Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 28, 29

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 28, 29

A. MỤC TIÊU

 Giúp HS :

 - Kiến thức: Hiểu được giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay ”.

 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , kể , tưởng tượng truyện , phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập , tương phản và tăng cấp.

 - Thái độ: Hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ , tranh vẽ ( nếu có )

 - Trò : học bài cũ, soạn bài theo CHĐH VB.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Diễn dịch + vấn đáp , trao đổi + bình giảng + hoạt động nhóm , cá nhân + thực hành.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

 I. Ổn định tổ chức.

 II.Kiểm tra bài cũ :

 

doc 33 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 28, 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ....../...../2010 Tuần 28 
Ngày giảng:...../..../2010 Bài 26: Văn bản Tiết 105
 Sống chết mặc bay
 ( Phạm Duy Tốn )
A. Mục tiêu 
 Giúp HS : 
 - Kiến thức: Hiểu được giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay ”.
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , kể , tưởng tượng truyện , phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập , tương phản và tăng cấp.
 - Thái độ: Hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa.
b. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ , tranh vẽ ( nếu có )
 - Trò : học bài cũ, soạn bài theo CHĐH VB.
c. Phương pháp 
 - Diễn dịch + vấn đáp , trao đổi + bình giảng + hoạt động nhóm , cá nhân + thực hành.
d. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức.
 II.Kiểm tra bài cũ : 
 Kể tên các văn bản NL ? Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 1 VBNL em thích nhất ?
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả , tác phẩm.
GV : Cho HS xem ảnh chân dung Phạm Duy Tốn ( nếu có ) 
GV ? : Giới thiệu những nét cơ bản của tác giả Phạm Duy Tốn và tác phẩm.
HS : Phát biểu theo chú thích SGK.
GV : Chốt - ghi bảng.
 Bổ sung : 
- Tác giả PDT : là 1 trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại vào những năm đầu của TK XX . Ông được xem là người đầu tiên viết truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực.
 + Truyện ngắn nổi tiếng : Sống chết mặc bay , con người Sở Khanh 
- Tác phẩm : “ Sống chết mặc bay ” được coi là tác phẩm thành công nhất của PDT , là tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng hiện thực ( phản ánh hiện thực ĐS – XH ) trong xã hội Việt Nam đầu TK XX.
 +) Đây là truyện ngắn hiện đại được học đầu tiên khác với những truyện ngắn hiện đại trước đây đã học được viết bằng tiếng Hán g “ Sống chết mặc bay ” được viết bằng tiếng Việt hiện đại.
GV : Nêu yêu cầu đọc : 
- Phân biệt giọng đọc : 
 +) Giọng kể _ tình cảm của tác giả.
 +) Giọng quan phụ mẫu : hách dịch , nạt nộ , quát.
 +) Giọng dân phu , thầy đề : sự sệt , khúm núm , sợ hãi.
GV : Đọc mẫu 1 đoạn : đầu g khúc đê này hỏng mất.
HS : 2 em đọc tiếp g hết.
GV : Nhận xét _ sửa cách đọc.
GV ? : Tóm tắt nội dung văn bản ?
- Nước lũ tràn về ngập sông Nhị Hà g nguy cơ vỡ đê đang đến gần . Dân chúng hàng trăm con người đang vật lộn dưới mưa tầm tã để hộ đê , bảo vệ tính mạng – tài sản.
- Trong lúc đó quan huyện và bọn nha lệ có nhiệm vụ hộ đê đang vui cuộc tổ tôm trong đình.
 +) Quang cảnh trang nghiêm.
 +) Quan phụ mẫu uy nghi , chễm chệ.
 +) Đồ dùng mang theo của quan.
g Không hề biết đến tình cảnh bi thảm của dân.
- Đê vỡ – quan ù to.
GV : Thuỷ – hoả - đạo – tặc trong 4 thứ ấy , nhân dân xếp giặc nước , giặc lụt lên hàng đầu . Cho đến nay , hàng bao TK , nhân dân vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc Việt Nam đã phải đương đầu với bao lần “ Thuỷ thần nổi giận ” lũ lụt , vỡ đê , trôi nhà , chết người  thảm họa  Hệ thống đê điều đã được gia cố hàng năm nhưng nhiều đoạn không chống được sức nước hung bạo lại thêm sự vô trách nhiệm , sống chết mặc bay của bọn quan lại g thiên nạn ấy càng thê thảm . Truyện ngắn của PDT đã dựng lại bức tranh đau lòng , đáng giận ấy.
GV ? : Tên truyện “Sống chết mặc bay ”khiến ta liên tưởng đến thành ngữ quen thuộc nào ? ý nghĩa tên truỵên ?
HS :Thành ngữ :”Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi ”
 Nhan đề : khắc hoạ bản chất vô trách nhiệm ‘ích kỉ , coi thường tính mạng , tài sản của người dân gvô nhân tính 
GV ? : Giải nghĩa từ : thẩm lậu , quan phụ mẫu , nha lệ , yến , thầy đề chánh tổng .
HS : Giải thích theo chú thích SGK .
Hoạt động 3: Phân tích Văn bản .
Bước 1 :Ttìm hiểu bố cục của văn bản .
GV? : PTBĐ chính của VB ? Ngoài ra tác giả còn kết hợp những PTBĐ nào?Tác dụng của phương thức này ?
HS : Tự sự + MT + BC + NL .g VB sinh động , hấp dẫn , có sức gợi tả , gợi cảm .gHấp dẫn người đọc. 
GV ? : Xác định bố cục của VB ? Nội dung mỗi đoạn trong VB ? 
HS : 3 đoạn 
- Đoạn 1 : Đầu g hỏng mất :nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của ND .
- Đoạn 2 : Tiếp gđiếu mày : cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi “đi hộ đê ”
- Đoạn 3: Còn lại: Cảnh đê vỡ, ND lâm vào tình cảnh thảm sầu .
GV ? : NV trung tâm trong VB là ai ? Trọng tâm miêu tả nằm ở phần nào ? 
HS : - NV trung tâm : Quan phụ mẫu 
Phần trọng tâm : Phần 2 của VB .
GV : Cho HS quan sát 2 bức tranh trong SGK .
GV? Bức tranh minh hoạ cho những cảnh nào ?
HS : Trả lời theo bố cục phần 1. 2 
GV ? : Bức tranh giúp em liên tưởng đến h/ả nào chúng ta đã học trong chương trình VH lớp 6 ? 
HS : H/ ả Sơn Tinh cùng ND chống lũ lụt , chống lại Thuỷ Tinh .
GV? : Theo em 2 bức tranh ấy được vẽ với dụng ý gì ? Nó minh hoạ cho cảnh gì và tạo cảnh tượng ntn ?
HS : Minh hoạ cho ND chính của truyện , tạo ra 2 cảnh tượng tương phản nhau .
GV : Đó là những nét nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong văn bản.
GV ? : Thế nào là phép tương phản ?
HS : Phát biểu ( câu hỏi 2 / SGK / 81 )
Bước 2 : Phân tích.
HS : Quan sát đoạn văn đầu.
GV ? : Xác định thời gian , không gian , địa điểm được nói đến trong đoạn văn.
HS : Tìm các chi tiết , gạch chân vào SGK.
GV ? : Thời gian gần 1 giờ đêm có ý nghĩa như thế nào ? Tại sai tác giả lại không nói đến 1 tên làng , tên phủ cụ thể nào mà lại dùng kí hiệu làng X , phủ X ?
HS : 
-Thời gian : khuya khoắt , mọi người đã hộ đê trong 1 khoảng thời gian dài , tăng thêm sự căng thẳng mệt mỏi cao độ g việc hộ đê càng trở nên khó khăn.
- Tác giả dùng kí hiệu “ làng X , phủ X ” g muốn người đọc hiểu câu chuyện không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà mang tính chất phổ biến ở nhiêug nơi trong giai đoạn đó g chi tiết tạo tính khái quát cao.
GV : Tình thế hết sức nguy ngập , đêm hôm khuya khoắt cuộc hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày , đến tối , đến tận đêm khuya . Trong khi đó , mưa vẫn tầm tã , nước sông lên to , đê núng thế đã rất yếu , đã ngấm nước g có nguy cơ vỡ g tình huống căng thẳng giữa cảnh trời nước dữ dằn nguy ngập.
GV ? : Cảnh tượng hộ đê được miêu tả qua những hình ảnh âm thanh nào ? 
HS : Tìm , gạch chân vào SGK : 
 - Hình ảnh dân phu : hàng trăm nghìn con người  
 +) Kẻ thuổng , người cuốc , đội đất , vác tre 
 +) Bì bõm , lướt thướt như chuột lột.
 - Âm thanh : 
 +) Trống đánh liên thanh.
 +) ốc thổi vô hồi.
 +) Tiếng người xao xác , mệt lử 
GV ? : Ngôn ngữ miêu tả ở đây có gì đặc sắc ? Qua đó gợi cho ta thấy 1 không khí , cảnh tượng như thế nào ?
HS : Phát biểu ý kiến.
GV : Định hướng _ chốt ghi bảng.
- Bằng ngôn ngữ miêu tả rất tập trung : tả thực những động từ , tính từ nối nhau : tầm tã , to , vỡ , giữ gìn , cuốc , đội , vác , đắp , cừ : cùng với những từ láy gợi tả : bì bõm , lướt thướt , tẫm tã , cuồn cuộn , xao xác ; kết hợp với những hình ảnh so sánh : “ Người nào người ấy lướt thướt như chuột lột ” g người đọc như trực tiếp nghe thấy , nhìn thấy và đang sống giữa 1 cuộc đắp đê chống bão lũ có thật . Một cảnh tượng thật là : nhốn nháo , căng thẳng , vất vả , cơ cực , 
khốn khổ kèm với tiếng trống , tiếng tù và , tiếng người gọi nhau xao xác càng gợi sự cấp bách , khẩn trương , sự nguy hiểm của thiên tai đang từng lúc đe doạ con người.
GV ? : Thái độ của tác giả trước cảnh tượng này ? Thái độ ấy càng nhấn mạnh thêm điều gì ? 
HS : Thái độ của tác giả ( bảng chính )
- Than ôi ! Sức người  g sự bất lực giữa sức người 
- Lo thay ! Nguy thay !  với sức trời.
Sự yếu kém của thế đê trước thế nước g nguy cơ vỡ đê càng khó tránh.
GV : Bình : bằng sự kết hợp ngòi bút tả thực với biểu cảm , trữ tình tác giả đã dẫn người đọc đến 1 cuộc hộ đê hết sức sống động của những người dân và cảnh tượng ấy đã lay động lòng người , đánh thức những tình cảm đúng đắn trong chúng ta . Ai mà không xót thương trước những tai họa đang giáng xuống đầu những người dân vô tội.
I. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
1. Tác giả : Phạm Duy Tốn 
( 1883 – 1924 )
 - Cây bút truyện ngắn xuất sắc ở nước ta đầu thế kỷ XX.
2. Tác phẩm : 
 - Viết 7 / 1918 đăng trên báo Nam Phong số 18 ( 12 – 1918 )
3. Đọc – chú thích : 
a. Đọc tóm tắt : 
b, Chú thích : SGK / 79 / 80 .
II. Phân tích văn bản :
1. Bố cục : 
 - 3 đoạn
2. Phân tích : 
a. Cảnh tượng nhân dân hộ đê :
- Thời gian : gần 1 giờ đêm.
- K/g : mưa tầm tã , nước lên to.
- Địa điểm : làng X , 
- Tình thế : đê núng thế g nguy cơ vỡ.
- Nghệ thuật : 
 +) Phép liệt kê , từ ngữ gợi tả 
( Động từ , từ láy tượng hình ) 
 +) Hình ảnh so sánh , biện pháp tả thực 
g Không khí , cảnh tượng nhốn nháo , căng thẳng , khẩn cấp , nguy hiểm.
g Thiên tai đang đe dọa con người
- Tác giả : đồng cảm , xót thương , lo lắng cho số phận của người dân.
IV. Củng cố : 
 ? H tóm tắt lại văn bản ?
 ? Em hiểu gì về nghệ thuật tương phản, tăng cấp ?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bi bài sau : 
 1. Thuộc ghi nhớ ; hoàn thành BT SGK ; BT 2 , 3/SBT/51. 
 2. Tiết sau :Soạn tiếp tiết 2 của văn bản.
e. Rút kinh nghiệm 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ....../...../2010 Tuần 28 
Ngày giảng:...../..../2010 Bài 26: Văn bản Tiết 106
 Sống chết mặc bay
 ( Phạm Duy Tốn )
A. Mục tiêu 
 Giúp HS : 
 - Kiến thức: Hiểu được giá trị hiện thực , giá trị nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay ”.
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc , kể , tưởng tượng truyện , phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập , tương phản và tăng cấp.
 - Thái độ: Hiểu thêm về xã hội phong kiến xưa.
b. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ , tranh vẽ ( nếu có )
 - Trò : học bài cũ, soạn bài theo CHĐH VB.
c. Phương pháp 
 - Diễn dịch + vấn đáp , trao đổi + bình giảng + hoạt động nhóm , cá nhân + thực hành.
d. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức.
 II.Kiểm tra bài cũ : 
 _ Câu 1 : Tóm tắt văn bản “ Sống chết mặc bay ”
 _ Câu 2 : Cảm nhận của em trước cảnh nhân dân hộ đê ở đầu truyện ?
III. Bài mới : 
GV ? : Đối lập tương phản với cảnh nhân dân hộ đê vất vả cực nhọc là cảnh nào ? 
HS : Cảnh quan phủ nha lại ở trong đình.
GV : Cho HS đọc đoạn 2.
GV ? : Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào ? Tìm những chi tiết miêu tả vị trí của  ... vẫn thấy nổi bật hình tượng 2 nhân vật đối chọi nhau như bóng tối với ánh sáng . Một kẻ tiểu nhân , phản bội , trơ trẽn với 1 người anh hùng trung thành với lí tưởng , hiên ngang , bất khuất . Đó là những nhân chứng lịch sử , những nhân cách con người mãi mãi in đậm trong tâm trí mỗi người . Để từ đó , bao thế hệ người đọc đều thấy rõ sự đối lập đến cực độ giữa 2 lí tưởng xã hội : phi nghĩa và chính nghĩa , thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam thuộc thời kì Pháp thuộc . Và đằng sau 2 hình tượng ấy là tấm lòng của 1 tài năng , 1 người chiến sĩ , 1 nhà văn vĩ đại.
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau : 
 - Thuộc ghi nhớ ; hoàn thành BT SGK ; BT 2 , 3/ SBT/ 51.
 - Tiết sau : Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
E. Rút kinh nghiệm 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------ 
 Ngày soạn :....../...../2010 Tuần 28
 Ngày giảng:...../..../2010 Bài 27: Tiếng việt Tiết 111 
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Luyện tập ( Tiếp )
A. Mục tiêu
 Giúp HS : 
 - Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học về dung cụm C – V để mở rộng câu.
 - Kĩ năng: Biết đầu biết cách mở rộng câu bằng cụm C – V.
 - Thái độ: ý thức dùng đúng cụm C - V để mở rộng câu.
B. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ , bảng nhóm.
 - Trò : Ôn tập chắc kiến thức, làm đủ BT.
C.Phương pháp 
 - Vấn đáp , trao đổi , thực hành , hoạt động nhóm , cá nhân.
D. Tiến trình giờ dạy 
I. ổn định tổ chức. 
II.Kiểm tra bài cũ : GV treo bảng phụ.
 ? Xác định cụm C – V để mở rộng câu trong các VD sau và cho biết vai trò của cụm nó.
1. Nam / học giỏi // khiến cha mẹ / vui lòng g Cụm c - v làm thành phần câu ( CN ) 
 c v C V g Cụm c - v làm phụ ngữ cho ĐT khiến
 CN VN
2. Con sông ấy // nước / xanh ngắt. g Cụm c – v làm thành phần VN.
 C V
 CN VN 
3. Tôi // đã đọc xong quyển truyện bạn / tặng. g Cụm C – V làm phụ ngữ cho danh từ 
 C V ( quyển truyện )
 CN VN
 ? Thế nào là dùng cụm C – V để mở rộng câu ? Các trường hợp dùng cụm C – V mở rộng câu? ( HS trả lời theo ghi nhớ SGK/68) 
III. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Ôn lí thuyết.
HS : Nhắc lại kiến thức 
( phần bài cũ đã làm ) 
Hoạt động 2 : Bài tập.
HS :Đọc – nêu yêu cầu 3 bài tập trong SGK.
- Mỗi nhóm thảo luận làm 1 bài tập ta bảng nhóm.
- Trình bày trên bảng.
GV : Nhận xét – sửa hoàn chỉnh các bài tập.
HS : Chép – chữa bài vào vở.
 GV : Hướng dẫn HS cách làm.
- Xét quan hệ giữa các câu : thêm từ hoặc bớt những từ không cần thiết.
GV : Hướng dẫn : 
- Xác định nội dung , chủ đề.
- Viết các câu văn hướng vào nội dung chủ đề ấy.
- Liên kết câu.
- Sử dụng cụm C – V để mở rộng câu.
HS : Viết bài cá nhân g GV + lớp sửa.
GV: Tổ chức cho HS chơi , mỗi đội 5 em 
GV + HS chữa
GV : Công bố phần thắng . 
I. Lí thuyết : 
 1. Thế nào là dùng cụm c – v để mở rộng câu.
 2. Các trường hợp dùng cụm c – v để mở rộng câu.
I. Bài tập : 
Bài tập 1. Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. Cho biết mỗi cụm C – V ấy làm thành phần gì ? 
 a) Khí hậu nước ta / ấm áp // cho phép ta / quanh năm trồng 
 C V ĐT C V
 CN VN
trọt , thu hoạch bốn mùa. 
 g 1 cụm C – V làm CN , 1 cụm C – V làm phụ ngữ cho động từ “ cho phép ”.
 b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ / ca tụng cảnh núi non , hoa cỏ,
 Cụm ĐT C 1 V1 
núi non , hoa cỏ / trông mới đẹp ; từ khi có người / lấy tiếng 
 C2 V2 C3 V3
chim kêu , tiếng suối chảy / làm đề ngâm vịnh , tiếng chim , 
 V4 C4
tiếng suối / nghe mới hay.
 V4
 g 4 cụm C – V làm phụ ngữ cho ĐT từ “ nói ” ( C1 – V1 
C2 – V2 ; C3 – V3 ; C4 – V4 ) 
 2 cụm C – V làm phụ ngữ cho DT khi.
c) Thật đáng tiếc khi chúng ta // thấy những tục lệ tốt đẹp ấy / 
 ĐT C1
 CN VN
mất dần và những thứ của quí của đất nước mình / thay dần 
 V1 C2 V2
bằng những hình thức bóng bảy nước ngoài.
g 2 cụm C – V làm phụ ngữ cho ĐT “ thấy ” ( C1 – V1 ; C2 – V2 )
Bài tập 2. ( 97 ) 
Hãy gộp các câu cùng cặp thành 1 câu có cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ nà không đổi nghĩa chính của chúng.
 a) Chúng em / học giỏi // khiến cha mẹ và thầy cô / rất vui lòng.
 C1 V1 ĐT C2 V2
 CN VN
 b) Nhà văn Hoài Thanh // khẳng định rằng cái đẹp / là cái có 
 ĐT C1 V1
 CN VN
ích. 
c) Tiếng Việt / rất giàu thanh điệu // khiến lời nói của người 
 C1 V1 ĐT C2
 CN VN
Việt ta / du dương , trầm bổng như 1 bản nhạc. 
 V2 
d) Cách mạng tháng Tám / thành công // đã khiến cho Tiếng 
 C1 V1 ĐT C2
 CN VN
Việt / có ... số phận mới.
 V2
Bài tập 3. ( 97 ) :
- Gộp mỗi cặp câu và vế câu ( in đậm ) dưới đây thành 1 câu có cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
a) Anh em / hoà thuận // khiến 2 thân / vui vầy.
 C1 V1 ĐT C2 V2
 CN VN
b) Đây // là cảnh 1 rừng thông ngày ngày biết bao người / qua 
 DT C1 V1
 CN VN 
lại 
c) Hàng loạt vở kịch  / ra đời // đã sưởi ấm  đất nước.
 C1 V1 
 CN VN
BT thêm : Viết 1 đoạn văn nghị luận có sử dụng cụm C – V làm thành phần để mở rộng câu : 
- Dựa vào VB : + Sống chết mặc bay.
 + Những trò lố 
VD : “ Sống chết mặc bay ” // là 1 tác phẩm / đặc sắc.
 c v
 CN VN
5. Trò chơi tiếp sức :
Trong vòng 2 phút đặt câu có cụm C-V để mở rộng câu .
IV. Củng cố :
 GV : Khái quát lại nội dung bài học .
 GV ? : Trong TV chúng ta sử dụng rất nhiều loại câu khác nhau với những mục đích khác nhau . Hãy liên hệ với bài : “Sự giàu đẹp của TV ”Em có thể rút ra những nhạn xét gì ?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau :
 1. Hoàn thành các bài tập trong SGK , BT4 / SBT tập 2 / 63.
 2. Bài mới : Chuẩn bị tốt tiết luyện nói văn bản giải thích 1 vấn đề ( đề b )
E . Rút kinh nghiệm :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày soạn :....../...../2010 Tuần 28
 Ngày giảng:...../..../2010 Bài 27: Tập làm văn Tiết 112 
 Luyện nói : bài văn giảI thích một vấn đề
A.Mục tiêu 
 Giúp HS : 
 - Kiến thức : Nắm vững hơn và thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn giải thích đồng thời củng cố những kiến thức xã hội và văn học có liên quan tới bài luyện tập .
 - Kĩ năng : Biết trình bày một vấn đề XH( hoặc văn học ) để thông qua đó tập nói năng một cách bạo dạn , tự nhiên , trôi chảy .
 - Thái độ :Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước tập thể.
B. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , SBT , tài liệu tham khảo 
C.Phương pháp 
 - Vấn đáp , trao đổi , thực hành nói .
D. Tiến trình bài dạy 
 I . ổn định lớp: 
 II. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Nêu dàn bài của một bài văn nghị luận ? 
 III . Bài mới : 
Hoạt động 1 : GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
 HS : - Các tổ báo cáo việc chuẩn bị bài của các thành viên trong tổ .
 - Các tổ hoạt động nhóm thống nhất ND , dàn ý chung .
 - Trình bày dàn ý của nhóm mình .
 GV - Cho lớp nhận xét , sửa , bổ sung , hoàn chỉnh .
 - Đưa ra dàn ý hợp lí nhất .
Đề bài : Vì sao những tấn trò mà Va - ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn ái Quốc gọi là “Những trò lố ”.
Dàn bài : 
 Mở bài : 
Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn “Những trò lố ...”của Nguyễn ái Quốc.
Nêu luận điểm : “Những trò lố ”là cụm từ dược dùng đẻ gọi tấn trò mà Va – ren bày ra với PBC .
 Thân bài : 
 - Giải thích thế nào là trò lố ? ( trò lố là lố bịch , xấu xa , đáng cười , đáng khinh .)
 - Tại sao những trò mà Va-ren bày ra với PBC được Nguyễn ái Quốc gọi là trò lố ? 
 +Sự thực những trò Va-ren diễn chỉ là những trò bịp bợm , dối trá , phỉnh nịnh , xấu xa đê tiện gtrò hề nực cười , đáng ghét ,đáng khinh bỉ .
 + Tác giả muốn phơi bày vạch trần bộ mặt thật của Va-ren , của chủ nghĩa TD Pháp ở Đông Dương. 
 - Những trò lố ấy là gì ? “lố” như thế nào ? 
 + Nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ PBC gKhông phải tự nguyện mà do sức ép của công luận g mục đích để vuốt ve xoa dịu trấn an sức ép của công luận , cuộc đấu tranh của nhân dân đòi thả PBC.
 + Chỉ chăm sóc khi nào đã “ yên vị ” trên chiếc ghế Toàn quyền Đông Dương mà hành
 trình từ Mac – xây g Sài Gòn phải mất 4 tuần lễ g PBC vẫn ở tù g mỉa mai , nực cười
 thay .
 + Cuộc gặp gỡ với PBC tại nhà tù Hoả Lò – Hà Nội : 
 . Lời nói đầu tiên ( mang tự do đến ) đối lập với hành động bắt tay , nâng gông 
 ( không phải là tháo gông )
 . Sự độc diễn như 1 vai hề tên sân khấu với những lời lẽ tuôn ra như suối : trầm –
 bổng , ngọt ngào g mục đích mặc cả về cái giá của tự do , rồi phỉnh nịnh tâng bốc g dụ 
 dỗ mua chuộc PBC.
 . Đưa ra những tấm gương về sự phản bội lí tưởng , trong đó có mình g lấy làm tự
 hào kiêu hãnh về điều đó 
 . “ Lố ” hơn nữa là những trò ấy được PBC trả lời bằng sự im lặng , dửng dưng, khinh
 bỉ , căm phẫn chế nhạo , thậm chí còn bị nhổ vào mặt ( như lời nhân chứng thứ 2 
 - Bản chất của Va – ren lộ rõ : lừa lọc , dối trá , trơ trẽn , lố bịch , vô liêm sỉ và vô cùng xảo quyệt
 Kết bài :
 Khẳng định lại những tấn trò Va – ren bày ra gtrò lố , đáng khinh bỉ .g càng kính trọng và khâm phục PBC.
 - Thấy được ngòi bút có tính chiến đấu mạnh mẽ , biện pháp NT đối lập , tương phản , giọng văn châm biếm , đả kích sâu cay của một chiến sĩ CM yêu nước, căm thù giặc ,của 1 nhà văn xuất sắc .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện nói .
HS : - Tập nói theo nhóm (dựa vào dàn bài đã nêu )
 - Tự rút kinh nghiệm trong nhóm .
GV : Yêu cầu HS nói trước tập thể :
 - Nói rõ ràng , mạch lạc , to vừa phải, truyền cảm.
 - Chú ý ngữ điệu khi nói , bình tĩnh , tự tin , tự nhiên .
HS : TB, yếu : trình bày phần mở bài , kết bài .
 Khá : phần thân bài .
 Giỏi : cả bài .
GV : Uốn nắn kịp thời từng em .Cho điểm HS trình bày tốt .
Hoạt động 3 : Sơ kết giờ luyện nói :
GV :- Chỉ ra những ưu điểm cần phát huy , những nhược điểm cần khắc phục .
 - Hướng dẫn HS tự luyện nói ở nhà .
 IV . Củng cố 
 GV : Khái quát ND bài vừa học .
 V . Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau :
 1. Tập nói ở nhà .
 2. Bài mới : Soạn bài Ca Huế trên sông Hương .
E . Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28 _ 29.doc