Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

*Kĩ năng cần rèn: rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt câu bình thường có chứa từ “bị, được” và câu bị động.

*Giáo dục tư tưởng: Thực hành chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

II. TRỌNG TÂM CỦA BÀI: luyện tập

III. CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 02 năm 2010
Ngày dạy: tháng 02 năm 2010
Tuần 25
Tiết : 99 chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
*Kĩ năng cần rèn: rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt câu bình thường có chứa từ “bị, được” và câu bị động.
*Giáo dục tư tưởng: Thực hành chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
II. Trọng tâm của bài: luyện tập 
III. Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
?Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ? Việc chuyển đổi câu bị động có tác dụng gì?
Ghi nhớ : 
(sgk 57-58)
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Bài trước các em đã tìm hiểu về cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động để tìm cách chuyển đổi như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
15’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
 Gv đưa ví dụ trên bảng phụ
 Hs đọc kĩ ví dụ, trả lời câu hỏi
? Về nội dung, hai câu văn giống hay khác nhau? 
? Hai câu này có phải là câu bị động không? Vì sao?
? Tuy nhiên, chúng có đặc điểm gì khác nhau?
- Hs nhận xét, Gv bổ sung.
? Chuyển câu văn trên thành câu chủ động?
- Hs so sánh câu chủ động và câu bị động. Thảo luận.
? Muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động cần làm ntn?
? Các câu trong phần (3) có phải là câu bị động không? Vì sao?
 ( Không) 
- Hs giải thích.
- Gv chốt kiến thức.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
 Hs đọc, xác đinh yêu cầu, thực hành chuyển đổi.
 Gv nhận xét, bổ sung.
Hs xác định câu có thể chuyển đổi 
 (câu 2,3)
 Thực hành chuyển đổi.
Gv nhận xét, bổ sung.
Hs đọc, xác đinh yêu cầu, thực hành chuyển đổi.
 Gv nhận xét, bổ sung.
Hs thực hành viết đoạn văn
Nội dung kiến thức
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1. Ví dụ: (sgk 64).
2. Nhận xét: 
+ Giống: 
- Miêu tả cùng một sự vật.
 - Đều là câu bị động.
+ Khác: Câu (a) dùng từ “được”.
 Câu (b) ko dùng từ “được”.
+ Câu chủ động:
 Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở 
đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
3. Ghi nhớ: (sgk 64).
* Chú ý:
 Không phải câu nào có các từ “bị/được” cũng là câu bị động. 
II. Luyện tập.
Bài 1: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (theo 2 kiểu).
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ TK XIII.
- Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ TK XIII.
- Ngôi chùa ấy xây từ TK XIII.
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
- Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
- Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.
- Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) bên gốc đào.
- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
- Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
- Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Bài 2: Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động (dùng bị/được).
a. Thầy giáo phê bình em.
- Em bị thầy giáo phê bình.
- Em được thầy giáo phê bình.
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
- Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c. Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá.
- Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu.
- Câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
Bài 3. X.đ câu có thể chuyển đổi theo cặp tương ứng chủ động - bị động.
 Chim hót líu lo (1). Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất (2). Gió đưa mùi hương hoa ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng(3).
Bài 4. Viết đoạn văn sử dụng câu bị động.
C. Củng cố(1’)
- Khái niệm, cấu tạo, cách chuyển đổi kiểu câu.
D. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Hoàn thiện đoạn văn. Chú ý phân biệt, vận dụng.
- Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn CM.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 99-Chuyen doi cau chu dong thanh cau bi dong(tiep).doc