Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: tìm hiểu cách lập ý rất đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài biểu cảm.

*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng làm văn biểu cảm.

*.Giáo dục tư tưởng: Nắm được các dạng văn xuôi biểu cảm và các cách lập ý tương ứng để từ đó có thể vận dụng viết văn b/c.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI:mục I

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ xem trước bài mới

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng 10 năm 2010
Tuần 9
Tiết : 36 cách lập ý của bài văn biểu cảm
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: tìm hiểu cách lập ý rất đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm bài biểu cảm.
*Kĩ năng cần rèn: kỹ năng làm văn biểu cảm.
*.Giáo dục tư tưởng: Nắm được các dạng văn xuôi biểu cảm và các cách lập ý tương ứng để từ đó có thể vận dụng viết văn b/c.
II.Trọng tâm của bài:mục I
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ xem trước bài mới
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là văn biểu cảm ?
là văn viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Khi viết văn biểu cảm cũng như các thể loại văn khác, chúng ta cần phải tìm ý và lập dàn ý. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta rèn kỹ năng lập dàn ý trong văn biểu cảm.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
05’
05’
05’
Hoạt động của Thầy và trò
- Hs đọc đoạn văn về Cây tre VN - Thép Mới 
? Đoạn văn nói về vấn đề gì ?
?Cây tre đã gắn bó với đời sống của người dân VN bởi những công dụng của nó như thế nào ?
? Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của tre, đoạn văn đã nhắc đến gì ở tương lai ? 
? Như vậy người viết đã bày tỏ tình cảm đối với sự vật bằng cách nào ? Bày tỏ tình cảm đối với sự vật bằng cách:liên hệ hiện tại với tương lai
- Hs đọc đoạn văn: Người ham chơi.
? Đoạn văn nói về vấn đề gì ?
? Nhân vật tôi đã say mê con gà đất như thế nào ?
? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả ?
? ở đoạn văn này nhân vật tôi đã bày tỏ cảm xúc đối với sự vật bằng cách nào ? 
Bày tỏ cảm xúc bằng cách hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
Hs đọc đoạn văn
? Đoạn văn đề cập đến vấn đề gì ?
? Để bày tỏ tình cảm yêu mến cô giáo, tác giả đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm gì về cô ?
? Đoạn văn đã thể hiện tình cảm đối với cô giáo bằng cách nào ? 
Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và gợi lại kỉ niệm
- Hs đọc đoạn văn Mõm Lũng Cú tột Bắc.
? Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam Tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình cảm gì ?
? Tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước và bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước bằng cách nào? 
(liên tưởng, mong ước)
- Gv: Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước cũng là một cách bày tỏ tình cảm đối với con người và sự vật.
- Hs đọc đoạn văn.
? Đoạn văn miêu tả và biểu cảm về đối tượng nào?
? Đoạn văn đã miêu tả đặc điểm gì của u ? Tác giả miêu tả bóng dáng và khuôn mặt của u để làm gì ? Vậy tác giả đã biểu cảm gì ?
? Để miêu tả và biểu cảm được như vậy thì tác giả phải làm gì ? 
(Q.sát và suy ngẫm)
- Gv: Vừa rồi chúng ta đã đi tìm hiểu những cách lập ý cho bài văn biểu cảm.
- Để tạo lập ý cho bài văn biểu cảm và khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, thì người viết cần phải làm gì ?
Nội dung kiến thức
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
1. Liên hệ hiện tại với tương lai:
* Đoạn văn: Cây tre VN - Thép Mới.
- Đoạn văn nói về cây tre VN trên bước đường đi tới tương lai của đất nước.
- Công dụng: nứa tre còn mãi, chia bùi sẻ ngọt, vui hạnh phúc, hoà bình.
- Tương lai: Ngày mai ... nhưng ... tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. 
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại:
* Đoạn văn: Người ham chơi-HPNT
- Đv nói về sự say mê con gà đất của nhân vật tôi.
- Hoá thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai.
- Gợi lên những cảm xúc: những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ mãi để lại trong tôi một nỗi gì sâu thẳm, giống như một linh hồn.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước:
* Đoạn văn: trích trong Những tấm lòng cao cả - ét môn đô đơ A mi xi. 
- Đoạn văn nói về tình cảm yêu mến cô giáo của tác giả. 
- Đoạn văn đã tưởng tượng và gợi lại những kỉ niệm về cô giáo: Tìm gặp cô giữa đám học trò, nghe tiếng cô giảng bài, thấy cô mệt nhọc, đau đớn, yêu thương, thất vọng, lo lắng, sung sướng...
* Đoạn văn: Mõm Lũng Cú tột Bắc-Nguyễn Tuân
- Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam của Tổ quốc, tác giả đã thể hiện tình yêu đất nước 1 cách sâu sắc và bày tỏ khát vọng thống nhất đất nước.
4. Quan sát, suy ngẫm:
* Đoạn văn: Trích trong Cỏ dại của Tô Hoài.
- Miêu tả và biểu cảm về u.
- Miêu tả: Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt của u đã già.
- Biểu cảm: Tác giả đã biểu lộ lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình với u.
* Ghi nhớ: sgk (121 
C.Luyện tập(15’)
- Lập dàn ý cho đề: Cảm xúc về vườn nhà.
- Em hãy nêu các bước làm 1 bài văn biểu cảm? (4 bước: Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài)
- MB cần phải làm gì?
- TB cần tả những gì?
- KB cần nêu cảm xúc gì?
II. Luyện tập:
1- Tìm hiểu đề và tìm ý.
2-Lập dàn bài:
a- MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà.
b- TB: Miêu tả vườn và lai lịch của vườn.
- Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình.
- Vườn và lao động của cha mẹ.
- Vườn qua bốn mùa.
c- KB: Cảm xúc về vườn nhà.
D.Củng cố(1’) Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Triển khai dàn ý trên thành bài văn.
- Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36 - Cach lap y cua bai van bieu cam.doc