Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 21: Bài ca côn sơn buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 21: Bài ca côn sơn buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được cảnh trí Côn Sơn yên ả, hài hoà với cảnh sống thư thái của con người, thấy được tâm hồn khoáng đạt, nhân cách thanh cao của Nguyễn Trãi. Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và cảm nhận thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

*.Giáo dục tư tưởng: Tiếp tục tự tìm hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Đọc và xem trước nội dung của bài ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 21: Bài ca côn sơn buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 6
Tiết : 21 Bài ca côn sơn
 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được cảnh trí Côn Sơn yên ả, hài hoà với cảnh sống thư thái của con người, thấy được tâm hồn khoáng đạt, nhân cách thanh cao của Nguyễn Trãi. Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và cảm nhận thơ thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
*.Giáo dục tư tưởng: Tiếp tục tự tìm hiểu thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Đọc và xem trước nội dung của bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ biểu hiện những cảm xúc gì ?
- Yêu cầu: Khẳng định chủ quyền đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền dân tộc.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Phong cảnh non sông đất nước ta thời Trần - Lê cách chúng ta đời nay hàng 5-7 thế kỉ đã hiện ra trong cảm nhận của một ông vua anh hùng và một ông quan anh hùng thời ấy như thế nào? em đã về thăm Thiên Trường, đã hành hương về Côn Sơn Kiếp Bạc chưa ? Chắc phong cảnh những nơi ấy giờ đây phải khác xưa nhiều lắm. Bây giờ chúng ta cùng đi tìm hiểu hai bài thơ đó.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
02’
03’
13’
02’
03’
12’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
Gv cho hs quan sát tranh chân dung Nguyễn Trãi.
 GV: Là một nhà thơ, nhà quân sự, nhà ngoại giao - danh nhân văn hoá thế giới. Ông để lại cho đời nhiều t/p chữ Hán, Nôm bất hủ.
? Giới thiệu về tiểu sử Nguyễn Trãi, hoàn cảnh ra đời của bài thơ ?
 Gv giới thiệu: Nguyên tác của bài thơ là bằng chữ Hán (36 câu chữ Hán), bản dịch theo thể lục bát ( chỉ là đoạn trích 8 câu )
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv đọc mẫu, HS đọc tiếp
? Hãy nêu đại ý của bài thơ ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Cảnh Côn Sơn có những gì ?
? Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh ?
? Qua cách miêu tả của nhà thơ, em hình dung cảnh vật Côn Sơn có gì độc đáo ?
? Đại từ “ ta ” lặp lại có ý nghĩa gì ?
( Nhấn mạnh sự có mặt của “ta” ở mọi nơi đẹp của Côn Sơn đ Khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên, đang hoà mình vào thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, luôn tìm kiếm sự thanh thản cho tâm hồn ).
? Em có nhận xét gì về ND và nghệ thuật của bài thơ ?
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Em hãy nêu vài nét về tác giả Trần Nhân Tông ?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
GV đọc mẫu, Hs đọc, giải nghĩa từ 
? Em hãy nêu đại ý của văn bản ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Cảnh trong bài thơ được miêu tả bằng những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy được miêu tả ntn ? Qua đó, em hình dung cảnh thôn quê qua con mắt nhà thơ hiện lên ntn ?
? Qua bài thơ, em thấy được tình cảm gì của nhà thơ ? Từ đây, hãy nhận xét về nhân cách của một vị vua như tác giả ?
? ? Em có nhận xét gì về ND và nghệ thuật của bài thơ ?
Nội dung kiến thức
A-Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca)
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Nguyễn Trãi (1380-1442) là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác : sáng tác trong thời kì Nguyễn Trãi về quê sống ẩn dật ở Côn Sơn (quê ngoại trang ấp của ông ngoại Trần Nguyên Đán)
- Thể loại : Thơ lục bát.( bản dịch) 
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc: giọng êm ái, ung dung, chậm rãi.
*Từ khó: sgk 
2. Đại ý : cảnh vật Côn Sơn và con người giữa cảnh vật Côn Sơn
3. Bố cục: 2 đoạn
- Cảnh vật Côn Sơn.
- Con người giữa cảnh vật Côn Sơn.
4.Tìm hiểu chi tiết:
a. Cảnh vật Côn Sơn
- Suối chảy: Như đàn cầm.
- Đá rêu phơi: Như chiếu êm.
- Thông mọc: Như nêm.
- Trúc: Xanh mát.
-> Cảnh th/nh có âm thanh, màu sắc, khoáng đạt, thanh tĩnh, nguyên thuỷ, nên thơ. 
 Nghệ thuật: so sánh, liệt kê, điệp -> tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, êm tai.
b. Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi.
- Điệp từ “ ta ”: Khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên, hoà mình vào th/nh.
 + Suối chảy – ta nghe.
 + Đá rêu phơi – ta ngồi.
 + Thông mọc – ta nằm.
 + Trúc – ta ngâm thơ.
đ Tình yêu thiên nhiên, thú vui hoà nhập với th/nh, nhân cách thanh cao của nhà thơ.
5 - Tổng kết 
a. Nghệ thuật: 
- Đối, so sánh độc đáo.
- Điệp từ “ ta ” khẳng định tư thế nhà thơ.
b. Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp Côn Sơn và vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn nhà thơ.
B - Thiên Trường vãn vọng
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Trần Nhân Tông (1258-1308) là một ông vua yêu nước anh hùng.
- Là một nhà văn hoá, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
2. Tác phẩm :
- Hoàn cảnh sáng tác : sáng tác trong dịp về thăm quê.
- Thể loại: Đường luật
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc: 
*Từ khó: sgk 
2. Đại ý : 
3. Bố cục: 2 đoạn
 - Cảnh thôn quê.
 - Tình cảm nhà thơ
4. Tìm hiểu chi tiết
a. Cảnh thôn quê
- Bài thơ tả cảnh phủ Thiên trường lúc hoàng hôn vào dịp thu đông.
 - Trình tự: từ khái quát đến cụ thể.
 - Hình ảnh, âm thanh quen thuộc, gần gũi, đơn sơ, đậm sắc quê: Cánh cò, tiếng sáo của trẻ chăn trâu.
-> Cảnh vật gợi cuộc sống thanh bình nơi thôn dã.
b. Tình cảm nhà thơ
- Yêu mến thiên nhiên, gắn bó máu thịt với quê hương.
5. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Giàu hình ảnh, cảm xúc
b. Nội dung: Ghi nhớ 
C.Luyện tập(3’) Em hãy trình bày những bài thơ của các nhà thơ Việt Nam cũng viết về chủ đề quê hương ? Quê hương(Giang Nam), Quê hương(Tế Hanh)
D.Củng cố(1’) Nội dung, nghệ thuật 2 bài thơ.
E.Hướng dẫn về nhà(1’) Học thuộc 2 bài thơ, Soạn bài : Từ Hán Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21 - Con son ca - Buoi chieu dung.doc