Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Học sinh nắm vững bản chất, khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa. Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.

*Kĩ năng cần rèn:nhận diện và sử dụng đúng lúc đúng chỗ

*.Giáo dục tư tưởng: sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên:Giáo án, bảng phụ ví dụ

*Học sinh:Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 39: Từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 10
 Tiết : 39 Từ trái nghĩa
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Học sinh nắm vững bản chất, khái niệm và công dụng của từ trái nghĩa. Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
*Kĩ năng cần rèn:nhận diện và sử dụng đúng lúc đúng chỗ
*.Giáo dục tư tưởng: sử dụng từ trái nghĩa trong nói, viết một cách có hiệu quả.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên:Giáo án, bảng phụ ví dụ
*Học sinh:Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà.
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
 Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
? Tìm từ đồng nghĩa với từ đùm bọc ? Vì sao ?
? Từ lành- rách có phải là cặp từ đồng nghĩa không ? Vì sao ?
-Đồng nghĩ với đùm bọc là che chở- vì 2 từ này có nghĩa như nhau.
- Không - vì nghĩa của 2 từ này không giống nhau
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Cặp từ rách - lành không phải là từ đồng nghĩa mà là từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa và sử dụng từ trái nghĩa như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
Gv treo bảng phụ, Hs đọc
- Hs đọc lại 2 bản dịch thơ. 
? Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai vb dịch thơ trên ?
? Dựa trên tiêu chí nào mà em xác định được như vậy? Nhận xét về ý nghĩa của các cặp từ đó?
(Các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau dựa trên 1 tiêu chí chung được gọi là từ trái nghĩa.) 
? Tìm từ trái nghĩa với từ “ già ” trong “ cau già ”, “ rau già ”?
? Em hãy cho biết, từ trái nghĩa là gì ?
? Từ trường hợp của từ “già” vừa trái nghĩa với “non”, vừa trái nghĩa với “trẻ” em có nhận xét gì?
Hs đọc ghi nhớ 1, sgk (128).
? Trong 2 bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì ? 
? Tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa ấy? 
(Trên thực tế con trạch dài hơn con lươn, con thờn bơn mồm lệch hơn con trai. Nhưng người ta muốn lấy chuyện lươn chê trạch và thờn bơn chê trai để nói những người không biết mình mà còn hay chê người khác)
- Từ trái nghĩa thường hay được sử dụng ở đâu, để làm gì? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ? 
- Hs đọc 2 ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Thế nào là từ trái nghĩa ?
1.Ví dụ
a. Ví dụ 1.
- Từ trái nghĩa trong bài “Tĩnh dạ tứ”: ngẩng >< cúi.
 ( hoạt động của đầu...)
- Từ trái nghĩa trong bài “Hồi hương ngẫu thư”: 
 đi ><về (sự di chuyển)
 trẻ >< già (tuổi tác)
b. Ví dụ 2.
 già >< non 
2. Nhận xét.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ: sgk (128).
II. Sử dụng từ trái nghĩa
1.Ví dụ
- Ngẩng - cúi -> Tạo phép đối, góp phần biểu hiện tâm tư trĩu nặng tình cảm quê hương của nhà thơ.
- Trẻ - già, đi - về -> Tạo phép đối, làm nổi bật sự thay đổi của chính nhà thơ ở 2 thời điểm khác nhau.
- Lươn ngắn lại chê trạch dài,
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm.
-> Tạo sự tương phản để lên án, phê phán những kẻ không biết mình mà còn hay chê bai người khác.
=> Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
*Ghi nhớ 1,2: sgk (128 
C.Luyện tập(13’)
- Hs đọc những bài ca dao, tục ngữ.
- Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ vừa đọc?
- Vì sao em biết đó là những cặp từ trái nghĩa ?
- Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong các cụm từ sau đây?
- Vì sao, em lại chọn những từ đó là từ trái nghĩa? (vì những từ này là từ nhiều nghĩa, mà từ nhiều nghĩa thì có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau)
- Điền từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau?
- Các từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ trên được dùng để làm gì? Nó có tác dụng như thế nào? (Được dùng để tạo phép tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động)
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa?
- Gạch chân dưới các từ trái nghĩa ?
1- Bài 1 (129 ):
- Lành – rách - Ngắn - dài
- Giàu – nghèo - Sáng – tối
- Vì: ý nghĩa trái ngược nhau
2- Bài 2 (129 ):
 cá tươi – cá ươn
- Tươi
 hoa tươi – hoa héo
 ăn yếu - ăn khoẻ
- Yếu
 học lực yếu – học lực giỏi
 chữ xấu – chữ đẹp
- Xấu
 đất xấu - đất tốt
3- Bài 3 (129 ):
- Chân cứng đá mềm.
- Có đi có lại.
- Gần nhà xa ngõ.
- Mắt nhắm mắt mở.
- Chạy sấp chạy ngửa.
- Vô thưởng vô phạt.
- Bên trọng bên khinh.
4- Bài 4 (129 ):
 Quê hương em ở vùng lòng hồ sông Đà, vào cuối mùa thu, đầu mùa đông, thường có những ngày mưa rả rích. ông em kể rằng: xưa kia nơi đây là một vùng đồi núi hoang vu, vắng vẻ, không một bóng người nhưng ngày nay, ở nơi đây,
con người đã biến những đồi núi hoang vu, cằn cỗi thành những cánh rừng xanh tươi, bát ngát.
D.Củng cố(1’) Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp những phần bài tập chưa làm hết.
- Đọc trước bài: Từ đồng âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39 - Tu trai nghia.doc