Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi lư

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi lư

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: (Vọng lư sơn bộc bố – Lý Bạch)

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:thấy được vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo của thác núi Lư trong con mắt tác giả. Tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn hào phóng, trí tưởng tượng mãnh liệt của nhà thơ Lí Bạch.

*Kĩ năng cần rèn: Kỹ năng cảm nhận và phân tích thơ Đường, đặc biệt là bút pháp lấy động tả tĩnh.

*.Giáo dục tư tưởng: Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hán Việt.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 34: Xa ngắm thác núi lư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 9
Tiết : 34 Xa ngắm thác núi lư 
I. Mục tiêu bài học: (Vọng lư sơn bộc bố – Lý Bạch)
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:thấy được vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo của thác núi Lư trong con mắt tác giả. Tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn hào phóng, trí tưởng tượng mãnh liệt của nhà thơ Lí Bạch.
*Kĩ năng cần rèn: Kỹ năng cảm nhận và phân tích thơ Đường, đặc biệt là bút pháp lấy động tả tĩnh.
*.Giáo dục tư tưởng: Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hán Việt.
II.Trọng tâm của bài:tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên:Giáo án, tài liệu về Đỗ Phủ, một số bài thơ khác của nhà thơ
*Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
- Đọc thuộc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”. 
Nêu nội dung chính của bài thơ ?
- Bài thơ đã diễn tả được niềm hân hoan của NK khi bạn đến chơi nhà. Đó là những cảm xúc chân thành, hồn nhiên của tình cảm bạn bè chân thành.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Nói đến thơ Đường TQ, người ta không thể không nghĩ đến Lí Bạch, ông là một trong số những nhà thơ nổi tiếng của TQ về thể thơ Đường luật. Người đời gọi ông là Tiên thơ, thơ của ông thể hiện tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là một trong những bài tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. 
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Hs đọc sgk, chú giải (111)
? Tóm tắt những hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch?
- Gv giới thiệu về Lí Bạch.
- Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư thuộc đề tài nào ?
Gv giới thiệu về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
GV hướng dẫn đọc: giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca. Nhịp 4/3 - 2/2/3
Giải nghĩa từ : vọng, lư sơn, bộc bố
GV:Vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ: Đây là cảnh vật được nhìn ngắm từ xa.
? Bài thơ có mấy nội dung? Đó là những nội dung nào?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Nhà thơ ở vị trí nào để miêu tả núi Lư và thác núi Lư ? (vị trí: từ xa)
? Vị trí ấy có lợi thế gì trong việc miêu tả ? 
? Cảnh núi Lư và thác núi Lư được miêu tả ntn ? Những từ ngữ, h/a, BPTT nào ấn tượng nhất trong bài thơ ? 
? Cách so sánh, liên tưởng có gì phi lý, có gì hợp lý ?
+ Tưởng phi lý:
 - Dải Ngân Hà nằm vắt ngang trời.
+ Nhưng rất hợp lý, bất ngờ, thú vị:
 - Đỉnh núi Lư cao đẹp lung linh như chín tầng mây.
? Qua những gì vừa phân tích ở câu cuối, em hình dung thêm một vẻ đẹp nào nữa của dòng thác?
? Theo em, do đâu mà cảnh thác núi Lư đẹp như vậy?
(do nó chứa đựng t/cảm của nhà thơ)
Hs đọc ghi nhớ sgk
- Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ ?
- Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào? 
- Bài thơ tả cảnh hay tả tình? Đó là cảnh gì, tình gì ?
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả : Lí Bạch (701-762 ).
- Là nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường.Được mệnh danh là “Tiên thi”(ông tiên làm thơ).
- Thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng.Ông thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.
 2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết khi tác giả chuẩn bị ở ẩn tại núi Lư.
- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong Thơ Đường - Tập II (1987).
- Thể loại : Thất ngôn tứ tuyệt.
Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ tiêu biểu viết về thiên nhiên.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó: Vọng: nhìn từ xa.
- Lư sơn: ngọn núi trông giống như cái lư, thuộc dãy núi ở Giang Tây
2.Đại ý : Bài thơ miêu tả cảnh núi Lư và thác núi Lư, qua đó thể hiện tình cảm của nhà thơ.
3.Bố cục : 2 đoạn mỗi đoạn 2 câu
4.Tìm hiểu chi tiết:
a. Cảnh thác núi Lư.
- Thế núi cao, sườn núi dốc đứng bề thế.
- Thác nước tuôn trào “chảy như bay, đổ thẳng xuống”-> diễn tả tốc độ phi thường của dòng nước.
- H/a so sánh độc đáo: ~ dải Ngân Hà.
-> Dưới ánh mặt trời, Hương Lô hiện lên tráng lệ. Cảnh được miêu tả chân thực, tự nhiên vừa mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo vừa hùng vĩ, dũng mãnh, phi thường.
b. Tình cảm của nhà thơ.
- Tâm hồn và tính cách của nhà thơ biểu hiện 1 chất lãng mạn trí tuệ, tính cách phóng khoáng, trí tưởng tượng phong phú.
- Thể hiện tình yêu TN say đắm, nồng nàn.
- Đối tượng tác giả miêu tả là thắng cảnh của quê hương được tác giả trân trọng, tôn vinh.
* Ghi nhớ: sgk (112 ).
5 - Tổng kết 
a.Nghệ thuật:
Lấy động tả tĩnh. Tả cảnh ngụ tình
b.Nội dung: SGK
C.Luyện tập(3’) Đọc diễn cảm bài thơ.
D.Củng cố(1’) Nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc lòng bài thơ (Phiên âm và dịch thơ). 
- Soạn bài: Từ đồng nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 34 - Xa ngam thac nui lu - Phong kieu da bac.doc