ thời gian.
 - Trong cái vỏ xanh kia ð Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
 - Dưới ánh nắng ð Trạng ngữ chỉ phương tiện.
b) Với khả năng trên đây ð Trạng ngữ chỉ phương tiện.
 *) Kể tên 1 số trạng ngữ khác . Cho VD : 
+ Học sinh hoạt động nhóm ð tìm ð ghi bảng phụ. 
 + Giáo viên : Chữa.
Bài tập thêm : Viết 1 đoạn văn ngắn ( 3 - 5 câu ) ; cho đề tự chọn ; có sử dụng trạng ngữ . Chỉ rõ đó là trạng ngữ nào.
HS : Thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn : 
+ Hình thức : đoạn văn ngắn ( chặt chẽ ) 
+ Nội dung : Tự chọn.
+ Yêu cầu : có trạng ngữ , chỉ rõ đó là trạng ngữ nào.
 Giáo viên : Chữa.
IV. Củng cố :
 ? Đặc điểm trạng ngữ là gì ?
Thêm vào câu để bổ sung cho câu 1 số ý nghĩa.
 B. Đứng đầu , đứng cuối hoặc đứng giữa câu .
 C. Ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
 D. Cả 3 phương án đều đúng.
 ? Có những loại trnạg ngữ nào đã học ? Cách nhận biết những loại trạng ngữ ?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau :
 1. Thuộc ghi nhớ , hoàn thành BT SGK ; BT 4 ( SBT / 26 )
 2. Tiết sau : tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.
e. Rút kinh nghiệm 
----------------------------------------------------
Ngày soạn:...../...../2010 Tuần 23
Ngày giảng:..../.../2010 Bài 21: Tập làm văn Tiết 87 
 Tìm hiểu chung về phép lập luận 
chứng minh
A.Mục tiêu : 
Giúp HS
Kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất, và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Kĩ năng: Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
Thái độ: Tìm hiểu phép lập luận chứng minh trong làm văn.
b. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo.
 - Trò : học thuộc bài cũ . Làm đủ BT.
c. Phương pháp 
 - Quy nạp + trao đổi , vấn đáp + hoạt động nhóm , cá nhân + thực hành.
d. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra bài cũ :
 GV? So sánh sự giống và khác nhau giữa kết luận trong văn nghị luận và kết luận trong đời sống ? 
 *) Giống : đều là những ý kiến ð kết luận.
 *) Khác nhau : 
 - Kết luận trong đời sống : có tính chất cá nhân , cảm tính , có ý nghĩa hàm ẩn.
 - Kết luận trong văn nghị luận : có tính khái quát , có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội ;
 có ý nghĩa tường minh ð luận điểm .
 GV? Yêu cầu về phương pháp lập luận trong văn nghị luận ? ( SGK / II 2 / 34 )
III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh.
GV: Chứng minh là 1 phương pháp ta rất thường gặp trong đời sống hàng ngày cũng như trong các văn bản nghị luận ð mỗi lĩnh vực phương pháp chứng minh cũng khác nhau .
GV? : Hãy nêu VD và cho biết trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh ?
HS : Khi cần chứng tỏ 1 sự thật , chứng tỏ 1 điều gì đó là đáng tin ð cần chứng minh.
VD :
- Bị nghi ngờ , bị hoài nghi ð đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
- Đưa 1 giấy chứng minh thư là chứng minh tư cách công dân.
- Đưa ra giấy khai sinh là chứng minh ngày tháng năm sinh.
- Đưa giấy khám bệnh ð chứng minh việc nghỉ học.
GV? : Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật , em phải làm như thế nào ? 
HS : - Dùng lí lẽ dẫn sự việc ấy ra. 
 - Dẫn người chứng kiến sự việc ấy ( nhân chứng )
GV : Có nghĩa là trong đời sống khi chứng minh ta cần đưa ra nhân chứng , vật chứng xác thực để chứng tỏ điều mình nói là sự thật.
GV?: Trong đời sống , để chứng tỏ 1 điều đáng tin , ta phải làm cách nào ?
HS : Phát biểu như bảng chính.
GV? : Từ đó em hãy rút ra nhận xét : thế nào là chứng minh ?
HS : Phát biểu như bảng chính.
GV? : “ Chứng minh ” xét về nguồn gốc thuộc từ loại nào ? Hãy giải nghĩa ?
HS : Từ Hán Việt : Chứng : chứng cứ.
 Minh : sáng, rõ .
 ð Dùng chứng cứ để làm sáng tỏ vấn đề 
GV: Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được dùng nhân chứng , vật chứng ) thì làm thế nào để chứng tỏ 1 ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy ? ð Tìm hiểu ( 2 ).
HS : Đọc văn bản “ Đừng sợ vấp ngã ” / 41.
GV? : Đây là 1 văn bản nghị luận ; luận điểm cơ bản của bài văn là gì ? Tìm những câu văn mang luận điểm đó ?
HS : - Nhan đề của văn bản ( trùng với vấn đề nghị luận )
 - 2 câu văn cuối ; câu văn đầu tiên.
GV?: Để khuyên người ta “ đừng sợ vấp ngã ”, bài văn lập luận như thế nào ? Cách lập luận ấy có đáng tin không ? Vì sao ?
HS : Bài viết đã lập luận bằng cách chứng minh cho luận điểm vừa nêu ; người viết đã nêu 3 ý :
ý 1 ( đoạn văn 1 ) 
+ Không sợ vấp ngã vì vấp ngã là thường ( C1 )
 + Các câu sau là các dẫn chứng cụ thể mà ai cũng đã từng trải qua , đã biết.
- ý 2 ( Tiếp đến hát được ) : Lấy dẫn chứng về những người nổi tiếng ( 5 danh nhân ) mà ai cũng biết , cũng đã từng vấp ngã nhưng sự vấp ngã không hề gây trở ngại cho họ trở thành người nổi tiếng.
- ý 3 ( vai trò như 1 kết bài ) : lời khuyên , lời nhắc nhở : chớ lo thất bại ; cái đáng sợ hơn sự vấp ngã là sự thiếu cố gắng.
"Cách lập luận đáng tin cậy . Vì : tác giả đã dùng những dẫn chứng toàn là sự thật trong thực tế , ai cũng biết và công nhận.
Sắp xếp các luận điểm , luận cứ hợp lí : từ gần ð xa ; từ bản thân ð người khác.
GV?: Nếu người viết chỉ đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng bất kì . ( VD : Chỉ đưa ra C1 ; đưa tên của 5 danh nhân hoặc đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng bất kì nào đó ) thì kết quả sẽ như thế nào ?
HS : Luận điểm người viết đưa ra sẽ không có sức thuyết phục ; điều mà người viết muốn chứng tỏ là đáng tin sẽ không đạt được hiệu quả.
GV?: Yêu cầu về các lí lẽ và dẫn chứng dùng trong phép lập luận chứng minh ? 
HS: trả lời
GV?Từ phân tích trên , hãy nêu mục đích và phương pháp chứng minh ?
HS : Mục đích chứng minh : làm cho người đọc tin vào luận điểm mình đã nêu .
 - Phát biểu theo ghi nhớ.
 - Đọc ghi nhớ / 42.
GV? Phân tích mục đích lập luận và phương pháp lập luận chứng minh qua văn bản “ Sự giàu đẹp của tiếng 
Việt ” ?
HS : Hoạt động nhóm - trình bày.
GV : Khái quát - kết luận theo tiết 85 đã học.
I. Mục đích và phương pháp chứng minh :
1.Chứng minh trong đời sống 
-Dùng sự thực ( chứng cứ xác thực ) để chứng tỏ 1 điều gì đó đáng tin.
ð Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ 1 ý kiến ( luận điểm ) nào đó là chân thực.
2. Chứng minh trong văn bản nghị luận : 
a. VD : 
VB : “ Đừng sợ vấp ngã ” 
b.Nhận xét :
*) Luận điểm cơ bản :
 Đừng sợ vấp ngã.
*) Lập luận :
- ý 1 : 
+ Vấp ngã là thường.
+ VD : cụ thể , ai cũng biết.
- ý 2 : Những người nổi tiếng cũng đã tững vấp ngã ð họ vẫn nổi tiếng.
 ( 5 dẫn chứng xác thực ) 
- ý 3 : lời khuyên , lời nhắc nhở ð kết luận lại vấn đề.
" Lập luận đáng tin cậy vì : 
+ Lí lẽ , bằng chứng chân thực được thừa nhận.
+ Chặt chẽ , hợp lí.
*) Lí lẽ , dẫn chứng : được lựa chọn , thẩm tra , phân tích ð thuyết phục.
2. Ghi nhớ : / 42.
IV. Củng cố : 
 ? Nêu mục đích , tính chất và các yếu tố của bài văn chứng minh ?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
 1. Thuộc ghi nhớ , hoàn thành bài tập SGK ; BT 1 , 2 , 3 , 4 , 5 ( SBT )
 2. Tiết sau : thêm trạng ngữ cho câu ( tiếp )
e. Rút kinh nghiệm 
.
 -------------------------------------------
 Ngày soạn:...../...../2010 Tuần 23
Ngày giảng:..../..../2010 Bài 21: Tập làm văn Tiết 88 
 Tìm hiểu chung về phép lập luận 
chứng minh
A.Mục tiêu : 
Giúp HS
Kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất, và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Kĩ năng: Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
Thái độ: Tìm hiểu phép lập luận chứng minh trong làm văn.
b. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo.
 - Trò : học thuộc bài cũ . Làm đủ BT.
c. Phương pháp 
 - Quy nạp + trao đổi , vấn đáp + hoạt động nhóm , cá nhân + thực hành.
d. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra bài cũ :
 GV? So sánh sự giống và khác nhau giữa kết luận trong văn nghị luận và kết luận trong đời sống ? 
 *) Giống : đều là những ý kiến ð kết luận.
 *) Khác nhau : 
 - Kết luận trong đời sống : có tính chất cá nhân , cảm tính , có ý nghĩa hàm ẩn.
 - Kết luận trong văn nghị luận : có tính khái quát , có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội ;
 có ý nghĩa tường minh ð luận điểm .
 GV? Yêu cầu về phương pháp lập luận trong văn nghị luận ? ( SGK / II 2 / 34 )
III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 2: Luyện tập
Tìm hiểu văn bản : Không sợ sai lầm 
HS : Đọc văn bản, thảo luận trả lời câu hỏi SGK.
GV : Bài văn nêu luận điểm gì ? Tìm những luận điểm đó ?
2. HS : Đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
GV : Bài văn nêu luận điểm gì ? Tìm những câu văn mang luận điểm đó?
GV : Để làm rõ các luận điểm trên tác giả đã đưa ra những luận cứ nào ? Em có nhận xét gì về cách lập luận này ?
GV : Dựa vào Sách TKBG Ngữ văn 7- Tâp 2/ 90 để hướng dẫn.
HS : Tìm luận điểm, luận cứ và phương pháp chứng minh.
II. Luyện tập
1. Bài tập :
*) Luận điểm : Không sợ sai lầm. Được cụ thể hoá :
 + Nhan đề bài văn
 + Câu kết văn bản.
*) Luận cứ: Các câu văn còn lại.
- Sợ sặc nước -> không biết bơi.
- Sợ nói sai -> không nói được ngoại ngữ.
- Không chịu mất gì -> không được gì.
- Sợ sai -> không dám làm gì.
Thất bại là mẹ thành công.
- Có người sai thì chán, có kẻ sai lầm tiếp tục sai lầm.
-> Hiển nhiên, đúng với thực tế, hợp lí, có sức thuyết phục.
*) Cách lập luận chứng minh:
- Bài Đừng sợ vấp ngã: chứng minh bằng cách đưa ra dẫn chứng trong thực tế, cụ thể.
- Bài Không sợ sai lầm: chứng minh bằng cách dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ.
2.Bài tập thêm:
 Tìm hiểu cách lập luận chứng minh trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
*) Luận điểm: “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Dân ta có một lòng...
- Lịch sử ta có nhiều...
- Đồng bào ta ngày nay...
- Bổn phận của chúng ta là làm...
*) Luận cứ :
- Những trang sử vẻ vang...
- Từ các cụ già...
- Giải thích, tuyên truyền...
=> Lập luận bằng cách đưa ra dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, có sức thuyết phục cao.
3. Bài tập bổ sung:
Chứng minh Tiếng việt là thứ ngôn ngữ đẹp.
 IV. Củng cố : 
 ? Nêu mục đích , tính chất và các yếu tố của bài văn chứng minh ?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
 1. Thuộc ghi nhớ , hoàn thành bài tập SGK ; BT 1 , 2 , 3 , 4 , 5 ( SBT )
 2. Tiết sau : thêm trạng ngữ cho câu ( tiếp )
e. Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 _ 23.doc