Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 18: Từ hán Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 18: Từ hán Việt

 i. mục tiêu bài học:

* kiến thức cần đạt: giúp học sinh: nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép hán việt,các loại từ ghép hán việt.

*kĩ năng cần rèn: kỹ năng phân tích từ hán việt trong tìm hiểu văn bản và sử dụng hợp lý từ hán việt trong tạo lập văn bản.

*giáo dục tư tưởng: biết dùng từ hán việt trong công việc viết văn biểu cảm và trong giao tiếp.

ii.trọng tâm của bài: phần lý thuyết

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 18: Từ hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 5
 Tiết : 18 Từ hán việt
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt,các loại từ ghép Hán Việt.
*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng phân tích từ Hán Việt trong tìm hiểu văn bản và sử dụng hợp lý từ Hán Việt trong tạo lập văn bản. 
*Giáo dục tư tưởng: Biết dùng từ Hán Việt trong công việc viết văn biểu cảm và trong giao tiếp.
II.Trọng tâm của bài: phần lý thuyết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, từ điển Hán Việt
*Học sinh: Ôn kiến thức cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) Đại từ là gì ? Ghi nhớ sgk 55-56
Có mấy loại đại từ ? Cho ví dụ ? ví dụ tôi, cậu, em, mày
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) ở lớp 6, trong bài “ Từ mượn”, các em đã biết từ Hán Việt là từ mượn tiếng Hán. ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt. 
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Gv treo bảng phụ ví dụ
Hs đọc bài thơ “ Nam quốc sơn hà”.
Hs trả lời câu hỏi sgk, phần (1)
- Gv: Trong tiếng Việt, có yếu tố hán Việt được dùng độc lập như từ, có yếu tố không thể dùng độc lập mà phải đi với các yếu tố khác tạo từ ghép.
- Hs trả lời câu hỏi phần (2).
- Gv: Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
? Vậy dựa vào những ví dụ trên, em hãy cho biết yếu tố Hán Việt có những đặc điểm gì?
- Hs đọc ghi nhớ (69).
Hs lần lượt trả lời các câu hỏi sgk 70
? So sánh với từ ghép tiếng Việt, trật tự các tiếng trong từ ghép Hán Việt có gì giống và khác nhau? 
 Hs so sánh, nhận xét.
 Gv chốt kiến thức.
 HS đọc ghi nhớ sgk
Nội dung kiến thức
I - Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
1. Ví dụ: (sgk - 69)
2. Nhận xét
a. Ví dụ (a)
- “ Nam ” có thể dùng độc lập.
- “ Quốc ” , “ sơn ”, “ hà ” phải đi với các yếu tố khác để tạo tử ghép.
b. Ví dụ (b).
- Thiên 1: Nghìn.
- Thiên 2: Dời. 
3. Kết luận: 
 Đặc điểm của yếu tố Hán Việt:
 + Phần lớn không sử dụng độc lập như từ mà chỉ để tạo từ ghép.
 + Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
 Ghi nhớ: (69)
II - Từ ghép Hán Việt.
1. Từ ghép HV đẳng lập.
+ Sơn hà, xâm phạm, giang san 
-> Các tiếng có quan hệ bình đẳng.
2. Từ ghép HV chính phụ. 
+ ái quốc, thủ môn, chiến thắng 
 -> Tiếng chính - tiếng phụ.
+ Thiên thư, thạch mã, tái phạm
 -> Tiếng phụ – tiếng chính.
3. Ghi nhớ: (sgk- 70)
C.Luyện tập(18’)
 Hs thảo luận, trả lời bài 1 .
 Gv nhận xét bổ sung
Hs chia nhóm, thi đua xem nhóm nào tìm được nhiều từ ghép 
- Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau ?
- Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt : quốc, sơn, cư, bại (đã được giải nghĩa ở bài Nam quốc sơn hà)
Gv gọi hs lên bảng làm bài 3, lớp làm ra vở đ Lớp nhận xét, bổ sung đ Giáo viên nhận xét, bổ sung. 
- Xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân , đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh ,hậu đãi, phòng hoả vào nhóm thích hợp ?
III- Luyện tập:
1 - Bài 1:
- Hoa 1: chỉ cơ quan sinh sản của cây
 Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy
- Phi 1: bay
 Phi 2: trái với lẽ phải, trái với pháp luật
 Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu
- Tham 1: ham muốn
 Tham 2: dự vào, tham dự vào
- Gia 1: nhà( có 4 yếu tố Hán Việt là nhà: thất, gia, trạch, ốc)
 Gia 2: thêm vào
2 - Bài 2:
- Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc lộ, quốc huy, quốc ca.
- Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn thuỷ, sơn trang, sơn dương.
- Cư: cư trú, an cư, định cư, du cư, du canh du cư
- Bại: thất bại, chiến bại, đại bại, bại vong
3 - Bài 3
- Từ có yếu tố chính đứng trước: Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả
- Từ có yếu tố phụ đứng trước: Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
D.Củng cố(1’) Đặc điểm của từ ghép HV.Các loại từ ghép HV ?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài và làm bài tập sách BT
- Chuẩn bị bài: Từ hán Việt(tiếp)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18 - Tu Han Viet.doc