Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Lê Thị Hòe

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Lê Thị Hòe

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 - Cãm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 - Giúp học sinh nhớ lại loại văn bản nhật dụng

B. Phương tiện dạy học :

- GV: Giáo án, SGK, SGV - HS : Soạn bài, SGK

C. Tiến hành các tiết dạy:

 Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra

 * Giới thiệu bài: Từ lúc chập chững đến trường cho tới nay, các em đã được tham dự nhiều lần ngày khai trường. Nhưng có lẽ ngày khai trường đầu tiên của năm học lớp 1 là đầy kỉ niệm ấn tượng nhất. Các em còn nhớ đêm trước ngày khai trường tâm trạng của em ra sao, mẹ em đã làm những gì? Bài văn được học hôm nay sẽ trả lời cho các em những điều suy nghĩ ấy?

 

doc 355 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Lê Thị Hòe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: - Bài 1: - Tiết 1-2: Ngày : 11/9/2007 
 Văn bản: Cổng trường mở - Mẹ tôi
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
	- Cãm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
	-Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 - Giúp học sinh nhớ lại loại văn bản nhật dụng
B. Phương tiện dạy học : 
- GV: Giáo án, SGK, SGV - HS : Soạn bài, SGK 
C. Tiến hành các tiết dạy:
	Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra
	* Giới thiệu bài: Từ lúc chập chững đến trường cho tới nay, các em đã được tham dự nhiều lần ngày khai trường. Nhưng có lẽ ngày khai trường đầu tiên của năm học lớp 1 là đầy kỉ niệm ấn tượng nhất. Các em còn nhớ đêm trước ngày khai trường tâm trạng của em ra sao, mẹ em đã làm những gì? Bài văn được học hôm nay sẽ trả lời cho các em những điều suy nghĩ ấy?
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng nhỏ nhẹ, tha thiết, chậm rãi.
 - Gọi học sinh tóm tắt ngắn gọn văn bản vài câu (Đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ không sao ngủ được – mẹ nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình – mẹ nhớ đến ngày khai trường ở Nhật Bảnvà mẹ nghĩ người con được đến trường và được bước vào thế giới kì diệu).
 - Cho học sinh đọc thầm các chú thích. Nêu nghĩa của từ can đảm (mạnh mẽ, không sợ gian khổ nguy hiểm khó khăn)
 . xetù theo nội dung vb này thuộc loại vb gì mấcc em đã học ở lớp 6 ? ( vb biểu cảm – vb nhật dụng ) 
 . em hiểu gì về vb nhật dụng ? ( đề cập đến nội dung gần gủi bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người )
 . Theo em vb này nhằm kể chuyện nhà trường , chuyện đem con đi học hay biểu hiện tâm tư của người mẹ ( tâm tư của người mẹ )
 .Vậy nhân vật chính là ai ? ( người mẹ )
 .Tâm tư của người mẹđược biểu hiện ở những khía cạnh nào ? (tâm trạng và suy nghĩ của mẹ )
*Hoạt động 2 :Dựa vào các khía cạnh nội dung đó tìm hiểu vb .
 * Mở đầu vb,tác giả giới thiệu tâm trạng của mẹ và của con tâm trang của mẹ được nảy sinh trong hoàn cảnh nào ? 
- Trong thời điểm đó đã gợi lên cảm xúc gì trong tình cảm của hai mẹ con ( hồi hộp ,vui sướng ,hi vọng )
- Tâm trạng của con diễn tả qua các chi tiết nào ?
- Tâm trạng của mẹ được diễn tả qua những chi tiết nào ? Vì sao mẹ trằn trọc không ngủ được ? 
- Trong đêm không ngủ được ,mẹ đã làm gì cho con? Tìm các chi tiết thể hiện các việc làm đó ?
- Xuất phát từ đâu mà mẹ làm các việc cẩn thận chu đáo như vậy ? Gợi tình cảm gì ở người mẹ ?
- Trong đêm không ngủ được tâm trí mẹ đã sông lại những kỉ niệm gì trong quá khứ ?
- Từ ngữ nào gợi tâm trạng của mẹ 
- Vì sao cái kỉ niệm đó lại sống lại trong mẹ ( mẹ muốn ghi vào lòng con kỉ niệm đầu tiên – tình cảm mẹ dành cho con )
-Vì sao ngày khai trường đầu tiên vào lớp một lại khắc sâu kie niệm trong lòng người mẹ như thế ?
- Trong vb có phải người mẹ nói trực tiếp vời con không ? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai ? (mẹ không nói trực tiếp với con mà nói với lòng mình )
- Cách viết này có tác dụng gì ? ( nổi bật tâm trạng ,khắc sâu tâm tư tình cảm ,những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp )
- Để khằc sâu làm nổi bật tình cảm người mẹ tàc giả dùng nghệ thuật gì ? 
* Trong tâm tư nỗi lòng của mẹ còn được thể hiện cả cảm nghĩ lớn của mẹ . Mẹ nghĩ đến điều gì ? Vai trò của ai trong học tập của con ?
- Mẹ nghĩ gì về ngay khai trường ở nước Nhật ? Từ đó em nghĩ gì về ngày khai trường ở đầt nước ta nói chung ở trường ta nói riêng ? ( GV liên hệ ngà toàn dân đưa trẻ đến trường )
- Trong suy nghĩ của mẹ câu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trương ? câu văn ấy nói gì về vai trò của giáo dục ? 
--Suy nghĩ về nhà trương người mẹ nói : “ Bước qua cánh công trường là mở ra trước thế giới kì diệu” , em hiểu thê nào là thế giới kì diệu ? ( chân trời trí tuệ , vẻ đẹp đạo lí tình thầy trò bè bạn – khát vọng bay bỗng )
- Câu nói của người mẹ đã nói gì về giáo dục ? 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết 
 - Em có nhận xét gì về giọng văn ,lời văn?
 - Câu văn đoạn văn nào đã thâu tóm được nội được nội dung VB ? 
- VB nói gì về tấm lòng tình cảm cua người mẹ ?
 ( HS đọc ghi nhớ )
*Hoạt động 4 : GV hướng dẫn HS luyện tập 
- HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu 
- GV cho thảo luận theo nhóm rồi cho từng nhóm trình bày ý của nhóm mình .
- Từ ý kiến trên cho HS viết thành đoạn văn ( chú ý bố cục và nội dung ) 
 I .Đọc và hiểu chú thích :
 1. Đọc và tóm tắt 
 2. Các chú thích 
- VB biểu cảm – nhật dụng .
II. Tìm hiểu văn bản :
 1/Tâm trạng của người mẹ : 
- Đêm trước ngà khai trường 
của con vào lớp một 
-Con: Giấc ngủ đến dễ dàng 
- Mẹ : không ngủ được , lên giươnøg trằn trọc àMẹ vui mừng khi con đã lớn và hi vọng vềcon 
- Đắp mền buông mùng ,lượm đồ chơi ,xem lại cá thứ đã chuẩn bị 
-> thương yêu lo lắng cho con ,tình mẫu tử sâu sắc ở mẹ .
 -- Aán tương sâu đậm ngày khai trường bà ngoại dắt mẹ : rạo rực bâng khuâng -> từ láy gợi cảm xúc 
- Ngày đầu làm quen môi trường ,thế giới mới mở ra tâm hồn rộng mớ cho con người .
-> Nghệ thuật đối .
 2/ Suy nghĩ của người mẹ:
--Ngày khai tường ở nước Nhật 
 -> ngày hội 
-Ai cũng biết ràng  sau này
 ->phải định hướng đúng đắn về giáo dục ,không được sai lầm àVai trò vị trí cực kì quan trọng của giáo dục .
III.Tổng kết :
--Lời văn như những dòng nhật kí nhỏ nhẹ 
-- Tấm lòng yêu thương tình cảm của mẹ đối với con và vai trò của 
nhà trường đôíi với thế hệ tương lai 
IV. Luyện tập :
 1, Tán thành với ý kiến đó.
 Lí do : Lần đầu tiên bước vào thế giới kì diệu .
 2, Viết đoạn văn :( HS tự viết)
3. Hướng dẫn về nhà:
 - Đọc diễn cảm văn bản –tóm tắt ngắn gọn .
 - Học nắm được bài –đọc thêm 
 - Chuẩn bị bài “ Mẹ tôi “ .
 Văn bản : MẸ TÔI Ngày soạn : 4/9/2007
 Ngàygiảng: 6/9/2007
1. Kiểm tra bài cũ : VB cổng trường giúp em hiểu được vấn đề gì ? xét theo loại VB nhật dụng đề cập đến vấn đề gì ?
2. Bài mới : Giới thiệu bài : “ Thờ cha kính mẹ “ là truyền thống tốtđẹp vốn có từ lâu của dân tộc ta .tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng ý thức được ,có líc này lúc kia vì vô tình mà ta đã phạm những sai lầm với cha mẹ . Chính những lúc ấy cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm . VB ‘Mẹ tôi “ giúp chúng ta nhận thấy được tình cảm	
*Hoạt động 1: - Cho HS đọc chú thích *, nêu vài nét về tác giả 
 - GV hướng dẫn đọc : giọng bố nghiêm khắc , giọng cảm xúc khi nói về mẹ - Cho HS đọc một vài chú thích từ Hán Việt ,từ láy . – Em hãy tóm tắt VB .
*Hoạt động 2: Tìm hiểu VB ( VBđược viết dưới dạng một bức thư có chuyện xảy ra nhưng phần lớn là thể hiện tâm trạng ,thái độ của người bố .Vậy ta xét góc độ người viết và mục đích của người ấy như thế nào?
 Bước 1: Mở đầøu VB tác giả đã nêu rõ được hoàn cảnh nguyên nhân mà bố viết thư cho En-ri-cô .theo em đó là hoàn cảnh nguyên nhân nào ? 
 -Lời nói thiếu lễ độ của En-ri-cô đã làm suy nghĩ của bố về En-ri-cônhư thế nào ?
 - Những từ ngữ ,lời lẽ nào cho thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô? ( con đã thiếu lễ độ ,sụu hỗn láo con xúc phạm xấu hổ )
 - Qua đó cho em thấy thái độ của ngưiơì bố như thế nào ? Vì sao bố lại có thái độ như vậy ?
 - Càng có thái độ nghiêm khắc cho En-ri-cônhận thấy lỗi lầm ,người bố còn muốn cho En-ri cônghĩ về người mẹ – vì thế lời lẽ bức thư còn thể hiện được hình ảnh người mẹ như thế nào? ( thức trắng đêm)
 - Qua đó em hiểu gì về người mẹ của En-ri-cô? Có giống với mẹ của em bé vào lớp một không ? (GV bình )
Bước 2: Trước tấm lòng thương yêu vô bờ bến của mẹ đối với con và con sẽ hẫng hụt khi không có mẹ - Bố đã khuyên En-ri-cô những gì ? 
 + Hãy lần lượt chỉ ra những lời khuyên đó ? 
 + Qua lời khuyên đó em hiểu được gì hoạc mong muốn của bố đói với En-ri-cônhư thế nào ? 
 - Đọc thư bố En-ri-cô xúc động vô cùng . Vậy lí do nào khiến cậu ấy xúc động ?
 -(phần này GV cho HS đọc câu hỏi SGK-thảo luận nhóm và trình bày –sau đó GV bổ sung hoàn chỉnh )
 - Tại sao bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư ?
 ( + Viết thư để thể hiện tình cảm sâu sắc 
 Kín đó tế nhị .
 + Chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết không đánh mất lòng tự trọng 
 + Tạo bài học đáng nhớ suốt đới cho con về cách ứng xử trong gia đình ,ngoài xã hội ( Gvliên hệ trong thực tế ) ).
 - Bức thư trong Vb là bố gửi cho con nhưng tại sao lại lấy nhan đề là mẹ tôi ?
 ( GV cho HS thảo luận ,đưa ra các ý kiến )
* Hoạt động 3: Tổng kết bài 
 - Qua VB em nhận xét gì về lời lẽ ?
 - VB cho em bài học gì ? Em có suy nghĩgì về cha mẹ và tình cảm của mình với cha mẹ ? 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập 
 - Gọi HS đọc bài tập 1 –cho các em chọn –cuối cùng thống nhất lấy đoạn văn chính xác .
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cằu bài tập 2.
 GV gợi ý : - Chuyện gì ?
Xảy ra lúc nào ?
Thái độ bố mẹ 
Suy nghĩ của bản thân .
 HS đọc bài kể của mình .
I. Đọc hiểu chú thích :
II. Tìm hiểu văn bản :
 1/ Thái độ của bố đối với En-ri-cô:
 - Nguyên nhân : En-ri-côthốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi có cô giáo đến .
- Thái độ thẳng thắn ,nghiêm khắc ,buồn bã tức giận -> bất ngờ hụt hẫng về con .
 * Người mẹ : hết lòng thương con ,hi sinh tất cả cho con .
2/ Lời khuyên của bố :
- Cảm nhận tình cảm thương yêu kính trọng cha mẹ là thiêng liêng 
 - Không thốt ra mộy lời 
 -Hãy xin lỗi mẹ , cầu xin mẹ hôn -> chân thành tha thiết –giúp con nhận ra điều sai lầm ,đừng làm  ...  lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?
MB: Giới thiệu vấn đề trồng cây. Hoàn cảnh: vào mùa xuân. Tác giả: Bác Hồ.
TB: Luận điểm 1: Mùa xuân là Tết trồng cây.
Lí lẽ 1: Mùa xuân khí trời mát mẻ, không còn lạnh giá như mùa đông hoặc nóng nực như mùa hè. Mùa xuân là mùa thích hợp nhất cho việc trồng cây.
Mùa xuân là Tết trồng cây: Bác mong muốn mùa xuân trở thành ngày hội, ngày lễ mọi người đều hăng hái tham gia trồng cây.
Đất nước ngày càng xuân: đất nước ngày càng giàu đẹp..
Lí lẽ 2 :Vì sao Bác muốn tổ chức việc trồng cây thành mộït ngày Tết?
Vì trồng cây sẽ tô điểm cho đất nước, tạo thành những danh lam thắng cảnh, những điểm du lịch sinh thái
Trồng cây còn làm cho khí hậu ôn hoà, lọc khí thải, tạo môi trường sống tốt hơn 
Dẫn chứng: Bác yêu cây cối nên nơi bác ở rợp mát những hàng cây:
“Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đung đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng ngày xưa Bác trở về
Có vườn cây tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre” 
(Tố Hữu)
KB: Chúng em sẽ thực hiện lời dạy của Bác.
Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
MB: - Giới thiệu tình nghĩa đồng bào, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của nhân dân ta. - Để diễn đạt tình nghĩa này, ca dao có câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
Lí lẽ 1: Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật sâu sắc:
Nhiễu điều là tấm nhiễu đỏ. Chiếc gương soi được nâng đỡ bởi giá gương. Ngược lại, chiếc gương sáng làm tăng thêm vẻ rực rỡ của tấm nhiễu điều. Hai vật nầy luôn luôn gần gũi, gắn bó với nhau.
Từ hình ảnh nhiễu điều phủ giá gương, câu ca dao ẩn dụ một lời khuyên: người trong một nước, có cùng cội nguồn tổ tiên phải thương yêu, đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đất nước thêm bền vững và phát triển.
Dẫn chứng: cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đói kém, bão lụt hằng năm
Lá lành đùm lá rách
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lí lẽ 2: Vận dụng vào thực tiễn.
Trong cuộc sống thực tiễn, câu ca dao trên chỉ cho ta cách sống của một con người có nhân nghĩa. trong gia đình kính trọng cha mẹ, giúp đỡ anhem. Ngoài xã hội lễ phép với thầy cô, giúp đỡ cho bạn bè, cho những người bị thiên tai hay những điều không may khác bằng tấm lòng nhân ái
KB: Câu ca dao có hình ảnh đơn giản dễ hiểu, ý tình đậm đà thể hiện một nôi dung đạo đức truyền thống của nhân dân ta: lòng yêu thương đùm bọc những người xung quanh ta. Chúng ta phải suy nghĩ, hành động như thế nào cho xứng với lòng yêu thương đó của mọi ngừơi.
Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngư õ: Thất bại là mẹ thành công
MB: Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
Lí lẽ 1: giải thích ý nghĩa của luận điểm: người mẹ là ngừi sinh ra các người con. Thất bại là mẹ thành công có nghĩa là những thất bại cũ sẽ giúp người ta có thêm kinh nghiệm để tạo ra thành công mới.
Lí lẽ 2 : Những người nản chí thì không đúng như vậy. Nhưng nghững người bền chí, kiên trì thì quả là đúng, vì ngoài kinh nghiệm rút ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. 
Dẫn chứng 1: mỗi người trong cuộc sống đều có vấp ngã. Đã bao lần bạn vấp ngã mà bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có luôn đánh trúng bóng không?
Dẫn chứng 2: thất bại của những người nổi tiếng:
+ Walt - disney từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Oâng cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Disney-land.
+ Henry –Ford thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi lập nên thương hiệu xe hơi Ford nổi tiếng.
+ Lúc còn đi học, Lu - i Pastuer chỉ là học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.. .
KB: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình
Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói gói vàng,
đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua 2 câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống
MB: Giới thiệu:
 “ Chẳng được phẩm oản mâm xôi, 
 Cũng được lời nói cho vui tấm lòng 
 Người thanh tiếng nói cũng thanh,
 Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu ”
Lời nói từ ngàn xưa đã là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm nhưng noí năng làm sao cho “vui tấm lòng”, đạt được hiệu quả ca nhất trong giao tiếp mới là vấn đề cần suy nghĩ. Nhận xét về vấn đề này, ông cha ta đã đưa ra một ca dao giản dị nhưng thật sâu sắc như sau: 
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
 lựa lời mànói cho vừa lòng nhau.”
TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
Lí lẽ 1: lựa lời là lựa chọn từ ngữ, lựa chọn câu, chữ, ý trước ý sau  để diễn đạt điều cần nói, làm sao cho người nghe vui lòng và từ đó ta thu được kết quả tốt đẹp. Lựa lời mà nói cho hay sẽ làm nên sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta cần biết lựa lời nói sao cho thích hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh, từng sắc thái tình cảm
Lí lẽ 2: lời nói là một thứ công cụ vô hình, có thể chọn lựa được tùy theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Có lời nói tốt đẹp thì cũng có lời chói tai, làm mất lòng, gây xích mích ngoài ý muốn, gây những hiểu lầm tai hại khó lường  phải thật cẩn thận “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” hay “lỡ chân thì gượng, lỡ lời biết dựa vào đâu”
Dẫn chứng: Chẳng hạn như cùng nói về hiện tượng qua đời của một con người, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau. Thay vì dùng từ chết nghe khó chịu cho người nghe, chúng ta có thể dùng từ ‘viên tịch’ đối với một vị sư già, từ ‘hi sinh’ đối với một chiến sĩ chiến đấu vì tổ quốcTục ngữ cũng có những câu nhắc nhở người ta cần cẩn thận lời nói cho đẹp lòng người nghe như: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”; hay câu ca dao đưa ra hình ảnh so sánh nhẹ nhàng:
“Chim khôn kêu tiếng rảng rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễâ nghe”
Lí lẽ 3: Vận dụng lời nói:
Có những lời nói tuy khó nghe nhưng lại là lời góp ý chân thành rất đáng quý, lời thật mất lòng. Ngược lại, cũng có lời nói êm tai nhưnglại là lời dối trá, lừa gạt, ‘ngọt mật chết ruồi’. Như thế, ‘nói gần nói xa chẳng qua nói thật’: lựa lời mà nói trước tiên phải là lời nói chân thành, chân thật, sau đó mới đến nói cho hay, cho đẹp. Do đó chúng ta cũng cần đề phòng những kẻ nói ngon nói ngọt mà ‘lòng lang dạ sói’ hay ‘khẩu Phật tâm xà’.
KB: Không nên hấp tấp trong lời ăn tiếng nói. Luôn rèn luyện, kềm chế những cảm xúc nhất thời, những lời nói thiếu suy nghĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc cho mình và cho người nghe. Luôn suy nghĩ để dùng sức mạnh của lời nói dịu dàng, khôn khéo để đem niềm vui đến cho mọi người cũng là niềm vui cho chính mình./.
 Đề 5: Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin : Học, học nữa, học mãi.
MB: Giới thiệu: Việc học hỏi là việc quan trọng của cả nhân loại từ xưa đến nay. Nó giúp con người mở mang kiến thức, giúp đất nước văn minh tiến bộ. Bác Hồ khi bận trăm công ngàn việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng từng xem việc không học hỏi hay mù chữ là một thứ giặc cần phải diệt. Đó là giặc dốt. Người cũng đã nhắc nhở chúng ta: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Chính Lê Nin cũng từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.
TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.
Lí lẽ 1: Học hỏi là gì? - tiếp thu kiến thức nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô – tự học . Từ tương đương là học tập, học hành. Nhưng học hỏi có ý nghĩa riêng là khi học, chỗ chưa thấu đáo phải hỏi, phải tìm kiếm, bàn luận, tra cứu thêmđể mở rộng kiến thức đã thu thập được. Việc học hỏi cũng không giới hạn ở nhà trường mà cả ngoài cuộc sống, trong xã hội
Lí lẽ 2: Kiến thức loài người thì vô tận, dĩ nhiên, mỗi người chỉ đào sâu ở mỗi lĩnh vực nào đó thôi cũng không thể học hết được. Vì cuộc sống là luôn thay đổi và phát triển, ta cũng phải luôn học tập không ngừng để không bị tụt hậu...
Dẫn chứng: - Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học (Đác-uyn)
“Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng” (Kalinin)
Lí lẽ 3: Nêu mặt đối lập
Đáng tiếc là có những người làm ngược lại với ý kiến này. Có những học sinh lười biếng, không cố gắng học tập, kiến thức nông cạn, dở dang. Xã hội cũng có những kẻ tự kiêu tự mãn không chịu tiếp tục học hỏi khi đã có bằng cấp. Đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên tốt đẹp này.
KB: Câu nói trên của Lê Nin luôn đúng ở mọi thời đại. “Học, học nữa, học mãi” đúng với những ai không muốn bị bỏ lại sau lưng đà phát triển chung của nhân loại. Bản thân em cũng nhớ mãi câu nói của Bác Hồ: “Non sông VN có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc VN có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.”./. 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 du.doc