Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 92 đến tiết 122

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 92 đến tiết 122

A: Mục tiêu

Giúp học sinh: cũng cố những hiểu biết về cách làm bài văn chứnh minh.

Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chưng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề gần gũi quen thuộc.

B: Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1: Luyện tập trên lớp:

1. Đề bài :Giáo viên nêu vấn đề.

Có hai câu tục ngữ sau cùng nêu lên một vấnc đề đạo lí xã hội.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Uống nước nhớ nguồn.

Hãy thử diển đạt cùng 3 đề văn nghị luận chứng minh giống nhau về nội dung, khác nhau về hình thức diễn đạt.

Học sinh lựa chọn, suy nghĩ tập viết đè bài.

Giáo viên hướng dẫn:

 

doc 92 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 92 đến tiết 122", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Mở bài: Dẫn vào luận điểm: -> nêu vấn đề: Hoài bão trong cuộc sống.
b. Thân bài:
- Lấy dẫn chứng từ đời sống, những tấm gương về bạn bè vượt khó vượt khổ để học tập tốt .
-Lấy dẩn chứng từ thời gian ,không gian ;quá khứ ,hiện tại ,trong nước ,ngoài nước .
c. Kết bài :
-Sức mạnh tinh thần của con người có lí tưởng 
3.Viết bài :
GV cho học sinh viết bài ( có thể viết mở bài ,thân bài ,kết bài ) 
GV cho học sinh đọc bài mẫu -HS rút ra lời nhận xét 
4. Đọc lại và sữa chữa 
HS đọc bài viết của mình -các bạn nhận xét 
-Đọc to phần ghi nhớ 
II/ Luyện tập 
HS làm các bài tập trong SGK 
D. Hướng dẩn học ở nhà 
Về nhà học bài cũ -làm các bài tập : Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau 
Hảy chứng minh câu tục ngữ ''Gần mực thì đen ,gần đèn thì sáng ''
Soạn ngày:23/02/2008
Tiết 92:Luyện tập lập luận chứng minh.
A: Mục tiêu 
Giúp học sinh: cũng cố những hiểu biết về cách làm bài văn chứnh minh.
Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chưng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề gần gũi quen thuộc.
B: Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện tập trên lớp:
1. Đề bài :Giáo viên nêu vấn đề.
Có hai câu tục ngữ sau cùng nêu lên một vấnc đề đạo lí xã hội.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Uống nước nhớ nguồn.
Hãy thử diển đạt cùng 3 đề văn nghị luận chứng minh giống nhau về nội dung, khác nhau về hình thức diễn đạt.
Học sinh lựa chọn, suy nghĩ tập viết đè bài.
Giáo viên hướng dẫn:
Đề 1:Tục ngữ Việt Nam có những câu quen thuộc.
-Ăn quả có kẻ trồng cây.
-Uống nước nhớ nguồn. 
 Em hãy chứng minh vấn đề nêu trong câu tục ngữ ấy.
Đề 2: Người Việt Nam sống có đạo lí, , có nghĩa tình. Em hãy chứng minh đạo lí, nghĩa tình cao đẹp ấy qua 2 câu tục ngữ sau:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
Đề 3: -Ăn quả nhớ kẻ trông cây 
 -Uống nước nhớ nguồn 
Bằng những dẩn chứng trong thực tế đời sống ,em hảy làm sáng tỏ vấn đề trên .
Với đề trên ,ta có cần viết một đoạn ngắn để diễn giải cho rõ điều cần chứng minh không ? Nếu có ,thì nên viết như thế nào ?Thử viết một đoạn .
Nêu những dẩn chứng cần thiết khi làm đề văn trên ?
Em hãy sắp xếp lại các luận điểm ?
HS tập triển khai một số điểm vừa khai thác ở mục trên 
=> Rất cần viết một đoạn ,dùng lí lẽ giải thích rõ vấn đề cần chứng minh .Bởi lẽ đưa ra vấn đề từ 2 câu tục ngữ với lối nói ẩn dụ bằng hình ảnh kín đáo ,sâu sắc ,rất có thể nhiều người chưa đọc chưa hoiêủ đúng ,hiểu hết ý nghĩa của đề
 =>HS biết ơn thầy cô giáo 
-Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ, biết ơn cách mạng 
=> Con cháu biết ơn tổ tiên ,kính yêu ông bà ,cha mẹ -.Các lễ hội văn hoá 
-Truyền thống thờ cúng tổ tiên thể hiện lòng biết ơn 
- Biết ơn những anh hùng ,những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước .
-Ngày 27/7 hàng năm cũng là dịp..
-Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ ,cách mạng ...
-Học sinh biết ơn thầy cô giáo ... 
 Hoạt động 2: Luyện tập ở nhà 
Đọc đoạn văn nói về bảo vệ rừng của A-T-Sê Khốp SGK và trả lời những câu hỏi sau :
a- Xác định luận điểm và những dẩn chứng chứng minh 
b-Câu cuối đóng vai trò như thế nào đối với cả đoạn 
c- Đoạn văn nghị luận nhưng đọc lên có cảm thấy khô khan không ?vì sao?
HS làm GV kiểm tra 
D Hướng dẩn học ở nhà 
Về nhà luyện tập làm các bài tập tương tự - tập viết bài văn nghị luận chứng minh.
- Xem và chuẩn bị trước bài ''Đức tính giản dị của Bác Hồ ''
Soạn ngày :20/02/2012
-
Tiết 93: Đức tính giản dị của bác hồ
A. Mục tiêu :
- Giúp học sinh cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị .Giản dị trong lối sống ,trong quan hệ với mọi người ,trong việc làm ,trong bài viết và cả trong lời nói 
-Học sinh nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài ,đặc biệt là cách nêu dẩn chứng cụ thể ,toàn diện ,rõ ràng kết hợp với giải thích 
-Học sinh nhớ và thuộc một số câu văn hay ,tiêu biểu 
B. Chẩn bị :
-Chân dung Phạm Văn Đồng 
C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Bài cũ : Tác giả đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt như thế nào ?
GV gọi hS lên bảng trả lời 
Hoạt động 2: Bài mới 
 HĐ của GV-HS
GV đọc mẫu -gọi học sinh đọc 
GV nhận xét ,uốn nắn các em đọc cho đúng yêu cầu 
Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
Trong bài có những từ nào em khó hiểu ?
Bài văn nghị luận vấn đề gì?
Vấn đề ấy được nêu ở đâu ?
Trong bài đã sử dụng những thao tác nghị luận nào ?thao tác nào là chủ yếu ?
Như vậy có thể xác định bài văn này thuộc kiểu bài văn nghị luận nào?
?Em hãy tìm những đoạn văn nghị luận và giải thích trong bài ?
? Hãy tìm bố cục và lập dàn ý của bài 
 (Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đũ các phần trong bố cụcthông thường của một bài văn nghị luận hoàn chỉnh )
GV cho HS đọc đoạn ''Con người Bác ... thắng lợi ''
Những chứng cứ tác giả đưa ra để chứng minh có sức thuyết phục không ?Vì sao ?
Trong luận cứ ''bữa ăn ''tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào ?
Để kết ý này tác giả đã làm gì?
Trong luận cứ ''cái nhà'' tác giả đã chứng minh như thế nào?
''Việc làm'' của Bác được sáng tỏ như thế nào?
Đời sống tinh thần của bác được giải thích ra sao?
Lời nói ,bài viết cũng được tác giả đưa ra những chứng cứ nào ?
Tìm đọc những câu thơ ,văn thể hiện đức tính giản dị của Bác ?
Em hiểu nội dung của các câu thơ trên như thế nào?
Vì sao tác giả nói là cuộc sống thực sự văn minh ?
GV cho học sinh đọc ghi nhớ 
* Cũng cố dặn dò: Chuẩn bị bài sau : ý nghĩa văn chương .
 Nội dung cần đạt
I/ Đọc -hiểu chú thích 
Phạm Văn Đồng (1906-2000)Nhà cách mạng nổi tiếng ,nhà văn hoá lớn từ là thủ tướng chính phủ trên 30 năm là học trò và người cộng sản gần gủi của Hồ Chủ Tịch ..
Bài ''Đức tính ...''Là đoạn trích từ bài ''Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách ...đại ''
HS nêu -GV giải thích 
II/ Hiểu văn bản 
=>Luận đề :Đức tính giản dị của Bác Hồ 
=> Đề bài và câu mở đầu của bài văn 
=> Các thao tác nghị luận :chứng minh ,giải thích ,bình luận .Nghị luận chứng minh là chủ yếu 
=> Nghị luận chứng minh .
=>Bình luận:''ở việc nhỏ ...phục vụ ''
Giải thích ''Nhưng cholứ.ngày nay''
* Bố cục và dàn ý :
+ :Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị ,thanh bạch của Bác Hồ
+ Những chứng cứ đưa ra đầy sưcs thuyết phục vì rất thực tế 
+ Bữa ăn chỉ có vài ba món , ăn xong Bác nép lại rất là gọn 
+ Cái nhà sàn 
+ Việc làm : Bác tự tay làm mọi việc 
+ Đời sống tinh thần của Bác : Thanh bạch , giản dị .
+ Đôi dép cao su , đôI dép Bác Hồ . . .
Vì tác giả so sánh đó không phảI là nhà tu hành mà đó là là cuộc sống thực sự văn minh .
Ngày 20/02/2012
Tiết 94
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
	A. Mục tiêu cần đạt: 	Giúp học sinh
- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu chủ động, bị động linh hoạt khi nói và viết.
	B. Tiến trình hoạt động dạy học.
	* Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	* Bài mới:
	Hoạt động 1: 
I. Hình thành khái niệm câu chủ động và câu bị động.
 Hoạt động của GV-HS
Xác định chủ ngữ trong 2 ví dụ trên
Còn ý nghĩa của chủ ngữ trong mỗi câu khác nhau như thế nào?
GV: a là câu chủ động, b là câu bị động tương ứng.
Qua tìm hiểu em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động
 Nội dung cần đạt
1. Ví dụ.
a. Mọi người yêu mến em
 CN
b. Em được mọi người yêu mến.
 CN
2. Nhận xét.
- Mọi người biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác biểu thị chủ thể của hoạt động.
Em -> biểu thị người đưa hoạt động của người khác hướng dến -> biểu thị đối tượng của hoạt động (khách thể).
=> Ghi nhớ 1: SGK
Hoạt động 2: 
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Em sẽ chọn câu a hay câu b vào chỗ trống trong đoạn trích vì sao?
Giải thích lý do vì sao em chọn câu bị động? Em được mọi người yêu mến
Cho ví dụ về câu chủ động và chuyển sang câu bị động.
Qua phân tích em hãy rút ra tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
=> Tạo tính liên kết các câu trong đoạn tốt hơn.
- Câu đi trước đã nói về Thuỷ (thông qua chủ ngữ em tôi) vì vậy sẽ là hợp lôgíc và dễ hiểu hơn nếu câu nào sau sẽ tiếp tục nói về Thuỷ (thông qua CN em)
Thầy khen Giáp là học trò ngoan.
-> Giáp được thầy khen là học trò ngoan.
Ghi nhớ 2: SGK
Hoạt động 3:
Luyện tập.
Học sinh đọc bài tập xác định câu bị động trong đoạn văn và cho biết tác dụng của câu bị động.
- Giáo viên chia lớp thành nhóm thực hiện 4 bài tập.
Bài tập 1: SGK nhóm 1 thực hiện.
Bài tập 2: Bổ sung hãy chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động.
a. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi -> Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
 -> Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi
b. Một nhà sư đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII.
-> Ngôi nhà ấy đã được một nhà sư xây từ thế kỷ XIII.
Bài tập 3: Tìm câu bị động trong đoạn trích và cho biết mục đích của tác giả trong việc sử dụng câu bị động.
"Dân ta có một lòng..... lũ cướp nước"
	(Trích trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
-> Tác giả sử dụng câu bị động nhằm bảo đảm tính liên kết khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta rất nồng nàn.	
* Cũng cố dặn dò.
Học bài, nắm khái niệm câu chủ động, câu bị động làm mục đích chuyển đổi.
Tìm các câu bị động trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
Ngày 25 tháng 2 năm 2008
Tiết 95, 96.
Viết bài tập làm văn số 5
	A. Mục tiêu cần đạt: Kiểm tra đánh giá
	- Nhận thức của học sinh về kiểu bài nghị luận, chứng minh: Xác định luận đề, triển khai luận điểm, tìm và sắp xếp lý lẽ dẫn chứng, trình bày bằng lời văn của mình qua một bài viết cụ thể.
	- Cũng cố các kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập bố cục... vận dụng vào kiểu bài chứng minh một vấn đề.
	B. Nội dung và tiến trình kiểm tra.
	Giáo viên chép đề lên bảng.
	Đề ra:
	Chân lý "đoàn kết là sức mạnh" đã được nhân dân ta thể hiện bằng hình ảnh trong câu ca dao: 	"Một cây làm chẳng lên non
	Ba cây chụm lại lên hòn núi cao"
	Chân lý ấy đã được thể hiện trong thực tế đời sống như thế nào. Em hãy chứng minh.
	C. Yêu cầu cần đạt.
	- Bài viết từ 2 trang giấy trở lên.
	- Bài văn có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
	+ Mở bài: Nêu được luận đề chính sức mạnh của đoàn kết.
	+ Thân bài: Phân tích ý nghãi của câu tục ngữ và tìm những dẫn chứng chứng minh. Liên hệ thực tế.
	* Luận điểm và dẫn chứng.
	- Sức mạnh của đoàn kết trong lao động (Đắp đê, chống lũ lụt, cứu hoả, xây dựng công trình Thuỷ điện Sông Đà...)
	- Sức mạnh vô địch của đoàn kết trong chiến đấu chống ngoại xâm.
	- Sức mạnh của đoàn kết trong học tập, trong rèn luyện.
	+ Kết bài: 
	Bài học đoàn kết đối với học sinh, tránh làm mất đoàn kết, đoà ... tầng lớp địa chủ phong kiến 
-Thị Kính là nhân vật ''nữ chính '' đại diện cho người lao đông, người dân thường 
=> Khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng 
Ngôn ngữ độc thoại thể hiện qua làn điệu nói sử tô đậm cnhr gia đình ấm cúng 
=> Ước mơ về hạnh phúc gia đình của nhân dân 
=>Hành động của Sùng Bà rất tàn nhẫn và thô bạo :Duý đầu ,bắt ngữa mặt lên, không cho phân bua 
Ngôn ngữ những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xĩ vã .Dường như một lời mụ cất lên là Thị Kính thêm một tội .
Mụ khinh bỉ Thị Kính : 
-Tuồng bay mèo mã gà đồng lẳng lơ 
-Liu điu.
-Đồng nát thì về cầu nôm 
Còn nhà bà thì :
-Giống nhà bà đây giống phượng giống công
-cao môn lệch tộc 
-Trứng rồng lại nỡ ra rồng 
=> Quan hệ giai cấp 
=> Năm lần Thị Kính kêu oan 
Có 3 lần Thị Kính kêu oan với mẹ chồng, một lần kêu oan với chồng, một lần kêu oan với cha đã 
Chĩ lần kêu oan với Mảng ông Thị Kính nhận được sự thông cảm 
=> Sự thông cảm đau khổ và bất lực 
=> Thiện Sĩ bỏ mạc vợ cho mẹ mình hành hạ->đớn hèn nhu nhược 
Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà,tình cảm vợ chồng tan rã 
=> Lừa Mảng ông :Sang ăn cữ cháu nhưng thực ra sang để nhận con về 
=> Cha con mảng ông vô cùng nhục nhã 
=>Sùng ông thay đỗi mối quan hệ từ thông gia sang hành động vũ phu ''duý ngã Mãng ông ''
=>Đây là chỗ xung đột kịch cao nhất .Thị Kính bị đẩy vào chổ cực điểm của nỗi đau :oan ức, tình chồng vợ tan vỡ ,bị khinh bĩ, hành hạ 
HS trả lời 
=>Đây là một sự đảo lộn ghê gớm, đột ngột .
-Thị Kính đi tu 
=> ý nghĩa :
+Tích cự: Muốn sống ở đời đễ tỏ rõ con người đoan chính 
+ Tiêu cực: Đỗ cho số kiếp '' phận hẩm duyên ôi'' tin vào cữ phật đễ tu tâm 
=>Không phải 
* Ghi nhớ :HS đọc 
* Luyện tập 
Còn thời gian cho HS xem vở chèo ''Quan âm Thị Kính ''qua băng hình 
-Làm bài tập trong SGK 
-Hãy tóm tắt đoạn trích ''Nỗi oan hại chồng ''
D.Hướng dẫn học ở nhà 
Về nhà học bài cũ tìm đọc hết vỡ chèo -Học thuộc ghi nhớ 
Xem và chuẩn bị trước bài mới ''''Dờu chấm lửngvà dấu chấm phẩy''
Soạn ngày : 11/04/2006
Tiết 119: Dấu chấm lững và dấu chấm phẩy 
A. Mục tiêu 
Giúp HS 
-Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy 
-Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết 
B. Chuẩn bị 
Bảng phi ,phiếu học tập 
C. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động1 Bài củ
Thế nào là liệt kê ?Cho ví dụ 
Hoạt động 2 :Bài mới 
GV treo bảng phụ ghi ba ví dụ ở phần 1 trong SGK 
Trong các câu ấy dấu chấm lửng dùng để làm gì?
Qua các ví dụ trên emhãy nêu tác dụng của dấu chấm lửng ?
Lấy ví dụ 
Treo bảng phụ có ghi ví dụ lên bảng 
Trong các ví dụ trên dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
Có thể thay ná bằng dấu phẩy được không ?( Có thể thay được bởi chúng là câu ghép )
Trong trường hợp b có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không ?
Qua phần trên em hãy nêu tác dụng của dấu chấm phẩy ?
GV yêu cầu học sinh đọc lại 2nội dung ghi nhớ 
I/ Dấu chấm lửng 
Ví dụ a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn có nhiều vị anh hùng dân tộc chưa được liệt kê 
b. Biểu thị sự ngắt quảng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ 
c. Làm giảm nhịp điệu câu văn ,chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ ''bưu thiếp ''
* Ghi nhớ 1:
HS đọc 
II/ Dấu chấm phẩi 
a. Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa vế sau giải thích thêm ý nghĩa cho vế trước 
b. Dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp ,nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận ,có từng bậc ý trong khi liệt kê 
=>Không nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy vì dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức trong từng bộ phận liết kê.
 * Ghi nhớ
HS đoc
III. Luyện tập 
GV hướng dẩn HS làm các bài tập rồi gọi lên bảng làm 
Bài tập 1: Trong mỗi câu có dấu chấm lững dưới đấydấu chấm lững được dùng để làm gì?
a. dấu chấm lững dùng để biểu thị lời nói bị ngắt quảng do sợ hãi ,lúng túng 
b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở 
c. Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đũ.
D. Hướng dẩn học ở nhà 
Về nhà làm bài tập 3 và học thuộc hai ghi nhớ nắm vững nội dung bài học 
Xem và chuẩn bị trước bài ''Văn bản đề nghị ''
Soạn ngày 13/04/2005
Tiết 120 văn bản đề nghị 
A. Mục tiêu 
Giúp HS :
-Nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị :mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này 
-Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị .Khi nào viết văn bản đề nghị ?Viết để làm gì?
-Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách 
-Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề ngị.
B . Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Bài cũ 
Văn bản hành chính là gì?Văn bản hành chính phải ghi rõ những mục nào?
HS trả lời GV nhận xét và vào bài mới 
Hoạt động 2: Bài mới 
HS đọc hai văn bản trong SGK
Viết văn bản đề nghị để làm gì?
Giấy đề nghị cần chú ý những điều gì
Về nội dung và hình thức trình bày.
Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em không cần phải viết giấy đề nghị?
Trong các tình huống(sgk) tình huống nào phải viiết giấy đề nghị?
Hãy đọc hai văn bản trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào? (có những mục nào, các mục ấy sắp xếp theo thứ tự nào?)
Cả hai văn bản trên có gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng của cả hai văn bản đề nghị?
Từ hai văn bản trên hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị
=>Trình bày sự việc của cá nhân hay tập thể lên cấp trên.
=>- Nội dung: ngắn gọn, rõ ràng 
- Hình thức: 
HS trả lời.
A và C
Còn b: phải viết bản tường trình.
Và d :viíet bản kiểm điểm.
II. Cách làm văn bản đề nghị.
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
HS trả lời.
=>Giống : ở cách trình bày các mục.
Khác : nội dung cụ thể .
HS trả lời.
2. Dàn mục một văn bản đề nghị.
Một văn bản đề nghị cần có những mục nào ?
HS dựa vào sgk trả lời.
3. Lưu ý: HS cần nắm rõ các lưu ý.
Ghi nhớ: Hai học đọc ghi nhớ trong sgk.
III. Luyện tập .
BT1: giống nhau: cả hai đều là những nhu cầu và nguyện vọng chính đấng.
Khác: một bên là nguyện vọng của một cá nhân, còn một bên là nhu cầu của một tập thể.
BT2: GV đưa ra một văn bản đề nghị có điểm chưa đúng yêu cầu học sinh tìm ,chỉ ra chổ sai và nêu hướng sử chữa .(treo bảng phụ )
D. Hướng dẩn học ở nhà 
Về nhà học thuộc ghi nhớ 
Tập viết thành thạo các văn bản đề nghị -ôn tập phần văn học để tiết sau học 
	Soạn ngày :15/04/2006
Tiết 121 Ôn tập văn học 
A. Mục tiêu 
Giúp HS 
Nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản trong từng cụm bài những giới thuyết về văn chương về đặc trưng của các thể loại văn bản,về sự giàu đẹp của Tiếng Việt thuộc chưng trình Ngữ văn 7 
B. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
Hoạt động 2: Tiến hành nội dung ôn tập 
1. Kiểm tra việc thực hiện câu 1 của HS (Cho vài em HS đọc )
2.Cho HS đọc lại chú thích ở bài 3,5,7,8làm thơ lục bát bài 13,ghi nhớ bài 16 ( Ôn tập tác phẩm trử tình )chú thích bài 18 ; câu 2 bài 26để nắm chắc các định nghĩa 
Ca dao dân ca là gì?
Tục ngữ là gì?
Như thế nào gọi là thơ trữ tình ?
Nêu khái niệm của thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật ?
Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt?
Thơ lục bát, song thất lục bát 
Những tình cảm những thái độ thể hiện trong bài ca dao, dân ca đã được học là gì?
Đọc một bài ca dao mà em cho là hay nhất 
Học xong phần tục ngữ em hiểu thêm được những kinh nghiệm gì?
Cho HS lập bảng tổng kết và trình bày các văn bản theo mẫu 
=>Là những bài thơ bài hát trữ tình dân gian của quần chúng nhân dân.
Là những câu nói dân gian ngắn gọn ,ổn định có nhịp hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt được nhân dân vận dụng vào đời sống ,suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày .
=> Thể hiện tình cảm cảm xúc
Là một thể loại văn bản biểu cảm .
Ngôn ngữ thơ trữ tình cô động ,gợi cảm giàu hình ảnh 
HS trả lời nhanh 
=> Tình cảm gia đình ,tình yêu quê hương, đất nước ,con người Thái đọ trân trọng tự hào 
=> Những kinh nghiệm của nhân dân đối với thiên nhiên ,kĩ thuật ,thời vụ. -> Tôn vinh giá trị con người 
HS trả lời 
Yêu cầu : 
-Tình yêu thiên nhiên ,đất nước ,tình bạn 
-Tinh thần nhân đạo cao cã ,đề cao giá trị người phụ nữ trong xã hội cũ 
-Niềm lạc quan 
Thứ tự 
1
2
Nhan đề văn bản
Sống chết mặc bay 
Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu 
Nội dung 
Lên án tên quan phủ ''lòng lang dạ thú ''trước sinh mạng của người dân 
Khắc hoạ hai nhân vật có hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập 
 Nghệ thuật 
Tương phản 
Tăng cấp 
Tương phản, hư cấu ,hài hưởng, châm biếm ,mĩa mai..
GV hướng dẩn học sinh làm các văn bản còn lại 
GV dán lên bảng cho cả lớp nhận xét 
C. Hướng dẩn học ở nhà 
Về nhà ôn tập tiếp những văn bản còn lại 
Chuẩn bị trước bài dấu gạch ngang 
	Soạn ngày :15/04/2006
Tiết 122: Dấu gạch ngang 
A. Mục tiêu 
-Nắm được công dụng của dấu gạch ngang 
-Biết dùng dấu gạch ngang ,phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối 
B. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
HS trả lời GV nhận xét và vào bài mới 
Hoạt động 2: Bài mới 
GV dùng bảng phụ ghi ví dụ lên bảng 
Ví dụ Trong mỗi ví dụ trên dấu gạch ngang dùng để làm gì?
Dấu gạch ngang có công dụng gì?
Từ ví dụ (d)ở I dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để làm gì?
Cách viết dấu gạch nối có gì khác so với dấu gạch ngang ?
Rút ra ghi nhớ 
I/ Công dụng của dấu gạch ngang 
HS quan sát 
a. Đánh dấu bộ phận giải thích 
.Mùa xuân của Hà Nội thêm yêu 
b. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật 
c. Dùng để liệt kê (Liệt kê các công dụng của dấu chấm lững )
=>Dùng để nối bộ phận trong liên danh (tôn ghép ) cuộc hội kiến va-ren và Phan Bội Châu 
* Ghi nhớ 
HS đọc 
HS lấy ví dụ 
II/ Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối 
-Dấu gạch nối được dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài (Có thể coi là từ mượn )
Ví dụ :Ra-đi-ô 
-Dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang 
* Ghi nhớ:
HS đọc 
III/ Luyện tập Bài tập 1: Đề ra SGK 
Gợi ý : 
a. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích ,giải thích 
b. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích ,giải thích 
c. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật bộ phận chú thích ,giải thích 
d. Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Hà Nội -Vinh )
e. Dùng để nối các bộ trong một liên danh ( Thừa Thiên -Huế )
Bài tập 2: Công dụng của dấu gạch nối 
Dùng để nối các tiếng trong tên nước ngoài .
C. Hướng dẩn học ở nhà 
Nắm vững nội dung bài học ,khắc sâu ghi nhớ .
Làm bài tập số ba
Chuẩn bị trước phần Tiếng Việt để tiết sau ôn tập được tốt hơn 
Soạn ngày : 17/04/2006
Tiết 123: Ôn tập tiếng việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 chuan kien thuc.doc