Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ

 I. Mục tiêu bài học:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.

- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản Nghị luận .

*Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng kính yêu và học tập theo gương của Bác.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 24
Tiết : 93 đức tính giản dị của bác hồ (Phạm Văn Đồng)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ, đó là đức tính giản dị: trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết. 
- Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và phân tích văn bản Nghị luận .
*Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng kính yêu và học tập theo gương của Bác.
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết(phần b)
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, ảnh minh họa, bảng phụ điện tử
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Qua văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” giúp em hiểu được những gì về tiếng nói của dân tộc ? Em hãy lấy một ví dụ thể hiện nét đẹp của tiếng Việt ?
Ghi nhớ
Ca dao: cày đồng đang buổi
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Các em ạ ! Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta. Người là vị lãnh tụ thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc, danh nhân văn hóa của thế giới. Bác không chỉ là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng cao đẹp mà còn là hiện thân của đức tính giản dị rất mực đời thường. Để thấy được điều này thầy cùng các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
18’
03’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
 GV đưa tranh minh họa
? Dựa vào phần chuẩn bị bài và phần chú thích*, em hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng ?
Hs trả lời, Gv bổ sung
GV: Cố thủ thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những người học trò xuất sắc, người cộng sự gần gũi nhất của chủ tịch HCM. Chưa đầy 20 tuổi ông đã tham gia cách mạng, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước, trong đó ông làm chủ tịch hội đồng bộ trưởng, thủ tướng chính phủ hơn 30 năm. 
? Nêu xuất xứ của văn bản ?
GV: Ngoài làm chính trị ông còn viết nhiều cuốn sách, bài báo có giá trị, đặc biệt là những cuốn sách, bài báo viết về Bác như: HCM hình ảnh của dân tộc 1948, Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại 1970
Đây chính là một đoạn trích, tên đoạn trích này “Đức tính giản dị của Bác Hồ” do người biên soạn sách đặt.
? Em hãy xác định thể loại và kiểu bài của văn bản?
? Theo em văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu, Hs đọc 
Hs vag Gv nhận xét hs đọc
GV: Đây là văn bản nghị luận đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, tuy nhiên vẫn phải thể hiện được tình cảm của tác giả.
? Em hiểu thế nào là “thanh bạch”, “tao nhã” ?
? Theo em đại ý của văn bản là gì?
? Đây là một đoạn trích, theo em đoạn trích đã có cấu tạo như một bài nghị luận hoàn chỉnh chưa ? Dựa vào trình tự lập luận, em hãy nêu bố cục của bài văn ? 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Luận điểm được nêu ở câu thứ nhất phần 2 là gì? 
? Theo em câu văn số 2 có ý nghĩa ntn?
- H. Phát hiện.
? Hãy nhận xét về cách nêu vđ của t/g?
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- H. Nêu các lđ nhỏ.
- Gv định hướng, kết luận
? Tác giả đã dùng những dẫn chứng ntn để làm rõ lđ trên?
- H. Tìm d/c.
? Qua bữa cơm của bác, em có những nhận xét gì ?
? Những dẫn chứng nào CM sự giản dị trong cách ở của Bác ?
? Để làm rõ nếp s.hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào ?
? Nhận xét về đời sống sinh hoạt của Bác ?
? Bên cạnh các d/c, ở mỗi lđ người viết thường xen kẽ những lời bình luận ntn? Tác dụng của lời bình luận?
- H. Phát hiện, suy luận.
? Em hiểu ntn về lí do và ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác?
? Nhận xét về những dẫn chứng và cách lập luận CM của t/g?
- H. Nhận xét, khái quát.
* Hoạt động 4
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung của văn bản ?
? Qua vb này, em hiểu biết điều gì về Bác?
? Em học tập được điều gì từ cách nghị luận của t/g PVĐ?
- Hs phát biểu, gv bổ sung.
 Đọc ghi nhớ
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Tác giả :Phạm Văn Đồng (01/03/1906-29/04/2000)
- Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Mất tại Hà Nội
- Là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác : Trích từ bài “Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh chủ tịch HCM (19/05/1970).
b. Thể loại : Nghị luận(kiểu bài CM một vấn đề CT-XH)
- Phương thức biểu đạt : Nghị luận kết hợp với biểu cảm.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó: 
- Thanh bạch: trong sạch, giản dị trong lối sống.
- Tao nhã:thanh cao và lịch sự.
2. Đại ý: Đời sống giản dị của Bác Hồ
3. Bố cục: 2 phần.
+ MB (Đ1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
+ TB (Đ3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác
4.Tìm hiểu chi tiết
1. Nhận định chung về Bác.
- Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời hoạt động ch/trị và đ/sống bình thường của Bác.
- Câu 2: giải thích, mở rộng phẩm chất đặc biệt được giữ nguyên vẹn qua cđ 60 năm hoạt động.
-> Cách nêu vđ: nêu trực tiếp - nhấn mạnh được tầm quan trọng của vich1
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị.
- Được biểu hiện trong cách ăn ở, sinh hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết.
a. Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
-> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sx của con người và k/trọng người phục vụ.
b. Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
-> Nhận xét: Thanh bạch và tao nhã.
c. Giản dị trong sinh hoạt:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
-> Nhận xét: Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
d. Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một...”
-> Đưa 2 d/c là 2 câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu.
* Luận cứ tiêu biểu, toàn diện, cụ thể, gần gũi; nhận xét bình luận ngắn gọn mà thể hiện tình cảm sâu sắc.
 Cách lập luận chặt chẽ: giới thiệu luận điểm - chứng minh - bình luận.
5. Tổng kết 
a.Nghệ thuật: - Sự kết hợp CM, giải thích, bình luận làm VBNL thêm sinh động, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.
b.Nội dung: - Bài văn cho thấy giản dị trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người HCM.
* Ghi nhớ: (sgk 55)
C.Luyện tập(3’) Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác ?
-Tôi nói đồng bào nghe rõ không ? (Tuyên ngôn độc lập).
-Sáng ra bờ suối, tối vào hang,... (Tức cảnh Pác Bó).
D.Củng cố(1’) Gv khái quát lại nội dung bài học.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
-Học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: ý nghĩa văn chương.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93-Duc tinh gian di cua Bac Ho.doc