Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận; Nắm được các bước tìm hiểu đề, cách lập ý và các yêu cầu chung của bài văn nghị luận.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài nghị luận và tìm ý, lập ý.

*Giáo dục tư tưởng: làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 867Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 21
Tiết : 80 Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận 
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận; Nắm được các bước tìm hiểu đề, cách lập ý và các yêu cầu chung của bài văn nghị luận. 
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài nghị luận và tìm ý, lập ý.
*Giáo dục tư tưởng: làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
- Văn nghị luận cần có những yếu tố nào ? Cho biết vai trò của mỗi yếu tố ?
- Luận điểm: những ý chính của VB, là ý kiến thể hiện tư tưởng, q.đ của bài văn NL.
- Luận cứ:Cũng là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
- Lập luận :cũng là cách lựa chọn sắp xếp , trình bày luận cứ một cách phù hợp để làm rõ luận điểm. 
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
 GV treo bảng phụ
HS Đọc đề bài (sgk 21).
Thảo luận, trả lời câu hỏi sgk.
? Những câu đã cho có thể xem là một đề bài , đầu đề được không ?
- Được , nêu ra một vấn đề cần xem xét đánh giá , làm rõ. 
? Các đề bài trên có phải là đề văn nghị luận ko ? Vì sao ?
- Có;Vì hàm chứa một khái niệm, vấn đề, lý luận, tư tưởng ...
? Đặt ra đề như vậy nhằm mục đích gì? Những v.đ được đưa ra đó gọi là gì?
? Các đề bài trên cần được giải quyết bằng phương pháp làm văn nào? 
 (phân tích, chứng minh, giải thích)
? Vậy tính chất của đề bài có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? 
- H. So sánh, phát hiện, phân tích l.đ ở các đề 2,8,9,10.
- Gv: Muốn có l.đ nhỏ hơn để làm bài, người viết tự mình phải suy nghĩ và phân tách 1 cách hợp lí.
? Em hiểu thế nào là “tự phụ”?
 ( tự cho mình là giỏi nên xem thường người khác)
- H. Đọc, suy nghĩ, thảo luận, trả lời các câu hỏi tr 22.
- Gv: Hướng dẫn hs sắp xếp cho hợp lý cho bài văn.
- H. Nhắc lại kiến thức cơ bản về đề văn, tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận.
- H. Đọc ghi nhớ.
Nội dung kiến thức
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.
a. Đề bài : sgk (21).
b. Nhận xét :
- Các đề nêu ra các vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống XH con người.
- Mục đích : Để người viết bàn luận, làm sáng rõ.
- Đó là các luận điểm.
- Tính chất của đề sẽ định hướng cho người viết để biết vận dụng phương pháp, có thái độ, giọng điệu cho phù hợp với đề bài đã cho.
- Hầu hết các đề nêu ra một luận điểm. Các đề 2,8,9,10 : mỗi luận điểm gồm 2 luận điểm nhỏ.
 * Ghi nhớ : (23).
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận.
a. Ví dụ: Đề văn: Chớ nên tự phụ
+ Vấn đề nghị luận : Tác hại của tính tự phụ và sự cần thiết của việc con người không nên tự phụ.
 -> Luận điểm: Cần phải khiêm tốn.
+ Đối tượng và phạm vi nghị luận: Tính tự phụ của con người với tác hại của nó.
+ Khuynh hướng tư tưởng của đề:
 - Phủ định tính tự phụ của con người.
+ Những ý chính của bài:
Hiểu thế nào là tính tự phụ?
Nhận xét những biểu hiện của tính tự phụ.
Phân tích tác hại của nó để khuyên răn con người.
b. Khi tìm hiểu đề cần:
 - X.đ đúng vấn đề (đúng luận điểm).
 - X.đ đúng phạm vi, tính chất của đề.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận.
Đề bài: Chớ nên tự phụ
1. Luận điểm.
+ Tự phụ là 1 thói quen xấu của con người.
+ Tự phụ đề cao vai trò của bản thân thiếu tôn trọng người khác. 
+ Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, mọi người xa lánh.
+ Tự phụ luôn mâu thuẫn với khiêm nhường, học hỏi.
 2. Luận cứ.
+ Tự phụ tự cho mình là giỏi nên coi thường người khác:
 - Bị cô lập.
 - Làm việc gì cũng khó.
 - Không tự đánh giá được mình.
+ Tác hại: 
 - Thường tự ti khi thất bại.
 - Ko chịu học hỏi, ko tiến bộ.
 - Hoạt động bị hạn chế, dễ thất bại.
+ Dẫn chứng: 
 - Tìm trong thực tế.
 - Lấy dẫn chứng từ bản thân.
 - Dẫn chứng từ sách báo, bài học.
3. Xây dựng lập luận:
+ Tự phụ là gì?
+ Những tác hại của tự phụ(dẫn chứng)
+Vì sao con người ta không nên tự phụ?
+ Sửa thói xấu này bằng cách nào?
 * Ghi nhớ: sgk (23)
C.Luyện tập(13’)
Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định yêu cầu
GV hướng dẫn học sinh đọc bài tham khảo. Dẫn dắt học sinh tìm hiểu đề, lập ý theo hệ thống câu hỏi.
GV chốt kiến thức
III: Luyện tập.
Lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
1. Tìm hiểu đề. 
- Vấn đề bàn đến: Vai trò của sách đối với con người.
- Phạm vi: Xác định giá trị của sách.
- Tính chất: Khẳng định, đề cao vai trò của sách với cuộc sống con người.
2. Lập ý:
 Luận điểm 1: Con người ko thể thiếu bạn (lí lẽ, d/c)
 Luận điểm 2: Sách là người bạn lớn của con người.
- Giúp ta học tập, rèn luyện hàng ngày.
- Mở mang trí tuệ, tìm hiểu thế giới.
- Nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Cảm thông, chia sẻ với con người và nhân loại.
- Thư giãn, thưởng thức.
 Luận điểm 3: Cần gắn bó với sách.
- Ham mê đọc sách.
- Biết lựa chọn sách để đọc.
- Vận dụng điều đọc được vào cuộc sống.
2. Lập luận:
- Con người ko thể ko có bạn. Cần bạn để làm gì ?
- Sách đã mang lại những lợi ích gì? Tại sao sách được coi là bạn lớn...?
D.Củng cố(1’)
- Đặc điểm đề văn nghị luận?
- Khi lập ý cho đề văn nghị luận là chúng ta làm những gì?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài. Hoàn thiện tìm luận cứ cho đề trên.
- Chuẩn bị: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 80-De van NL va lap y cho bai van nghi luan.doc