Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 46: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 46: Kiểm tra Tiếng Việt

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về từ, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng các loại từ trên.

*Giáo dục tư tưởng: Vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành, làm bài kiểm tra.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: phần làm bài của học sinh

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Đề bài, đáp án

*Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 46: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 12 
 Tiết : 46 kiểm tra tiếng việt
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về từ, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng các loại từ trên.
*Giáo dục tư tưởng : Vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hành, làm bài kiểm tra.
II.Trọng tâm của bài: phần làm bài của học sinh
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Đề bài, đáp án
*Học sinh: Giấy kiểm tra. ôn tập ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
1.Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề
Các cấp độ tư duy
Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ đơn, từ ghép, từ láy
1
1
Đại từ, Quan hệ từ
1
1
1
1
Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,
1
1
 Tổng
2
2 2
 2
10
2. Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm(2đ)Trả lời bằng cách chọn chữ cái đầu các câu trả lời đúng:
 Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi 1 và 2
 Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
 Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Câu 1: Khổ thơ trên có mấy từ láy ?
 A. Một từ. B. Hai từ. C. Ba từ. D. Bốn từ.
Câu 2: Khổ thơ trên có mấy từ ghép ?
 A. Một B. Ba C. Hai D. Bốn
 Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi 3 và 4
 Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
 Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
 Dừng chân đứng lại, trời, non , nước,
 Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Câu 3: Từ “quốc” và từ “gia” ở khổ thơ trên là từ loại nào ?
 A. Từ thuần Việt. B. Từ Hán Việt.
Câu 4: Khổ thơ có mấy quan hệ từ ?
 A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
 Phần II. Tự luận(8đ)
Câu 1: (2đ) Xác định và ghi ra bài làm các từ láy, từ ghép trong các ví dụ sau ?
 a. Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. 
 b. áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. 
 c. Năm gian nhà cỏ thấp le te
 Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
 Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
 Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. 
Câu 2: (3đ)
 (1) Xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong các ví dụ sau ?
 a. Một cây làm chẳng lên non
 Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
 b. Dòng sông bên lở bên bồi
 Bên lở thì đục bên bồi thì trong.
 c. Ba em bắt được ba con ba ba.
 (2) Đặt 1 câu có sử dụng đại từ dùng để hỏi ? 
 Đặt 1 câu có sử dụng đại từ dùng để chỉ ? Gạch các chân đại từ em đã sử dụng ?
Câu 3: (3đ)
 Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) bộc lộ tình cảm của em với quê hương, trong đó có sử dụng quan hệ từ ? Gạch chân đại từ em đã sử dụng ?
3.Đáp án - Biểu điểm
Phần I:Trắc nghiệm khách quan:(2đ) 
Câu
1
2
3
4
Đáp án 
B
A
B
A
Phần II:Tự luận(8d) 
Câu 1: (2đ) Xác định và ghi ra bài làm các từ láy, từ ghép trong các ví dụ sau ?
 a. Từ ghép: Trẻ em, ăn ngủ, học hành 
 b. Từ ghép: áo nâu, áo xanh, Nông thôn, Thị thành 
 c. Từ láy: le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh 
Câu 2: (3đ)
 (1) Xác định từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm trong các ví dụ sau ?
 a. Đồng nghĩa: non- núi 
 b. Trái nghĩa:lở – bồi; đục - trong.
 c. Đồng âm : Ba em - ba - con ba ba.
 (2) Đặt 1 câu có sử dụng đại từ dùng để hỏi ? 
 Đặt 1 câu có sử dụng đại từ dùng để chỉ ? Gạch các chân đại từ em đã sử dụng ?
Ông ta là ai vậy ?
Con cá này bao nhiêu tiền ?
Câu 3: (3đ) Yêu cầu viết đủ 10 câu, đúng giọng văn biểu cảm chủ đề về quê hương, trong đó có sử dụng các quan hệ từ.
C.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Thu bài làm của học sinh
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh
- Dặn dò học sinh về xem lại bài, chuẩn bị viết bài TLV số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 46-Kiem tra TV.doc