Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích, giải nghĩa từ, vận dụng từ ghép trong nói và viết.

*Giáo dục tư tưởng: Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo.

*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới ở nhà.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4) Cho các từ: “quần áo, háo hức, can đảm.”

 Theo em, từ nào là từ ghép? Từ nào là từ láy ? Vì sao?

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 3: Từ ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 1
 Tiết : 3 từ ghép
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. 
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng phân tích, giải nghĩa từ, vận dụng từ ghép trong nói và viết.
*Giáo dục tư tưởng: Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo.
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới ở nhà.
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) Cho các từ: “quần áo, háo hức, can đảm.”
 Theo em, từ nào là từ ghép? Từ nào là từ láy ? Vì sao?
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa gọi là từ ghép. Để nắm chắc khái niệm từ ghép chúng ta cúng bước vào bài học hôm nay
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: tìm hiểu về các loại từ ghép
Gv treo bảng phụ
Hs đọc ví dụ ( sgk-13)
-? Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính ?
? Em nhận xét gì về trật tự những tiếng chính trong những từ ấy ? 
? Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào ?
Hs trả lời câu hỏi sgk phần (1). 
Hs vận dụng:
+Tìm thêm từ ghép có “ bà ” và “ thơm ”.
? Nhận xét về trật tự các tiếng trong phần (1)?
? Nhận xét về nghĩa của từ ghép chính phụ ?
- Gv: Chính vì thế cho nên từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Trước đây người ta còn gọi từ ghép chính phụ là từ ghép phân nghĩa.
 Hs so sánh nghĩa của từ “ quần áo ” với mỗi tiếng “ quần ”, “ áo ”; “ trầm bổng ” với mỗi tiếng “ trầm ”, “ bổng ”? 
? Nhận xét về từ ghép đẳng lập?
 - Gv: Chính vì có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từng tiếng cho nên từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Người ta còn gọi từ ghép đẳng lập là từ ghép hợp nghĩa.
 - Hs đọc ghi nhớ sgk( tr-14).
GV treo bảng phụ - hs lên điền từ
- Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ ?
GV treo bảng phụ - hs lên điền từ 
- Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập ?
Gọi hs trả lời 
- Trả lời tại sao ?
Nội dung kiến thức
I. Các loại từ ghép.
1.Ví dụ 1: sgk trang 13
* Nhận xét
 - bà ngoại:
 ( tiếng chính - tiếng phụ)
 - thơm phức: 
 ( tiếng chính- tiếng phụ)
đ Tiếng chính đứng trước, phụ đứng sau.
2. Ví dụ 2 – sgk(14).
 - trầm - bổng
 - quần - áo 
đ Các tiếng ko phân ra chính - phụ mà có quan hệ bình đẳng về ngữ pháp.
3.Kết luận : ghi nhớ 1
II. Nghĩa của từ ghép
a. Nghĩa của từ ghép chính phụ.
+ So sánh: 
 - Bà: người sinh ra mẹ, cha.
 - Bà ngoại: người sinh ra mẹ.
 - Thơm : mùi dễ chịu.
 - Thơm phức: mùi hấp dẫn, mạnh.
+ Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
b.Nghĩa của từ ghép đẳng lập:
+ So sánh:
 - Quần áo: chỉ trang phục nói chung.
 - Trầm bổng: âm thanh lúc lên, lúc xuống.
 + Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng.
III- Luyện tập 
 Bài 1( 15 ) :
- Từ ghép đẳng lập : Suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi .
- Từ ghép chính phụ: Xanh ngắt,nhà máy, nhà ăn, nụ cười .
 Bài 2 ( 15 ):
- Bút mực ( bi, máy, chì )
- Thước kẻ (vẽ, may, đo độ )
Bài 3: ( 15 )
- Núi rừng ( sông, đồi )
- Mặt mũi ( mày, )
*Bài 5 : ( 15 )
- Không phải vì :
Hoa hồng là một loài hoa như : Hoa huệ, hoa cúc
-> Có nhiều loại hoa mầu hồng nhưng không phải là hoa hồng như : Hoa giấy, hoa chuối
C.Luyện tập(3’) Vẽ sơ đồ từ ghép
D.Củng cố(1’) yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài học
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Hoàn thiện bài tập. Bài tập 6. Đọc thêm.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài: Liên kết trong VB. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 3 - Tu ghep.doc