I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: củng cố một số kiến thức tiếng Việt đã học: Từ ghép, từ láy, phép tu từ, yếu tố Hán Việt, thành ngữ.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng làm bài tổng hợp.
*Giáo dục tư tưởng: ý thức tự giác làm bài
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: PHẦN LÀM BÀI CỦA HỌC SINH
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Đề bài, đáp án
*Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 24 Tiết : 90 Kiểm tra Tiếng việt I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: củng cố một số kiến thức tiếng Việt đã học: Từ ghép, từ láy, phép tu từ, yếu tố Hán Việt, thành ngữ. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng làm bài tổng hợp. *Giáo dục tư tưởng : ý thức tự giác làm bài II.Trọng tâm của bài: phần làm bài của học sinh III.Chuẩn bị *Giáo viên: Đề bài, đáp án *Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: 1.Ma trận đề kiểm tra Chủ đề Các cấp độ tư duy Điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Từ Tiếng việt 2 2 Biện pháp NT tu từ 2 2 1 3 Các kiểu câu đã học 2 1 5 Tổng 4 4 2 10 2.Đề bài Phần I: Trắc nghiệm khách quan(4đ) Hãy ghi lại chữ cái trước đầu các câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra của em: Câu 1: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? A. Chủ ngữ C. Trạng ngữ B. Vị ngữ D. Bổ ngữ Câu 2: Em chọn một từ hoặc cụm từ thích hợp nào dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Trong...ta thường gặp nhiều câu rút gọn”. A. Văn xuôi C. truyện ngắn B. Truyện cổ tích D. văn vần (thơ, ca dao, tục ngữ) Câu 3: Câu đặc biệt là gì ? A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ C. Là câu chỉ có chủ ngữ B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ D. Là câu chỉ có vị ngữ Câu 4:Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt? A. Giờ ra chơi. C. Cánh đồng làng B. Tiếng suối chảy róch rách D. Câu chuyện của bà tôi. Câu 5. Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào? A. Theo các nội dung mà nó biểu thị B. Theo vị trí của chúng trong câu C. Theo thành phần chính mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau D. Theo mục đích nói của câu Câu 6. Dòng nào là trạng ngữ trong các câu “ cô bé Dần phải đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào” ? A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai C. Đầu nó còn để hai trái đào B. Cả A và B D. Khi ấy Câu 7. Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ? A. Thương người như thể thương thân C. Tấc đất, tấc vàng B. Uống nước nhớ nguồn D. Ăn trông nồi ngồi trông hướng Câu 8. Trạng ngữ trong câu: “Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột” là trạng ngữ gì ? A. Trạng ngữ cách thức. C. Cả B và D B. Trạng ngữ không gian. D. Trạng ngữ thời gian. Phần II. Tự luận(6đ) Câu 1(2đ) Thế nào là câu đặc biệt ? cho ví dụ minh họa ? Thế nào là câu rút gọn? cho ví dụ minh họa ? Câu 2(4đ) Viết một đoạn văn từ 10-15 câu về chủ đề quê hương trong đó có ít nhất 3 câu sử dụng trạng ngữ rồi chỉ ra bằng cách gạch chân dưới các trạng ngữ đó ? 3. Đáp án - Biểu điểm Phần I:Trắc nghiệm khách quan:(4đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B B A D B C Phần II:Tự luận(6d) Câu 1(2đ): Trình bày đúng khái niệm câu đặc biệt, câu rút gọn. Lấy được ví dụ minh họa 2đ. Trình bày sai, thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm. Câu 2(4đ) Viết đúng chủ đề, đoạn văn có nội dung rõ ràng (2 điểm) - Có 3 câu sử dụng trạng ngữ đúng (2 điểm) - Bài viết sạch đẹp khoa học (1 điểm) C.Hướng dẫn về nhà(1’) - Nhận xét ý thức làm bài của học sinh - Dặn dò về nhà
Tài liệu đính kèm: