Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 72

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 72

 A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.

 - Hiểu được tình cảm cao quí, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai nhân loại.

 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong mmootj văn bản nhật dụng.

 B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG.

 1. Kiến thức:

 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng.

 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.

 

doc 140 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 1 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1- BÀI 1
 TIẾT 1 NS: 19/8/2012 ND:20/8/2012
 Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
 ( Lý Lan)
 A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT : 
 - Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: đêm trước ngày khai trường.
 - Hiểu được tình cảm cao quí, ý thức trách nhiệm của gia đình đối với trẻ em- tương lai nhân loại.
 - Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong mmootj văn bản nhật dụng.
 B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG.
 1. Kiến thức:
 - Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là tuổi thiếu niên, nhi đồng.
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc – hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dong nhật ký của một người mẹ.
 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
 - Liên hệ khi viết một văn bản biểu cảm.
 C / LÊN LỚP :
1. Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s.
 3.Bài mới:
	Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của chúng ta bao bồi hồi xao xuyến, cả lo lắng và sợ hãi, mơ hồ. Bây giờ nhớ lại, có lẽ chúng ta sẽ mỉm cười và thấy thật ngây thơ, thật ngọt ngào. Thế còn tâm trạng cuả mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra để đón đứa con yêu của mẹ?
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
- Cho HS đọc chú thích và nêu những thông tin cần thiết về tác giả, tác phẩm?
-GV hướng dẫn đọc: to, rõ ràng, thể hiện tâm trạng hồi hộp, thao thức của mẹ, giọng đọc tâm tình, trầm lắng.
GV đọc mẫu
Gọi 2-3 HS đọc bài
HS nhận xét. GV sửa chữa
Tóm tắt nội dung bằng một vài câu.
- Em hiểu “ nhạy cảm” nghĩa là gì?
“ Háo hức “ là tâm trạng như thế nào?
HS đọc các chú thích còn lại
Văn bản nhật dụng “ Cổng trường mở ra” được viết theo thể loại gì?Phương thức biểu đạt chính là gì? (Tự sự + biểu cảm)
- Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
-Học sinh đọc từ đầu .trong ngày đầu năm học (trang 6, 7)
- Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng?
Mẹ
Con
- Thao thức không ngủ, chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đắp mền, buông màn, trằn trọc, suy nghĩ triền miên
- Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng như một li sữa, ăn một cái kẹo,gương mặt thanhthoát, nghiêng trên gối mền, đôi môi hé mở, thỉnh thoảng chúm lại háo hức, trong lòng không có mối bận tâm, hăng hái tranh mẹ dọn dẹp đồ.
- Hãy so sánh tâm trạng hai mẹ con?
- Theo em tại sao người mẹ không ngủ được?
 (HS thảo luận nhóm 4 thời gian 2 phút)
Đại diện báo cáo: GV kết luận
- Lo lắng , chăm chút cho con, trăn trở suy nghĩ về người con
- Bâng khuâng , hồi tưởng lại tuổi thơ của mình
- Từ đó em hiểu gì về tình cảm của mẹ đối với con?Em làm gì đề đền đáp tình cảm của mẹ đối với mình? 
- Chăm học, chăm làm, vâng lời cha mẹ, thầy cô
- Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?
( Sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đến trường, sự chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại)
- Vì sao tác giả để mẹ nhớ lại ấn tượng buổi khai trường đó của mình?
 (Mẹ có phần lo lắng cho đứa con nhỏ bé lần đầu tiên đến trường
- Vì ngày khai trường có ý nghĩa đặc biệt với mẹ, với mọi người)
- Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết dó có tác dụng?
- Mẹ tâm sự gián tiếp với con, nói với chính mình -> nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc , tự nhiên. Những điều đó đôi khi khó nói trực tiếp. Tác dụng truyền cảm.
- HS theo dõi đoạn văn cuối
- Đoạn văn thể hiện điều gì qua hành động và lời nói của mẹ?
- Câu văn nào nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
“ Bằng hành động đó họ muốn. cả hàng dặm sau này”
- Cách dẫn dắt của tác giả có gì đặc biệt?
- Đưa ra ví dụ cụ thể mà sinh động để đi đến kết luận về tầm quan trọng của giáo dục
- GV mở rộng về giáo dục ở Việt Nam và sự ưu tiên cho giáo dục của Đảng và Nhà nước
- Người mẹ nói: bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
(HS thảo luận nhóm 4 trong 4 phút)
-Đại diện báo cáo. Nhận xét
- GV kết luận
- Từ sự phân tích trên em có suy nghĩ gì về nhan đề “ Cổng trường mở ra”?
- Hình ảnh nghệ thuật mang ý nghĩa tượng trưng như cánh cửa cuộc đời mở ra.
? Bài văn giúp ta hiểu gì về tình cảm của mẹ và vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người?
HS đọc. GV khái quát
Luyện tập
HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài . GV sửa chữa, bổ sung
GV hướng dẫn: Viết đoạn văn 7-8 dòng
Chủ đề: Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai giảng đầu tiên
PT diễn đạt: tự sự + biểu cảm
I) TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, Tác phẩm:
 - Lý Lan.
 - Tác phẩm: là bài báo in trên báo “Yêu trẻ”- Số 166 - TPHCM -1/9/2000.
- Đây là 1văn bản nhật dụng .
2. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích
+Đọc:- Đọc đúng chính tả, giọng nhẹ nhàng, tha thiết, đầy tình thương yêu.
+Kể: Văn bản này không có cốt truyện, không có sự việc, khi kể, cần chú ý diễn biến tâm trạng của người mẹ
3. Thể loại - Bố cục
a. Thể loại: Tự sự - biểu cảm
b. Bố cục: hai phần
- P1: đầu -> ngày đầu năm học: tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng
- P2: còn lại : tình cảm của mẹ đối với con
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai giảng.
Mẹ
Con
- Thao thức không ngủ, chuẩn bị đồ dùng, sách vở, đắp mền, buông màn, trằn trọc, suy nghĩ triền miên
- Giấc ngủ đến nhẹ nhàng như một li sữa, ăn một cái kẹo, gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở, thỉnh thoảng chúm lại háo hức, trong lòng không có mối bận tâm, hăng hái tranh mẹ dọn dẹp đồ.
* Tâm trạng của hai mẹ con đều khác thường nhưng không giống nhau:
+ Tâm trạng con: háo hức, thanh thản, nhẹ nhàng
+ Tâm trạng mẹ: bâng khuâng, xao xuyến, trằn trọc suy nghĩ miên man
* Điểm giống nhau : háo hức,xao xuyên, hồi hộp, mong chờ ngày khai trường
2. Tình cảm của mẹ đối với con
- Mẹ yêu thương , lo lắng , chăm sóc, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện cho ngày khai trường đầu tiên của con
-Mẹ đưa con đến trường với niềm tin và kì vọng vào con
3. Tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
- Nhà trường mang lại tri thức, hiểu biết
- Bồi dưỡng tư tưởng tốt đẹp, đạo lí làm người
- Mở ra ước mơ, tương lai cho con người
III. Ghi nhớ ( SGK)
IV. Luyện tập
 Bài tập 1: 
Em tán thành ý kiến trên vì nó đánh dấu bước ngoặt, sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: sinh hoạt trong môi trường mới, học nhiều điều -> tâm trạng vừa háo hức vừa hồi hộp , lo lắng
 Bài tập 2: về nhà
4./ Cũng cố dặn dò: - Viết đoạn văn triển khai chủ đề:
 “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”
Làm bài tập 1 . Soạn bài : “ Mẹ tôi”
 Tiết 2 NS:19 /8/2012 ND:20 /8/2012 
 Văn bản: MẸ TÔI
 (Et-môn-đôđơ A-mi-xi)
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 Qua thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người.
 B/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
 1.Kiến thức:
 - Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.
 - Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị và có tình của người cha khi đứa con mắc lỗi.
 - Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một lá thư.
 2. Kỹ năng : 
 - Đọc-hiểu một văn bản viết dưới dạng một lá thư.
 - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả bước thư) và người mẹ nhắc đến trong bức thư
 C./ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ.
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được qua văn bản “ Cổng trường mở ra” là gì?
 3. Bài mới: “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
 Và mẹ em chỉ có một trên đời”
Đúng vậy , trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào chúng ta cũng ý thức hết được điều đó. Có lẽ chỉ đến khi mắc lỗi lầm cta mới nhận ra tất cả. Bài văn “MT” sẽ giúp chúng ta cảm nhận thấy bài học như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY- TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
 Hs đọc chú thích *
? Em hãy nêu những hiểu biết về tác giả?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
- “Những” là cuốn nhật ký của Et-môn-đô-đơ A-mi-xi 11 tuổi. Trong đó có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ gửi cậu con trai. Cách viết thư là cách giáo dục tế nhị, sâu sắc, thường có ở các gia đình trung lưu, trí thức.
GV HD HS đọc: Cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trứớc lỗi lầm của con và sự trân trọng của người cha với mẹ của Enricô.
- Chú ý các chú thích là từ ghép mà dễ nhầm là từ láy và các chú thích là thành ngữ.
-Văn bản thuộc thể loại gì?
- Nêu nguyên nhân khiến người cha viết thư cho con?
- Chú bé nói không lễ độ với mẹ -> cha viết thư giáo dục con
- Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con?
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy
- Bố không thể nén được cơn giận
- Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư?
- Thà bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc. Con không được tái phạm nữa.
- Trong một thời gian con đừng hôn bố)
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng trong phần trên?
- So sánh => đau đớn
- Câu cầu khiến => mệnh lệnh
- Câu hỏi tu từ => ngỡ ngàng
- Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào?
GV phân tích thêm đoạn “ Khi ta khôn lớn -> đó”
Vì sao ông lại có thái độ như vậy> Chúng ta tìm hiểu tiếp VB
- Những chi tiết nào nói về người mẹ?
- Hình ảnh người mẹ được tác giả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao?
 (Bố -> thấy hình ảnh, phẩm chất của mẹ -> tăng tính khách quan, dễ bộc lộ tình cảm thái độ đối với người mẹ, người kể)
- Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào?
- Thái độ của người bố đối với người mẹ như thế nào?
 (Trân trọng, yêu thương
Một người mẹ như thế mà En-ri-cô không lễ độ -> sai lầm khó mà tha thứ. Vì vậy thái độ của bố là hoàn toàn thích hợp)
GV giải thích: nguyên văn lời dịch: Nhưng thà rằng bố phải thấy con chết đi còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ
- Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào?
- Xúc động vô cùng
- Điều gì đã khiến em xúc động khi đọc thư bố?
(- Bố gợi lại những kỉ niệm mẹ và En-ri-cô
- Lời nói chân thành, sâu sắc của bố
- Em nhận ra lỗi lẫm của mình
- Nếu bố trực tiếp nói hoặc mắng em trước mọi người liệu En-ri-cô có xúc động như vậy không? Vì sao?
- Không: xấu hổ -> tức giận
- Thư: đọc, suy nghĩ, thấm thía, không thấy bị xúc phạm
- Đã bao giờ em vô lễ chưa? Nếu vô lễ em làm gì?
- HS độc lập trả lời
GV: Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi sai lầm, điều quan trọng là ta biết nhận ra và sửa chữa như thế nào cho tiến bộ
- Qua văn  ... chữ viết cẩu thả, xấu.
- Trả bài.
II. NHẬN XÉT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM TỪNG MẶT CỤ THỂ :
1. Xác định thể loại:
* Đọc bài của một vài em.
? Có phải là bài văn miêu tả không? Vì sao?
? Có phải là bài văn tự sự không? Vì sao?
? Có phải là bài văn biểu cảm không? Vì sao?
? Trong bài văn bạn đã chọn để kể và miêu tả các chi tiết nào của người thân? Những chi tiết đó có giàu sức biểu cảm không?
? Các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài làm của bạn có hiệu quả như thế nào trong việc biểu đạt cảm xúc?
? Xác định trong bài làm của em các yếu tố tự sự, miêu tả và cho biết tác dụng của các yếu tố đó trong biểu cảm?
2. Bố cục:
Nhắc lại yêu cầu của đoạn mở bài, thân bài, kết bài?
? Các đoạn của bạn có phù hợp yêu cầu không?
? Các đoạn của em có phù hợp với yêu cầu của đề không?
? Em còn thiếu ý nào so với yêu cầu của bố cục.
3. Dùng từ:
Các nhóm trao đổi bài cho nhau. 
? Trong bài của bạn em phát hiện những lỗi dùng từ nào? (Dùng từ sai; dùng từ chưa chuẩn; dùng từ chưa hay).
? Em có thể giúp bạn sửa những lỗi dùng từ đó như thế nào?
4. Lỗi chính tả:
? Phát hiện lỗi chính tả trong bài của bạn?
? Lỗi đó là do nguyên nhân nào? (Không hiểu rõ nghĩa của từ; từ gần âm; )
?Sửa lỗi chính tả?
5. Lỗi câu:
?Câu nào bị sai: (thiếu chủ ngữ; thừa thành phần; dùng từ tối nghĩa; câu quá dài;)
? Sửa lỗi câu?
6. Bài đã sử dụng biện pháp nghệ thuật biểu cảm như thế nào?
(Dùng cách trực tiếp; gián tiếp; so sánh; )
* Giáo viên đọc bài khá.
* Yêu cầu làm lại bài.
 3. Cũng cố – Dặn dò:
- Sửa lỗi trong bài của mình
- Tìm một đề biểu cảm & viết bài hoàn chỉnh.
TUẦN 18- BÀI 16
Tiết 67+68 NS: 18 /12/2010 ND: 21 /12/2010
 ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
 I. Mức độ cần đạt:
 - Hệ thống hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong học kỳ I lớp 7, từ đó hiểu sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của nó.
 II. Trọng tâm kiến thức, kỷ năng:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
 - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tình.
 - Một số thể thơ đã học; Giá trị nội dung nghệ thuật của một số tác phẩm trữ tình đã học
 2. Kỷ năng:
 - Rèn các kỷ năng ghi nhớ, hệ thống hóa,tổng hợp, phân tích, chứng minh.
 - Cảm nhận, phân tích tác phẩm trữ tình
 III. Lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
 3.Bài mới.
Câu 1:? Nêu tên tác giả của những tác phẩm sau:
(Giáo viên đưa bảng phụ, học sinh lần lượt điền).
Phát bảng phụ giấy A4 cho học sinh có đề sẵn tên tác phẩm để học sinh điền tên tác giả.
STT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
Câu 2:
Sắp xếp lại để tên tác phẩm khớp với nội dung tư tưởng, tình cảm đựơc biểu hiện. 
(Giáo viên đưa bảng phụ, phát bảng phụ giấy A4. Hướng dẫn học sinh dùng nét gạch nối tên tác phẩm với tư tưởng, tình cảm được biểu hiện cho hợp lý.)
Tiết 68
Câu 3:
Sắp xếp tên tác phẩm (hoặc đoạn trích) khớp với thể thơ.
( Tiến hành như với câu 2).
Câu 4: Hãy tìm những ý kiến mà em cho là không chính xác.
(Các đáp án: a, e, i, k là những ý kiến không chính xác).
? Nếu câu i là chưa chính xác thì giải thích như thế nào về trường hợp truyện Kiều của Nguyễn Du?
? Có ý kiến cho rằng ca dao, châm biếm, trào phúng không thuộc thể loại trữ tình? Ý kiến của em?
? Ca dao và thơ trữ tình khác nhau ở những điểm cơ bản nào?
Câu5: Điền vào chỗ 
a) Khác với tác phẩm trữ tình của các cá nhân nhà thơ thường được ghi chép lại ngay lúc làm ra, ca dao (trữ tình) trước đây là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng.
b) Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c) Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, tiểu đối, cường điệu, nói giảm, câu hỏi, tu từ, chơi chữ, các mô típ, 
? Mỗi thủ pháp nghệ thuật em hãy cho VD?
* Ghi nhớ: SGK – 182.
? Thơ là gì?
? Văn xuôi là gì?
? Thơ trữ tình là gì?
? Thơ tự sự, truyện thơ là gì?
? Văn xuôi trữ tình, tuỳ bút là gì?
? Ca dao trữ tình là gì?
? Ca dao và thơ khác nhau và có điểm chung gì?
? Tình cảm trong câu thơ chân chính, có giá trị là những tình cảm gì?
? Tình cảm trong thơ được biểu hiện theo những cách nào?
? Chủ thể trữ tình là gì? Nhân vật trữ tình là gì? Có khi nào chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình là một hoặc khác nhau?
? Thưởng thức tiếp nhận tác phẩm trữ tình phải theo con đường nào? Có những điều kiện gì? Bằng những phương pháp, biện pháp nào?
? Có thể nào chỉ căn cứ vào bản thân hoặc ngược lại không cần đọc trực tiếp kỹ càng, văn bản tác phẩm trữ tình mà cũng có thể hiểu đúng sâu sắc được không?
? Tại sao người Việt thưởng thức thơ trữ tình có thể đọc, lại thích ngâm, có khi lại thích hát.
 4. Cũng cố- Dặn dò:
+ Sưu tầm một bài thơ, một bài hát phổ thơ, một bài dân ca mà em thích nhất, thuộc nhất.
+ Viết bài văn ngắn: Biểu cảm về tác phẩm trữ tình đó.
+ Chuẩn bị bài tiếp theo.
 Tiết 69 NS:15/12/2009 ND:18/12/2009
ÔN TẬPTIẾNG VIỆT(TT)
 I. Mức độ cần đạt:
 - Hệ thống hóa kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I.
 II. Trọng tâm kiến thức, kỷ năng:
 1. Kiến thức:
 Hệ thống kiến thức về:
 - Cấu tạo từ (từ ghép, từ láy).
 - Từ loại (đại từ, quan hệ từ)
 - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
 - Từ Hán Việt; Các phép tu từ.
 2. Kỷ năng:
 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán việt đã học; Tìm thành ngữ theo yêu cầu
 III. Lên lớp:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ..
 3. Bài mới.
Giáo viên cho học sinh vẽ lại sơ đồ (vẽ đến đâu ôn lại kiến thức cụ thể đến đó).
I TỪ PHỨC LÀ GÌ?
(Là từ gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau).
? Có mấy loại từ phức? Cho VD?
(Hai loại từ phức: từ ghép; từ láy).
VD - từ ghép: Núi đồi, cá rô.
 - từ láy : Lao xao; đìu hiu.
? Từ ghép có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại từ ghép: - Ghép chính phụ: Cây bưởi, máy khâu.
 - Ghép đẳng lập: Núi sông, đỏ đen.
? Từ láy có mấy loại? Cho VD?
(Có 2 loại: - Láy toàn bộ : Xanh xanh, đo đỏ.
 - Láy bộ phận: Đẹp đẽ, bâng khuâng.
=> Trong từ phức các tiếng có quan hệ về ý nghĩa thì gọi là từ ghép, có quan hệ lặp âm thì gọi là từ láy. Giữa từ ghép và từ láy thường có một số từ trung gian.
II. ĐẠI TỪ:
? Đại từ là gì? VD?
(Là những từ dùng để chỉ sự vật, hđ, tc hoặc dùng để hỏi. 
VD: Tôi, ấy, đâu, nào).
? Có mấy loại đại từ ? VD ?
(Có hai loại đại từ là đại từ để chỉ, đại từ để hỏi).
+ Đại từ để chỉ.
- Chỉ người, sự vật : Tôi, nó, tớ, 
- Chỉ số lượng : Bấy, bấy nhiêu.
- Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc: Vậy, thế.
+ Đại từ để hỏi.
- Hỏi về người, sự vật : Ai, gì, nào, ...
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy?
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: Sao, thế nào.
+ Ngoài chức năng dùng để chỉ và hỏi, đại từ còn có thể đóng các vai trò ngữ pháp như: CN, VN, định ngữ, bổ ngữ, 
- VD: + Chúng tôi đi tham quan.
 CN
 + Lớp chúng tôi có hai bạn đều tên Lan.
	 ĐN
	 + Dạo này nó vẫn thế.
 VN
	 + Hoa khen nó không ngớt.
	 BN
III. QUAN HỆ TỪ: 
	? Quan hệ từ là gì ? Ví dụ ?
	(Là những từ dùng để liên kết các thành phần của cụm từ, các thành phần của câu hoặc câu với câu trong đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn trong bài).
	Ví dụ: và, với, cùng, như, do, 
	? Vai trò, tác dụng của quan hệ từ ? 
Quan hệ từ có số lượng không lớn nhưng tần số sử dụng rất cao. Nó là một trong những từ công cụ quan trọng cho việc diễn đạt.
	Nhờ có quan hệ từ mà lời nói, câu văn được diễn đạt chặt chẽ hơn, chính xác hơn, giảm bớt sự hiểu lầm khi giao tiếp.
	+ Cho học sinh so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ.(theo SGK-tr 201.)
	IV. TỪ HÁN VIỆT:
Giải nghĩa:
- Dựa vào ngữ cảnh – từ đồng âm.
Ví dụ:
	+ thiên 1: trời (thiên nhiên).
	+ thiên 2: lệch (thiên vị).
	+ thiên 3: nghìn (thiên lý).
	+ thiên 4: dời (thiên đô).
- Dựa vào cách dịch nghĩa:
Ví dụ:
	Phụ tử: cha con.
2) Phân biệt các yếu tố (từ) thuần Việt các với yếu tố (từ) Hán Việt.
 - Mẫu: Nguyện quyết cứu nguy.
 (Các yếu tố nào có chứa vần của 4 từ trên là yếu tố Hán Việt.
 Ngoại lệ: nguyền, chuyền, chuyện là thuần Việt.
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ết" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "kết").
 - Tất cả các tiếng có kết hợp với vần "ưng" đều là thuần Việt. (ngoại lệ: "ưng, ứng, ngưng".)
 V. TỪ TRÁI NGHĨA, ĐỒNG NGHĨA, ĐỒNG ÂM:
 - Từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm là gì ?
 ? Tác dụng của từng loại từ trên ? Ví dụ ?
 (diễn đạt chính xác và sinh động tư tưởng, tình cảm của mình.)
 - Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả.
 - Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của tiếng Việt.
 VI. THÀNH NGỮ:
 - Khái niệm thành ngữ ? Đặc điểm thành ngữ ? (Giàu tính hình tượng, tính biểu cảm.)
 VII. ĐIỆP NGỮ VÀ CHƠI CHỮ:
 (Giúp câu văn, thơ hàm súc, dí dỏm, có duyên,...
=======================0000000000000000===================
Tiết 70 NS: 15/12/2010 ND: /12/2010
 Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tiếng việt) 
 I.Mức độ cần đạt :
 - Biết cách khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 - Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ chuẩn mực.
 Lưu ý: Học sinh đã được học cách phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ở lớp 6.
 II. Trọng tâm kiến thức, kỷ năng:
 1. Kiến thức:
 - Một số lỗi chính tả do cách phát âm địa phương.
 2. Kỷ năng:
 - Phát hiện và sửa lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm thường thấy ở địa phương
 III. Lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: 
 - GV nêu một số lỗi sai trong cách phát âm do tập tính văn hoá từng vùng; như : Miền Bắc thường lẫn lộn giữa n/l. Nhưng lại đầy đủ cả 6 thanh điệu.
 Miền Trung thường lẫn lộn đâu hỏi với dấu ngã, âm tr/ch;r/s.
 Miền Nam : lẫn lộn âm d/v 
 Cho nên cách khắc phục tình trạng này bằng cách : Thanh điệu.ch/tr. s/x lấy các tỉnh phía Bắc làm chuẩn. âm n/l, d/v thì lấy khu vực Miền Trung làm chuẩn.
 Luyện Tập: Cho HS chời trò chơi “ Đội nào nhanh” 
 BT1: Lấy một đoạn trong văn bản “ Sài Gòn tôi yêu” từ :Các cô gái..........thơ ngây.
 BT2: Câu a : Đáp án : xử lý, sử dụng,giả sử, xét xử,
 B: tiểu sử, tiễu trừ,tiểu thuyết,tuần tiễu
Cũng cố – Dặn dò: GV hướng dẫn HS cách làm bài thi học kỳ.
===========================o0o============================
Tiết 71+72 KIỂM TRA HỌC KỲ
( Đề Phòng giáo dục ra )
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Bài kiểm tra nhằm đánh giá được học sinh ở những phương diện sau:
+ Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập I.
+ Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
+ Đánh giá năng lực vận dụng phương thức biểu đạt đã học để tạo lập văn bản. Biết vận dụng kiến thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện.
B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 khoi che.doc