Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy Tiếng Việt.

*Kĩ năng cần rèn: Kỹ năng nhận diện và sử dụng từ láy trong khi nói và viết

*.Giáo dục tư tưởng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Ôn kiến thức cũ và chuẩn bị trước bài mới ở nhà

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 701Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 11: Từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 3
 Tiết : 11 từ láy
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được cấu tạo của hai loại từ láy: Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy Tiếng Việt.
*Kĩ năng cần rèn: Kỹ năng nhận diện và sử dụng từ láy trong khi nói và viết
*.Giáo dục tư tưởng: Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
II.Trọng tâm của bài: mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Ôn kiến thức cũ và chuẩn bị trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) Từ ghép là gì ? Có mấy loại từ ghép ? 
 Nghĩa của từ ghép có đặc điểm gì? Ví dụ. 
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Hs ôn lại đ/nghĩa về từ láy ; khắc sâu hai ý: Là từ phức, giữa các tiếng có sự phối âm với nhau.
Hs phát hiện các từ láy trong hai bài ca dao đã học.
Gv vào bài: Nhắc đến những kiến thức mới.
Hs đọc 2 ví dụ sgk/ 41, cho biết những từ láy ( in đậm ) trong 2 ví dụ có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau? Phân loại từ láy?
 ( Có hai loại từ láy: Láy toàn bộ và láy bộ phận, láy bộ phận lại gồm láy âm và láy vần ).
 - Gv, hs vẽ sơ đồ.
- Hs đọc ví dụ và trả lời câu hỏi mục I.3 sgk/ 41: vì sao các từ láy: “ bần bật ”, “ thăm thẳm ” ko nói được là “ bật bật ”, “ thẳm thẳm ”?
( Khó nói, không xuôi tai ).
- Gv kết luận:~ biến đổi âm, vần, thanh điệu cho dễ nói, xuôi tai.
- Gv đưa ra một vài quy tắc biến đổi âm cuối cho học sinh dễ nhận diện ( n đ t; m đ p ).
- Hs cho biết, những từ sau là từ láy âm hay từ ghép đẳng lập? Vì sao?: máu mủ, râu ria, tươi tốt, dẻo dai, tươi cười, đông đủ, quanh quẩn, nảy nở, rừng rú, no nê, chùa chiền ....
( Là từ ghép đẳng lập vì các tiếng đều có nghĩa ).
Gv nhấn mạnh đến chú ý thứ hai.
- Gv dẫn giải: Đối với mỗi loại từ láy, ngoài việc tìm hiểu cấu tạo còn phải tìm hiểu ý nghĩa của nó. Nghĩa của từ láy là một phạm vi rất rộng, rất ph/ phú cho nên ở đây, ch/ta chỉ tìm hiểu một số điều cơ bản về cơ chế (cơ sở) tạo nghĩa của từ láy mà thôi.
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi sgk / 42.
 + Các từ láy “ ha hả ”, “ oa oa ”, “ tích tắc ”, “ gâu gâu ” tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
 + Các từ láy trong mỗi nhóm sau đây có đặc điểm gì chung về âm thanh và về nghĩa?
A: lí nhí, li ti, ti hí.
B: Nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh. 
( Nhóm A: Tạo nghĩa dựa vào khuôn vần, có 
nguyên âm “ i ”, nguyên âm có độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhất, biểu thị t/chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ về âm thanh, hình dáng.
 Nhóm B: Tạo nghĩa dựa vào hoà phối giữa vần– khó đọc, trúc trắc đ Nghĩa: ko bằng phẳng).
 + So sánh nghĩa của các từ láy: “ mềm mại ”, “ đo đỏ ” với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng?
( Giảm nhẹ so với tiếng gốc – tạo nghĩa dựa vào nghĩa của tiếng gốc ).
? Từ những điều vừa phân tích, hs cho biết có những 
cơ sở nào để tạo nghĩa của từ láy?
Hs đọc và nhắc lại ghi nhớ 1, 2 sgk / 42.
Hs lần lượt làm các bài tập sgk)/43.
Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét rồi mở rộng, củng cố kiến thức đã học về:
Phân loại từ láy.
Nghĩa của từ láy.
Tác dụng của từ láy trong văn thơ .....
- Gv giải đáp những thắc mắc của hs.
Nội dung kiến thức
I. Các loại từ láy
1.Ví dụ
+ Đăm đăm: Lặp toàn bộ.
+ Mếu máo: Lặp phụ âm.
+ Liêu xiêu: Lặp vần.
2.Nhận xét
 Từ láy
Láy toàn bộ Láy bộ phận
 Láy âm Láy vần
 Chú ý:
 + Các trường hợp ( tiếng trước) b/đổi về âm cuối (bần bật, đèm đẹp) hoặc về thanh điệu( đo đỏ) -> Từ láy toàn bộ.
+ Cần phân biệt từ láy âm với từ ghép đẳng lập.
3.Kết luận
* Ghi nhớ: sgk-42.
II. Nghĩa của từ láy
1.Ví dụ
+ “ ha hả ”, “ oa oa ”, “ tích tắc ” -> Nghĩa tạo thành do mô phỏng âm thanh.
+ “ lí nhí ”, “ li ti ”, “ ti hí ” -> biểu thị t/c nhỏ bé của sv về âm thanh, h/dáng.
+ “ nhấp nhô ”, “ phập phồng”, “ bập bềnh” -> biểu thị trạng thái v/ động khi nhô lên, lúc chìm xuống, khi phồng khi xẹp.
+ “ mềm mại ”, “ đo đỏ ”: Tạo nghĩa dựa vào nghĩa của tiếng gốc.
2.Nhận xét
 Từ láy tạo nghĩa nhờ:
+ Mô phỏng âm thanh.
+Đặc tính âm thanh của vần.
+ Hoà phối âm thanh.
+ Nghĩa của tiếng gốc.
3.Kết luận
Ghi nhớ: sgk- 42.
III- Luyện tập 
Bài 1: Xđ từ láy và phân loại.
- Từ láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp. (biến âm)
- Từ láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu rít nặng nề.
(Chú ý: từ “thược dược”, “chiền chiện”- nhóm trung gian giữa từ láy và từ đơn đa âm tiết).
Bài 6: Từ “chiền” trong “chùa chiền”: có nghĩa là “chùa” 
“nê” - “no nê” - “đầy đủ”. 
“rớt” - “rơi rớt” - “rơi”.
“hành” - “học hành” - “thực hành, làm”.-> Các từ đều là từ ghép.
 Cho các từ láy: bon bon, mờ mờ, xanh xanh, lặng lặng, cứng cứng, tím tím,nhỏ nhỏ, quặm quặm, ngóng ngóng.
 Tìm các từ láy toàn bộ biến âm, ko biến âm.?
 ( - Không biến âm : bon bon, xanh xanh, mờ mờ 
 - Biến âm : các từ còn lại )
C.Luyện tập(3’) Yêu cầu học sinh làm BT sách BT
D.Củng cố(1’) (Gv chốt kiến thức)
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Hs hoàn thiện cácbài tập . Đọc thêm sgk/ 44.
 - Tìm các từ láy trong các bài ca dao đã học và ph/tích t/d.
 - Soạn bài “ Quá trình tạo lập văn bản ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11 - Tu lay.doc