I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được:
Thế nào là đại từ. Nắm được các loại đại từ Tiếng việt.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng sử dụng đại từ phù hợp.
*.Giáo dục tư tưởng: Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần lý thuyết
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ minh hoạ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Ôn kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng 9 năm 2010 Tuần 4 Tiết : 15 Đại từ I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được: Thế nào là đại từ. Nắm được các loại đại từ Tiếng việt. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kỹ năng sử dụng đại từ phù hợp. *.Giáo dục tư tưởng: Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp. II.Trọng tâm của bài: phần lý thuyết III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ minh hoạ, tài liệu tham khảo *Học sinh: Ôn kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’)Phân biệt 2 kiểu từ láy? Cho ví dụ ? Nghĩa của từ láy được tạo ntn? Ví dụ ? B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) HS đọc đoạn văn: “Hằng năm, cứ vào cuối thu...Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Từ “ tôi” ở trong đoạn văn trên có phải là danh từ không? vì sao? (Từ “ tôi” không phải là danh từ vì nó không phải là từ dùng để gọi tên người, sự vật). Vậy từ “ tôi” thuộc từ loại gì ? (Tôi là đại từ). Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đại từ. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tg 10’ 15’ 10’ Hoạt động của Thầy và trò Hoạt động 1 *GV: Treo bảng phụ có 4 ví dụ Đọc đoạn văn a. ? Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả? Từ “nó” trong đoạn văn a chỉ ai ? Đọc đoạn văn b ? Đoạn văn được trích từ văn bản “con gà trống” của Võ Quảng. Từ “nó” trong đoạn văn b chỉ con vật nào ? ? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của 2 từ “nó” trong 2 đoạn văn này? Đọc đoạn văn c. - Đoạn văn trích từ văn bản nào ? Tác giả ? Từ “thế” ở đoạn văn c chỉ sự việc gì ? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ “thế” ? Đọc ví dụ d. Từ “ ai” trong bài ca dao này dùng để làm gì? GV: những từ nó, thế, ai là đại từ. - Vậy em hiểu thế nào là đại từ ? ? Các từ: nó, thế, ai giữ vai trò NP gì trong câu? ? Tìm đại từ trong VD đ ? Từ “tôi” ở đây giữ vai trò NP gì trong câu ? ? Đại từ thường giữ chức vụ NP gì trong câu ? GV: ở mục I các em cần nắm được KN về đại từ và chức năng NP của đại từ. HS đọc ghi nhớ 1 Hoạt động 2 ? Các đại từ ở VD a trỏ gì ? ? Các đại từ ở VD b trỏ gì ? ? Các đại từ ở VD c trỏ gì ? GV: Đây là các đại từ để trỏ. ? Đại từ để trỏ được phân thành mấy tiểu loại ? Đó là những tiểu loại nào? ? Các đại từ ở VD a hỏi về gì ? ? Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về điều gì ? (Bạn bao nhiêu tuổi rồi ? Bạn học lớp mấy?) ? Các đại từ ở VD c hỏi về gì ? (Sao bạn không học bài? Bài này làm thế nào?) GV: Đó là những đại từ để hỏi. ? Đại từ để hỏi được phân thành những loại nhỏ nào? ? Qua tìm hiểu VD 2,3 Em hãy cho biết đại từ được phân loại như thế nào ? - Trong văn tự sự, người kể thường dùng đại từ xưng hô ở ngôi nào? Hoạt động 3 HS đọc đầu bài thảo luận trả lời GV nhận xét bổ sung đánh giá HS đọc đầu bài suy nghĩ, trả lời GV nhận xét bổ sung đánh giá HS đọc đầu bài thảo luận trả lời GV nhận xét bổ sung đánh giá Nội dung kiến thức I- Thế nào là đại từ: 1. ví dụ 1 : *. Nhận xét: a, Nó1 : em tôi ->trỏ người. b, Nó2 : con gà trống-> trỏ vật. - Dựa vào văn cảnh cụ thể c, Trích trong chuyện: Cuộc chia ly của những con búp bê của tác giả: Khánh Hoài - Thế : liệu mà đem chia đồ chơi ra đi -> trỏ hoạt động. d, Ai : dùng để hỏi. - Đại từ : dùng để trỏ người, sự vật, hđ, tính chất...được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. 2. Ví dụ 2: *Nhận xét: a, Nó/ lại khéo tay nữa -> CN b, Tiếng nó/dõng dạc nhất xóm->phụ ngữ của DT c, Vừa nghe thấy thế, em tôi...->phụ ngữ của ĐT d, Ai/ làm cho bể kìa đầy.-> CN đ, - Tôi/ rất ngại học. - Người học kém nhất lớp là tôi. Đại từ: -> CN-VN. *Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò NP như : CN,VN, trong câu hay phụ ngữ của DT, ĐT, TT. *Ghi nhớ1: SGK(55) II- Các loại đại từ: 2 loại 1 - Đại từ để trỏ: * Ví dụ: a, Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, mày, chúng mày, nó, hắn, họ, chúng nó... ->Trỏ người, sự vật b, Bấy, bấy nhiêu->Trỏ số lượng c, Vậy, thế -> trỏ hđ, tính chất, sự việc * Gồm 3 loại: - Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô) - Trỏ số lượng - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. 2- Đại từ để hỏi: * Ví dụ: a, Ai, gì : hỏi về sự vật. b, Bao nhiêu, mấy : hỏi về số lượng c, Sao, thế nào : hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. * Gồm 3 loại: - Hỏi về người, sự vật - Hỏi về số lượng - Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc *Ghi nhớ 2,3: SGK(56) Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba * Chú ý: Khi xưng hô, 1 số DT chỉ người như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác...cũng được sử dụng như đại từ xưng hô. III- Luyện tập: * Bài 1: a, Bảng đại từ xưng hô Ngôi-số Số ít Số nhiều Số 1: người nói tự xưng Tôi, ta, tao, tớ Chúng tôi,chúng ta, chúng tao, Chúng tớ Số 2: Người đối thoại Cậu, bạn, mày Các cậu,các bạn,chúng mày.. Số 3: Người sự vật nói tới Hắn, nó, họ, y Chúng nó,bọn họ, bọn hắn b, Mình 1->Trỏ người nói (ngôi 1) Mình2,3 ->Trỏ người đối thoại (ngôi 2 2-Bài 2: A - Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà - > đại từ B - Đi học về Lan xuống bếp hỏi mẹ: DT - Mẹ ơi! Cơm chín chưa? Con đói quá rồi. ĐT ĐT 3-Bài 3: - Trong đợt thi đua vừa qua, lớp ta bị cờ xanh. Hôm ấy ai cũng buồn. - Tôi biết làm sao bây giờ. - Lớp mình có bao nhiêu bạn là có bấy nhiêu tính tình khác nhau. C.Luyện tập(3’) làm các bài tập sách bài tập D.Củng cố(1’) Khái niệm; Các loại đại từ. E.Hướng dẫn về nhà(1’) - Học bài, hoàn thành sơ đồ về các loại đại từ. - Hoàn thiện các bài tập còn lại. - Đọc thêm sgk/ 57 + 58. - Soạn bài “ Luyện tập tạo lập văn bản ”.
Tài liệu đính kèm: