Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn phân tích các yếu tố trên trong vb biểu cảm và có ý thức vận dụng 2 yếu tố trong làm văn.

*Giáo dục tư tưởng:có ý thức luyện tập vận dụng thành thạo hai yếu tố đó.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4)

Kiểm tra phần chuẩn bị phần về nhà ở tiết luyện nói trước GV có nhận xét đánh giá

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 11
Tiết : 44 các yếu tố tự sự trong văn biểu cảm
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn phân tích các yếu tố trên trong vb biểu cảm và có ý thức vận dụng 2 yếu tố trong làm văn.
*Giáo dục tư tưởng:có ý thức luyện tập vận dụng thành thạo hai yếu tố đó.
II.Trọng tâm của bài: Mục I
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Kiểm tra phần chuẩn bị phần về nhà ở tiết luyện nói trước
GV có nhận xét đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
 Gv treo bảng phụ
? Xác định các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài thơ “Bài ca ...”? Nêu ý nghĩa của các yếu tố trong bài thơ?
- Hs suy nghĩ, thảo luận.
? Mối quan hệ của ba yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm trong bài thơ? 
( Miêu tả + tự sự để thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả: khổ đau, chua xót nhưng cũng đầy khát khao, ước mơ ). 
- Gv: Bài thơ là 1 chỉnh thể. Việc phân chia ranh giới giữa các phương thức biểu đạt chỉ là tương đối...
- Hs đọc đoạn văn.
? Em hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong đoạn văn?
Gv gọi đại diện một vài hs trả lời.
? Theo em, đoạn văn b/c trực tiếp hay gián tiếp?
? Nếu ko có yếu tố miêu tả, tự sự thì yếu tố biểu cảm cuối đoạn văn có thể bộc lộ được ko? ( không ).
? Tình cảm ở cuối đoạn đã chi phối tự sự, miêu tả ntn?
( Kể và miêu tả trong hồi tưởng, không phải kể, tả trong hiện tại -> góp phần khơi gợi cảm xúc )
? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò ntn trong văn biểu cảm?
- Hs trả lời.
- Gv: Nếu ko có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố b/c khó có thể thực hiện được.
- Hs đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
I. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm.
1. Trong thơ:
 + Bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
- Khổ 1: tự sự + miêu tả.
 -> Tạo ra bối cảnh chung.
- Khổ 2: tự sự + biểu cảm (2 câu cuối).
 -> Giải thích cho tâm trạng uất ức vì già yếu.
- Khổ 3: tự sự + miêu tả + biểu cảm ( 2 câu cuối ).
 -> đặc tả “ít ngủ”, cam phận.
- Khổ 4: biểu cảm.
 -> Tình cảm cao thượng, vị tha.
 + Thể hiện tình cảm: khổ đau, giận dữ, xót xa nhưng cũng đầy tha thiết, ước mong. 
** Các yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò là phương tiện để t/g bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao.
2. Trong văn: 
 + Đoạn văn: sgk (137).
 a, Yếu tố tự sự:
 - Kể chuyện bố ngâm chân.
 - Bố đi sớm về khuya.
b, Yếu tố miêu tả.
 - Miêu tả bàn chân bố: gan bàn chân..., mu bàn chân...
-> Cảm nghĩ : rất thương bố.
 (Biểu cảm gián tiếp)
 + Kể, miêu tả trong hồi tưởng có tác dụng khơi gợi cảm xúc ở hiện tại.
3. Ghi nhớ: sgk (138)
C.Luyện tập(13’)
- Gv yêu cầu: kể đảm bảo đúng nội dung, đúng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm; dùng ngôn ngữ văn xuôi biểu cảm.
- Một học sinh kể trước lớp.
- Lớp, giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Một học sinh khác kể lại.
- Hs đọc văn bản (138).
? Xác định yếu tố tự sự, miêu tả, cảm xúc trong vb?
Hs tìm chi tiết, nhận xét, bổ sung.
- Gv nêu yêu cầu:
 + Đảm bảo có tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 + Đảm bảo nội dung.
- Hs tập viết thành bài văn.
- Kể lại nội dung bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm ?
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá
II. Luyện tập. 
 Bài 1.
 Học sinh có thể theo trình tự sau:
- Tả cảnh gió mùa thu. Gió gây ra tai họa ntn.
- Kể lại db sự việc nhà tranh của Đỗ Phủ bị tốc mái.
- Kể lại h/động của những đứa trẻ và tâm trạng ấm ức của t/g.
- Tả cảnh mưa, dột và cảnh sống cực khổ, lạnh lẽo của nhà thơ.
- Kể lại mơ ước của nhà thơ.
 Bài 2.
 Xác định các yếu tố:
 + Tự sự: Chuyện đổi kẹo mầm từ tóc rối.
 + Miêu tả: Cảnh chải tóc của người mẹ, hình ảnh người mẹ.
 + Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn xiết. 
* Bài làm
Trời mưa, một cơn gió thu thổi mạnh cuộn mất ba lớp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ.
 Những mảnh tranh bay tung toé khắp nơi, mảnh thì treo trên ngọn cây xa, mảnh thì bay lộn vào mương sa. Thấy vậy, trẻ con xô đến cướp giật lấy tranh mang vào sau luỹ tre. Mặc cho nhà thơ kêu gào rát cổ, ông đành quay về, trong lòng đầy ấm ức, nhưng cũng lại thông cảm với bọn trẻ, chúng quá nghèo nên mới như thế.
 Trận gió lặng yên thì đêm buông xuống tối như mực, một đêm đen dày đặc nỗi buồn. Nhà thơ nằm xuống đắp cái mền vải cũ nát nên lạnh như cắt. Đã thế lũ con còn đạp nát cái lót. Đầu giường thì nhà giột, mưa nặng hạt đều đều không dứt. Nhà thơ không sao ngủ được vì mưa lạnh và lâu nay lại còn mất ngủ vì suy nghĩ sau cơn loạn li.
Đến đây nhà thơ ước muốn có mái nhà rộng muôn ngàn gian để cho kẻ sĩ khắp thiên hạ có chỗ nương thân, chẳng sợ gì gió mưa nữa.
D.Củng cố(1’) Tác dụng của tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Nắm chắc thao tác, vận dụng vào bài viết. 
 - Hoàn thiện bài tập 2.
 - Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
 ( Hoàn cảnh, nội dung 2 bài, đặc điểm thể loại, NT)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 44-Cac yeu to tu su mieu ta trong van bieu cam.doc