Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 128: Ôn tập tập làm văn (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 128: Ôn tập tập làm văn (tiếp)

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: như tiết 127

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý về 2 kiểu bài CM, GT.

*Giáo dục tư tưởng: như tiết 127

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: luyện tập

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bài tập mẫu, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4)

Kiểm tra chuẩn bị Đánh giá, nhận xét

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 128: Ôn tập tập làm văn (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 04 năm 2010
Ngày dạy: tháng 04 năm 2010
Tuần 
 Tiết : 128 ôn tập tập làm văn (tiếp)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: như tiết 127
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý về 2 kiểu bài CM, GT.
*Giáo dục tư tưởng: như tiết 127
II.Trọng tâm của bài: luyện tập
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bài tập mẫu, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Kiểm tra chuẩn bị
Đánh giá, nhận xét
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) GV nêu nội dung bài học.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Đề 2
Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
I. Mở bài: 
	- Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống.
	- Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công.
II. Thân bài: 
* Giải thích câu tục ngữ.
	- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
	- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
	- Trong k/c chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (d/c)
	- Trong lđsx, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
	- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (d/c)
	- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (d/c)
* Liên hệ: “Không có việc gì khó...”
III. Kết bài: 
- Câu tục ngữ là bài học quý báu.
	- Cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì + thông minh + sáng tạo) để thành công.
Đề 3
Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
I. Mở bài.
	- Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức.
	- Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”.
II. Thân bài:
* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?
	- Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con người.
	- Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con người.
-> Nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
* Vì sao nhân dân lại nói như vậy?
	- Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian.
	- Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
* Cần hành động ntn?
	- Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
	- Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
* Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
III. Kết bài:
	- Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.
	- Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.
C.Luyện tập(13’)
* Câu 2: 
- Giáo viên chép bài tập lên bảng phụ. Học sinh lên bảng khoanh tròn vào đáp án đúng.
- Luận điểm: Là những ý kiến thể hiện một quan điểm, một tư tưởng nào đó được nêu ra dưới hình thức câu PĐ/KĐ.
=> Câu a-d: luận điểm;
 Câu b; câu cảm;
 Câu c: chưa đầy đủ, chưa rõ ý.
* Câu 5: 
Học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.
2. Bài tập (Học sinh thảo luận -> đưa ra ý kiến đúng).
* Câu 6: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 đề văn ?
- Giống:
+ Chung 1 luận đề;
+ Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
D.Củng cố(1’)
E.Hướng dẫn về nhà(1’)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 128 On tap Tap lam van.doc