Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp hs: Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.

Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

*Kĩ năng cần rèn: rèn cách lập bố cục từ luận điểm đến hệ thống luận cứ và lập dàn ý cho một đề văn.

*Giáo dục tư tưởng:Biết cách làm bài văn nghị luận đúng phương pháp.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 4023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 83: Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 22 
Tiết : 83 Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp hs: Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
*Kĩ năng cần rèn: rèn cách lập bố cục từ luận điểm đến hệ thống luận cứ và lập dàn ý cho một đề văn.
*Giáo dục tư tưởng:Biết cách làm bài văn nghị luận đúng phương pháp.
II.Trọng tâm của bài: Mục I
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Em hãy trình bày cách lập ý của bài văn nghị luận ?
Xác lập luận điểm, tìm luận cứ, xây dựng lập luận:
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Không biết lập luận thì không làm được bài văn nghị luận. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách lập bố cục và lập luận trong văn nghị luận.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1 :
Cho HS xem kĩ sơ đồ trên bảng phụ thảo luận(sgk).
Thảo luận, trả lời câu hỏi trong sgk. 
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu từng đoạn:
+ Luận điểm xuất phát (đóng vai trò lí lẽ).
+ Luận điểm kết luận (là cái đích hướng tới).
- Hs rút ra bố cục,phương pháp lập luận của bài văn nghị luận,
* Gv. Chốt ý, sơ đồ bố cục.
A. Đặt vấn đề: Nêu v.đ NL.
B. Giải quyết v.đ.
- Luận điểm 1: - Lí lẽ.
 - Dẫn chứng.
- Luận điểm 2: - Lí lẽ.
 - Dẫn chứng.
- Luận điểm 3 ....
C. Kết thúc vấn đề: 
 Đánh giá khái quát, k.đ tư tưởng, thái độ, quan điểm.
* Gv. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận tạo thành 1 mạng lưới liên kết trong VBNL. Lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục.
- H. Đọc ghi nhớ (31).
Nội dung kiến thức
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
Bài văn: “Tinh thần yêu nước...”
1. Bố cục: (3 phần)
(a). Đặt vấn đề: (Đoạn 1)
- Câu 1: Nêu vấn đề trực tiếp.
- Câu 2: Khẳng định giá trị của vấn đề.
- Câu 3: So sánh, mở rộng và x.đ phạm vi biểu hiện nổi bật của v.đ.
(b) Giải quyết vấn đề: (Đoạn 2, 3)
 Chứng minh t/thống yêu nước anh hùng trong lịch sử dân tộc ta.
+ Trong quá khứ: (3 câu)
- Câu 1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý.
- Câu 2: Liệt kê d/c.
- Câu 3: X.đ t/c, thái độ.
+ Trong thực tế k/c.
- Câu 1: Khái quát và chuyển ý.
- Câu 2,3,4: Liệt kê d/c.
- Câu 5: Khái quát nhận định, đánh giá.
(c) Kết thúc vấn đề: (Đoạn 4)
- Câu 1: So sánh giá trị của tinh thần yêu nước.
- Câu 2,3: 2 biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.
- Câu 4,5: X.đ trách nhiệm, bổn phận của chúng ta.
2. Phương pháp lập luận.
- Hàng ngang 1,2: quan hệ nhân - quả.
- Hàng ngang 3: quan hệ tổng- phân- hợp.
- Hàng ngang 4: suy luận tương đồng.
- Hàng dọc 1,2: Suy luận tương đồng theo (t).
- Hàng dọc 3: Quan hệ nhân - quả, so sánh, suy lí. 
* Ghi nhớ: (sgk 31)
C.Luyện tập(18’)
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
- H. Đọc văn bản, thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Xác định bố cục của vb ?
? Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? 
? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào ? Tìm những câu văn mang tư tưởng đó ?
? Cách lập luận được sử dụng trong bài văn ?
- G. Chốt ý.
II. Luyện tập
 Văn bản: “Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn”
1. Bố cục: (3 phần)
 + Mở bài: (Câu 1) 
 Nêu v.đ “Biết học mới thành tài”.
 + Thân bài: (Đoạn 2)
 Kể một câu chuyện làm dẫn chứng...
 + Kết bài: (Đoạn 3)
 Rút ra nhận xét, tư tưởng từ câu chuyện đã kể.
2. Bài văn nêu tư tưởng: Mỗi người muốn thành tài thì phải biết học những điều cơ bản nhất.
3. Luận điểm chính: (nhan đề).
* Các luận điểm nhỏ:
(1) Ai chịu khó tập luyện động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ. (Câu “Câu chuyện vẽ trứng... tiền đồ”).
(2) Thầy giỏi là người biết dạy học trò những điều cơ bản nhất. (Câu “Và cũng chỉ có... nhất”).
4. Cách lập luận.
 - Suy luận đối lập (câu 1).
 - Quan hệ nguyên nhân- hệ quả (đoạn 2,3)
* Cả bài lập luận theo cách quy nạp.
D.Củng cố(1’)
- Bố cục của bài văn nghị luận ?
- Phương pháp lập luận ?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học ghi nhớ.
- Tìm bố cục vb “ ích lợi của việc đọc sách”
- Chuẩn bị: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 83-Bo cuc va PP lap luan trong van NL.doc