I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được khái niệm, bản chất của câu chủ động, câu bị động. Nắm được mục đích và thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và cấu tạo của chúng.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói, viết.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng sáng tạo, linh hoạt cách chuyển đổi khi nói và viết.
Ngày soạn: tháng năm 2010 Ngày dạy: tháng năm 2010 Tuần 24 Tiết : 94 chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được khái niệm, bản chất của câu chủ động, câu bị động. Nắm được mục đích và thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và cấu tạo của chúng. *Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói, viết. *Giáo dục tư tưởng : vận dụng sáng tạo, linh hoạt cách chuyển đổi khi nói và viết. II.Trọng tâm của bài: Mục I và II III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) ? Nêu tác dụng của TN? Việc tách TN thành câu riêng có t/dụng gì? TN bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, liên kết các câu trong đoạn văn B/Bài mới (36’) 1.Vào bài (1’) 2.Nội dung bài dạy (38’) Tg 10’ 15’ 13’ Hoạt động của Thầy và trò Hs đọc kĩ ví dụ trên bảng phụ ? Xác định chủ ngữ, so sánh cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ ở 2 câu? - H. So sánh, nhận xét, thảo luận. ? Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ? Hs phát biểu. Đọc ghi nhớ. HS cho ví dụ về một câu chủ động rồi tìm một câu bị động tương ứng? - H. Đọc kĩ ví dụ. ? Em chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ trống? Vì sao? - Hs điền câu, suy luận. Đọc ghi nhớ (58) - Gv chốt ý + Thay đổi cách diễn đạt -> tránh lặp mô hình câu. + Có trường hợp ko thể đổi kiểu câu. Ví dụ: Nó bị ngã. Nó định về quê. * Hoạt động 3: Luyện tập - H. Đọc bài tập. Xđ câu bị động. Nhận xét. - G. Chốt đáp án. - G. Cho bài tập để hs tập vận dụng. (Câu b, c là câu bị động) - G. Chốt ý. + Trong câu bị động vị ngữ được cấu tạo: bị/được + Vđt. + Có thể lược bỏ chủ thể gây ra hành động. + Có câu có chứa từ “bị, được” nhưng không phải là câu bị động. Nội dung kiến thức I. Câu chủ động và câu bị động: 1. Ví dụ: a, Mọi người / yêu mến em. CN VN b, Em / được mọi người yêu mến. CN VN 2. Nhận xét. - Về ý nghĩa : Nội dung miêu tả của 2 câu giống nhau. Nhưng : Câu a : CN ~ Người thực hiện hành động hướng tới người khác. Câu b : CN ~ Người được hoạt động của người khác hướng đến. - Cấu tạo : Câu a là câu chủ động. Câu b là câu bị động (t.ư) 3. Ghi nhớ : (sgk 57) II. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 1. Ví dụ : (sgk 57) 2. Nhận xét : - Điền câu b. Vì tạo được liên kết câu : Em tôi là chi đội trưởng. Em được mọi người yêu mến... 3. Ghi nhớ: (sgk 58) * Chú ý: - Câu chủ động và câu bị động luôn đi với nhau (có thể đảo kiểu câu). - Câu ko thể đảo được là câu bình thường. III. Luyện tập: Bài 1: Xđ câu bị động. Giải thích t/dụng: - Đoạn 1: Câu rút gọn (2,3) -> Câu bị động. - Đoạn 2: Câu bị động (Câu cuối) -> Tránh lặp kiểu câu, tạo sự liên kết. Bài 2 : Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau : Mẹ rửa chân cho em bé. Người ta chuyến đá lên xe. Bọn xấu ném đá lên tàu hoả. -> Chuyển : - Em bé được (mẹ) rửa chân cho. - Đá được (người ta) chuyển lên xe. - Tàu hoả bị (bọn xấu) ném đá lên. Bài 3 : Xđ câu bị động trong các câu sau : a. Sáng nay, mình được một cuốn truyện. b. Mẹ được tặng Huân chương... c. Mái lều bị gió giật tan hoang. C.Củng cố(1’) - Đặc điểm CN, cấu tạo của câu bị động? - Tác dụng của câu bị động? D.Hướng dẫn về nhà(1’) - Học bài. Tìm các ví dụ về câu bị động. - Chuẩn bị: Viết bài nghị luận (Hoàn thiện dàn ý chi tiết 3 đề bài)
Tài liệu đính kèm: