Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận. Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết văn nghị luận.

*Giáo dục tư tưởng: Hiểu được nhu cầu NL trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 4909Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 75, 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng 1 năm 2010
Tuần 20 
 Tiết : 75 Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận. Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết văn nghị luận.
*Giáo dục tư tưởng: Hiểu được nhu cầu NL trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
II.Trọng tâm của bài: Mục I
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
 Kiểm tra chuẩn bị của học sinh
 Gv nhận xét đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Gv giới thiệu qua về nd bài học
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
15’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Tiết 75
Gv treo bảng phụ
Học sinh đọc phần a.
H: Em hãy nêu thêm các câu hỏi về những vấn đề tương tự ?
GV hd học sinh thảo luận theo bàn, mỗi bàn nêu ra một câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá về câu hỏi đph ?
H: Gặp các vấn đề và câu hỏi như trên, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như miêu tả, tự sự, biểu cảm không ?
H: Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày em thường gặp những kiểu văn bản nào ?
H: Em có thể đưa ra 1 VD về văn bản nghị luận mà em biết ?
(Có thể lấy luôn 1 số VD ngay trong SGK.)
* Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí...
- Gọi hs đọc văn bản “Chống nạn thất học”
H: Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì ?
H: Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện ? (toàn thể nhân dân VN).
H: Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào ?
H: Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào ?
H:Tìm các câu văn mang luận điểm đó ?
H: Để luận điểm có sức thuyết phục, bài viết đã nêu ra những lý lẽ nào ?
H: Những lý lẽ ấy đặt ra để trả lời các câu hỏi nào ?
 - Tiến bộ làm sao được ?
 - Biết chữ để làm gì ? Vì sao phải cần học chữ quốc ngữ ?
 - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ ?
 - Vì sao phụ nữ càng cần phải học ?
 - Ai sẽ đắc lực giúp đỡ ?
H: Để các lý lẽ ấy tăng tính thuyết phục, bài viết đã nêu ra những dẫn chứng nào ?
H: Trong bài văn nghị luận, người viết phải nêu được những vấn đề gì ?
H: T/g có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn bản kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay không ? Vì sao ?
H: Em hãy nêu những đặc điểm của văn bản nghị luận ?
* Khái niệm văn nghị luận:
- Yêu cầu đối với bài nghị luận.
 Gọi 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk.
Nội dung kiến thức
I. nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
1. Nhu cầu nghị luận:
- Theo bạn, như thế nào là một người bạn tốt ?
- Vì sao học sinh phải học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ?
- Bạn có nên quá say mê với các trò chơi điện tử hay “chat” trên mạng không ?
- Chớ nên nói chuyện riêng trong lớp. Bạn đồng ý không ?
- Không thể dùng các kiểu văn bản  để trả lời các câu hỏi trên vì bản thân các câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lý lẽ, tư duy khái niệm, sử dụng nghị luận thì mới đáp ứng yêu cầu trả lời, người nghe mới tin và hiểu được. 
-> Văn bản nghị luận.
- Các kiểu văn bản nghị luận thường gặp: Chứng minh, giải thích, xã luận, bình luận, phê bình, hội thảo, 
2. Thế nào là văn bản nghị luận ? Đặc điểm của văn bản nghị luận:
a) Ví dụ:
Văn bản: “Chống nạn thất học ...”.
b) Nhận xét:
+ Mục đích: Chống nạn thất học và nâng cao dân trí.
+ Luận điểm:
- Một trong những công việc phải làm là nâng cao dân trí. (Câu khảng định).
- Bổn phận của người dân VN là phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết. (Câu chứa đựng ý khẳng định một tư tưởng, một ý kiến.)
+ Lý lẽ:
- Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho hầu hết ngưòi dân VN mù chữ -> lạc hậu, dốt nát.
- Phải biết đọc, biết viết quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà.
- Những điều kiện để tiến hành công việc đã hội đủ và rất phong phú: góp sức vào bình dân học vụ.
- Đặc biệt phụ nữ càng cần phải học.
- Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ.
+ Dẫn chứng:
- 95% dân số VN mù chữ.
- Đưa ra nhiều cách làm bình dân học vụ.
- Các văn bản trên đều khó có thể vận dụng để thực hiện được mục đích trên, khó có thể giải quyết được vấn đề kêu gọi mọi người chống nạn thất học một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng, đầy đủ như vậy).
c Ghi nhớ SGK
D.Củng cố(1’) Thế nào là văn nghị luận?
 Bài văn nghị luận cần đảm bảo những yếu tố gì?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học thuộc phần ghi nhớ. Chuẩn bị các bài tập trong sgk để giờ sau luyện tập.
Ngày soạn: 26 tháng 12 năm 2009
Ngày dạy: tháng 1 năm 2010
Tuần 20 
 Tiết : 76 Tìm hiểu chung về văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận. Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết văn nghị luận.
*Giáo dục tư tưởng: Hiểu được nhu cầu NL trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
II.Trọng tâm của bài: Mục II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
 Kiểm tra chuẩn bị của học sinh
 Gv nhận xét đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Gv giới thiệu qua về nd bài học
2.Nội dung bài dạy (35’)
-Hs đọc bài văn.
-Đây có phải là bài văn nghị luận không ? Vì sao ?
-Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Những dòng câu nào thể hiện ý kiến đó ?
-Để thuyết phục ng đọc, tác giả nêu ra n lí lẽ và dẫn chứng nào ?
-Em có nhận xét gì về n lí lẽ và d.chứng mà tác giả đưa ra ở đây ? (Lĩ lẽ đưa ra rất thuyết phục, d.chứng rõ ràng, cụ thể).
-Bài nghị luận này có nhằm giải quyết v.đề có trong thực tế hay không ?
-Em hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên ?
-Hs đọc văn bản: Hai biển hồ.
-Văn bản em vừa đọc là văn bản tự sự hay nghị luận ?
Gv nhận xét bổ sung đánh giá
II-Luyện tập:
Bài tập 1:
- Văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
+ Đây là bài văn nghị luận vì:
- Nêu ra được vấn đề để bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội thuộc lối sống đạo đức.
- Để giải quyết vấn đề trên tác giả sử dụng khá nhiều lý lẽ và dẫn chứng, lập luận để trình bày quan điểm của mình.
+ ý kiến đề xuất:
- Cần phân biệt thói quen tốt và xấu.
- Cần tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu từ những việc tưởng chừng rất nhỏ.
+Lý lẽ:
Có thói quen tốt và thói quen xấu
Có người biết phân biệt  rất khó.
Thói quen thành tệ nạn.
Tạo được thói quen tốt là rất khó.
Nhiễm thói quen xấu thì rễ.
Hãy tự xem lại mình để tạo nếp sống văn minh, đẹp cho xã hội.
+ D/c:
Những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của thói quen tốt, thói quen xấu.
+ Bài viết đã nhằm trúng một vấn đề trong xã hội ta: Nhiều thói quen tốt đang bị mờ dần, mất dần đi hoặc bị lãng quên. Nhiều thói quen xấu mới nảy sinh và phát triển..
+ Chúng ta tán thành ý kiến đó. Cần phối hợp nhiều hình thức, nhiều tổ chức và tiến hành đồng bộ ở mọi nơi, mọi lúc. Mỗi người cần có những hành động tự giác, thiết thực để xây dựng nếp sống năn minh, lịch sự.
Bài tập 2:
V/b: Hai biển hồ.
a) Đó là văn bản miêu tả 2 biển hồ ở Paletxtin.
b) Đó là văn bản kể chuyện 2 biển hồ.
c) Đó là văn bản biểu cảm về 2 biển hồ.
d) Đó là văn bản nghị luận về cuộc sống, về 2 cách sống qua việc kể chuyện về 2 biển hồ.
+ Lý giải:
 Văn bản có tả hồ, tả cuộc sống tự nhiên của con ngươi quanh hồ nhưng không chủ yếu nhằm để tả, kể hay phát biểu cảm tưởng về hồ.
Mục đích của văn bản: Làm sáng tỏ về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống sẻ chia, hoà nhập.
- Cách sống cá nhân: Là sống thu mình, không quan hệ, chẳng giao lưu thật đáng buồn và chết dần, chết mòn.
- Cách sống hoà nhập, sẻ chia là cách sống mở rộng, trao, nhận làm cho tâm hồn con người tràn ngập niềm vui.
D.Củng cố(1’) - VBNL thường đảm bảo rõ 4 yếu tố: ...
- Có 2 kiểu nghị luận: trực tiếp, gián tiếp.
- VBNL thường ngắn gọn, rõ ràng, đề cập đến v.đ của đời sống xã hội.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Tiếp tục tìm hiểu về văn nghị luận.
- Chuẩn bị: Tục ngữ về con người, xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 75-76-Tim hieu chung ve van nghi luan.doc