Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 121: Ôn tập phần văn

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 121: Ôn tập phần văn

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống vb, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7.

*Kĩ năng cần rèn: kĩ năng vận dụng kiến thức để làm bài. Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ.

*Giáo dục tư tưởng: vận dụng làm bài thi cuối học kì II.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: ôn tập lý thuyết phần văn bản.

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 121: Ôn tập phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 03 năm 2010
Ngày dạy: tháng 04 năm 2010
Tuần 31
 Tiết : 121 ôn tập phần văn
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống vb, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7.
*Kĩ năng cần rèn: kĩ năng vận dụng kiến thức để làm bài. Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng làm bài thi cuối học kì II.
II.Trọng tâm của bài: ôn tập lý thuyết phần văn bản.
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Kiểm tra chuẩn bị của HS
Nhận xét, đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) GV nhấn mạnh ND của bài học.
2.Nội dung bài dạy (35’)
* Câu 1: (Học sinh tự hệ thống, ghi vào vở.)
* Câu 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.
Khái niệm
Định nghĩa - Bản chất
1. Ca dao - dân ca
- Thơ ca dân gian; những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi tiếng đệm, lát, ...
* Giá trị ND: 
- Ca dao về tình cảm gia đình: Nhắc nhở về công ơn sinh thành (tình mẫu tử), tình anh em ruột thịt.
- Ca dao về tình yêu quê hương đất nước , con người: Thường nhắc đến tên núi, tên sông, tên đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp là những bức tranh phong cảnh, tình yêu, lòng tự hào đối với con người, quê hương, đất nước.
- Những câu hát than thân: Bộc lộ những nỗi lòng tê tái, đắng cay, tủi nhục,... của người dân LĐ, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Những câu hát châm biếm: Phê phán và chế giễu những thói hư, tật xấu trong đời sống gia đình và cộng đồng bằng NT trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
2. Tục ngữ
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
*Giá trị ND: 
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
- Tục ngữ về con người và XH: Luôn tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất
3. Thơ trữ tình
 Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
* Giá trị ND: 
- Các bài thơ trữ tình VN tập trung vào 2 chủ đề là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo:
+ Nội dung là tình yêu nước chống xâm lược, lòng tự hào DT và yêu chuộng cuộc sống thanh bình được thể hiện trong các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về Kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra,...
+ Tình cảm nhân đạo còn thể hiện ở tiếng nói chán ghét chiến tranh phi nghĩa đã tạo nên các cuộc chia li sầu hận (Chinh phụ ngâm khúc), ở tiếng lòng xót xa cho thân phận "bảy nổi ba chìm" mà vẫn giữ ven "tấm lòng son" của người phụ nữ (Bánh trôi nước), ở tâm trạng ngậm ngùi tưởng nhớ về một thời đại vàng son nay chỉ còn vang bóng (Qua đèo Ngang)
- Các bài thơ trữ tình Việt Nam thời kì hiện đại thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống (Cảnh khuya, Rằm tháng giêng), tình cảm gia đình qua kỉ niệm đẹp của tuổi thơ (tiếng gà tra).
4. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam
- Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt,..., lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng, ...
- Những thể thơ thuần tuý Việt Nam: lục bát, 4 tiếng (học tập từ ca dao, dân ca).
- Những thể thơ học tập của Trung Quốc: Đường luật, hành, ...
* Giá trị ND:
- Các bài thơ Đường có nội dung ca ngợi vẻ đẹp và tình yêu thiên nhiên ( Xa ngắm thác núi Lư), tấm lòng yêu quê hương tha thiết (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, .. nhân buổi mới về quê) và tình cảm nhân ái, vị tha (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá).
5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng/câu, 4 câu/bài, 28 tiếng/ bài;
- Kết cấu: câu 1 - khai, câu 2 - thừa, câu 3 - chuyển, câu 4 - hợp;
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3;
- Vần: chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.
6. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tương tự như thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chỉ khác:
- 5 tiếng/câu, 4 câu/bài, 20 tiếng/bài;
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3;
- Có thể gieo vần trắc.
7. Thơ thất ngôn bát cú
- 7 tiếng/câu, 8 câu /bài, 56 tiếng/bài;
- Vần: bằng, trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8);
- Kết cấu: 4 liên. Câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.
- Luật bằng trắc: nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do); nhị (2), tứ (4) lục (6) phân minh.
- Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau từng vế, từng từ, từng âm thanh một.
8. Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca;
- Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát);
- Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền;
- Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4;
- Luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.
9. Thơ song thất lục bát
- Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát;
- Một khổ 4 câu;
- Vần 2 câu song thất;
- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng.
10. Truyện ngắn hiện đại.
- Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài;
- Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột.
11.Phép tương phản 
- Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.
12. Tăng cấp trong ng
 Thường đi cùng với tương phản.có sự tăng tiến về tính chất của hiện tượng sự kiện.
* Câu 3: Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học: (học sinh đứng tại chỗ trình bày).
	- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, ...
(Cho học sinh đọc một số bài ca dao yêu thích.)
* Câu 4: Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết.
- Thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông, lụt, ...
2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp
- Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, ...
3. Kinh nghiệm về con người xã hội
- Xem tướng người, học tập thầy bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, ...
* Câu 5: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét, sửa,)
a) Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học.
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc;
- ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược;
- Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà, ...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, ...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương,
(Học sinh cho VD về mỗi khía cạnh.)
* Câu 6
- Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học.
TT
Nhan đề văn bản - T/g
Giá trị tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường mở ra (Lí lan)
- Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng lần đầu tiên của đời con.
- Tấm lòng thương yêu của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường.
- Tâm trạng người mẹ được thể hiện chân thực nhẹ nhàng mà cảm động chân thành, lắng sâu.
- Văn biểu cảm tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng.
2
Mẹ tôi
(ét-môn-đô-đờ Ami-xi)
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thật là thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
- Tấm lòng thương yêu lo lắng, sự hi sinh quên mình của người mẹ đối với con và tình thương yêu kính trọng thiêng liêng của người con đối với mẹ.
- Thư của bố gửi cho con; những lời phê bình nghiêm khắc nhưng thấm thía và đích đáng đã khiến cho con hoàn toàn tâm phục khẩu phục, ăn năn hối hận vì lầm lỗi của mình với mẹ.
- Văn biểu cảm qua hình thức 1 bức thư của người bố gửi cho con.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
- Tình cảm gia đình là quí báu và quan trọng, hãy cố gắng giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc ấy.
- Người lớn, các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng có thể tránh những cuộc chia ly - li dị.
- Qua cuộc chia tay của những con búp bê - cuộc chia tay của những đứa trẻ ngây thơ tội nghiệp mà đặt vấn đề gìn giữ gia đình một cách nghiêm túc và sâu sắc.
- Văn tự sự có bố cục rành mạch và hợp lí.
4
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
- Lên án gay gắt bọn quan lại thực dân Phong kiến vô nhân đạo(lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây lên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê) và bày tỏ niềm cảm thương vô hạn trước cảnh cơ cực của người dân qua việc đê vỡ.
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp;
- Truyện ngắn hiện đại với NT tương phản tăng cấp và lời kể, tả, bình sinh động, hấp dẫn.
5
Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu
- Đả kích toàn quyền Va ren đầy âm mưu thủ đoạn, thất bại, đáng cười trước Phan Bội Châu; ca ngợi người anh hùng trước kẻ thù sảo trá.
- Vạch trần bộ mặt giả dối và tư cách hèn hạ của bọn Thực Dân Pháp, đồng thời ca ngợi nhân cách cao thượng và tấm lòng hi sinh vì dân, vì nước của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
- Truyện ngắn hiện đại viết bằng tiếng Pháp được hư cấu tưởng tượng qua giọng văn châm biếm, hóm hỉnh.
- Kể chuyện theo hành trình chuyến đi của Va ren;
- Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính trong tù giữa Va ren và Phan Bội Châu.
6
Một thứ quà của ... Cốm
- Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc Việt Nam.
- Một phong vị, một nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo mà giản dị của dân tộc.
- Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà, trân trọng nâng niu, ...
- Bút kí - tuỳ bút, hay về văn hoá ẩm thực, nhẹ nhàng, sâu sắc.
7
Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
- Nét đẹp riêng của người Sài gòn và phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và sống tình nghĩa của người Sài gòn.
- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này.
- Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khá khéo léo, nhịp nhàng.
- Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phương.
- NT biểu hiện cảm xúc của tác giả qua thể văn tùy bút.
8
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
- Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội
- Cánh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương tha thiết của người xa quê hương.
- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngào.
- Văn tùy bút giàu hình ảnh gợi cảm.
9
Ca Huế trên sông Hương
(Hà ánh Minh)
Giới thiệu ca Huế - một sinh hoạt và thú vui văn hoá rất tao nhã ở đất cố đô.
- Vẻ đẹp của ca Huế, một hình thức sinh hoạt văn hóa- âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng quí, cần giữ gìn.
- Văn bản giới thiệu- thuyết minh: mạch lạc giản dị mà nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của vấn đề.
* Câu 7: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét, sửa.)
a. Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai):
- Cái đẹp của Tiếng Việt là sự cân đối, hài hòa về nhịp điệu, về âm hưởng, về thanh điệu: "MN là máu của VN, thịt của VN. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi" (HCM).
- Cái hay của Tiếng Việt được thể hiện ở sự uyển chuyển tế nhị trong cách dùng từ, đặt câu, biểu thị được sự phong phú, sâu sắc tình cảm của con người: "Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi" (ca dao ).
 Tóm lại, cái hay và cái đẹp của Tiếng Việt là biểu thị sự hùng hồn sức sống mãnh liệt của DT VN.
* Câu 8: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét, sửa.)
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác, ...
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
- ý nghĩa văn chương là "hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống". Nguồn gốc của văn chương "cũng là giúp cho tình cảm và gợi lên lòng vị tha". Nghĩa là văn học có chức năng phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức, giúp người đọc "hình dung sự sống muôn hình vạn trạng" đó là điều kì diệu của văn thơ.
- Văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có ". Ví như thương người, yêu quê hương, say mê học tập, lao động, mơ ước vươn tới chân trời bao la... Những tình cảm ấy là do cuộc sống và văn chương bồi đắp cho tâm hồn.
- Văn chương còn làm cho cuộc đời thêm đẹp, thêm phong phú hơn như tác giả đã viết: "Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần". Ví dụ: "Tôi yêu non xanh, núi tím, tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng tôi yêu nhất mùa xuân" (Vũ Bằng)
C. Củng cố(1’)
D. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Ôn tập kiến thức kỹ hơn.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 121-On tap phan van.doc