Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 1

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 1

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

B. CHUẨN BỊ

 - Bảng nhóm, SGK, SGV, sách tham khảo, vở BT.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, vấn đáp, bình giảng, tích hợp.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sĩ số, sách vở. Nhắc nhở 1 số yêu cầu đối với bộ môn.

 III. Bài mới:

 *) Giới thiệu bài

 

doc 20 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009 Tuần 1
 Ngày giảng:.././2009 Bài 1: Văn bản Tiết 1 
 Cổng trường mở ra
 (Lý Lan )
A. Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
- Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
B. Chuẩn bị 
 - Bảng nhóm, SGK, SGV, sách tham khảo, vở BT.
C. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, vấn đáp, bình giảng, tích hợp. 
D. Tiến trình bài dạy
 I. ổn định tổ chức: 
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sĩ số, sách vở. Nhắc nhở 1 số yêu cầu đối với bộ môn.
 III. Bài mới:
 *) Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
? Lớp 6 các em đã làm quen với 1 số văn bản nhật dụng. Hãy kể tên những VBND đã học và nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng?
HS: - Cầu Long Biên - Chứng nhận lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ: Động Phong Nha.
 - Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến VBND trước hết là nói tới tính chất của nội dung văn bản. VBND có thể sử dụng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. 
 - VBND: Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống của con người, cộng đồng, xã hội, thiên nhiên, môi trường, văn hoá XH, ma tuý, trẻ em...
GV: Lên lớp 7 chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số văn bản nhật dụng về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, văn hoá giáo dục. Và văn bản " Cổng trường..." của tác giả Lí Lan là VBND đầu tiên của chương trình lớp 7 chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1 
? Em biết gì về xuất xứ của văn bản " Cổng trường mở ra"?
GV: Hướng dẫn HS đọc VB: Giọng dịu dàng, 
chậm rãi, đôi khi thì thầm ( khi nhìn con đã ngủ). Tình cảm thiết tha, xa vắng (hồi tưởng lại quá khứ)
GV: Đọc mẫu 1 đoạn. 
HS: Đọc tiếp cho đến hết.
GV: NX - Sửa cách đọc cho HS.
? Tìm và giải thích 1 số từ biểu hiện tâm trạng của mẹ và con trong văn bản?
HS: Giải thích từ : Háo hức, bận tâm, nhạy cảm.
Hoạt động II: Phân tích văn bản
? Có những ý kiến khác nhau cho rằng VB trên thuộc loại truyện - tự sự. Lại có ý kiến đó là loại kí - biểu cảm. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
HS: - Thể loại: Kí - biểu cảm. ( Vì chủ yếu biểu hiện tâm trạng người mẹ).
? VB trên có NV chính không? Đó làm NV nào? VB có sự việc và cốt truyện không? Xác định ngôi kể?
HS: - NV chính: Người mẹ, đứa con.
- VB có rất ít sự việc, chi tiết ( Chủ yếu bộc lộ tâm trạng mẹ)
- Ngôi kể: Thứ nhất – người mẹ.
? Xác định bố cục VB? Nêu nội dung từng phần?
HS: 2 phần: 
 (1) Đầu ... thế giới mà mẹ bước vào”: Tâm trạng của người mẹ.
 (2) Còn lại: Suy nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người.
? Hãy tóm tắt, nêu đại ý của bài văn bằng 1 vài câu văn ngắn gọn?
 (Bài văn viết về ai? về việc gì?)
? Theo dõi văn bản và cho biết người mẹ nghĩ đến con trong thời diểm nào?
HS: Đêm trước ngày con vào lớp 1.
? Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con đều khác thường, nhưng không giống nhau. Hãy tìm những chi tiết biểu hiện tâm trạng đó?
HS: *) Con:
 - Háo hức.
 - Cảm thấy mình đã lớn, giúp mẹ dọn dẹp.
 - Giấc ngủ đến dễ dàng như uống ly sữa...
*) Mẹ:
 - Không ngủ được. 
 - Đắp màn, buông mùng...
 - Không tập trung vào việc gì...
 - Tin vào con.
 - Nhớ lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học..
 g Con: Háo hức, vô tư, hồn nhiên, thanh thản, nhẹ nhàng, còn mẹ: thao thức, trằn trọc, bâng khuâng, xao xuyến.
? Theo em vì sao người mẹ có tâm trạng ấy?
GV: Gợi ý? Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình? Hay vì lý do nào khác nữa?
HS: PB những ý kiến khác nhau.
GV: Tổng hợp - khái quát lại:
- Mẹ mừng vì con đã lớn và tin ở con.
- Mẹ hi vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với con
- Yêu thương con, luôn nghĩ về con.
- Hồi hộp, bâng khuâng nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình.
? Qua những chi tiết trên, em cảm nhận được gì về người mẹ?
HS: PBYK như ND bảng chính.
GV: Người con như cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ lớn rồi; giúp mẹ dọn dẹp, thu xếp đồ chơiNhưng rồi ngay sau đó “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo” Trong khi đó người mẹ nằm thao thức không ngủ được “còn điều gì để lo lắng nữa đâu! mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được” suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai là ngày khai trường lần đầu tiên của con.
? Trong đêm không ngủ ấy, tâm trí người mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ. Đó là những kỉ niệm nào?
HS: Tìm - Gạch chân:
 - Cứ nhắm mắt lại.......
 - Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi ....
 - Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp...
GV: Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và người con đều khác thường song lại không giống nhau: Mẹ – thao thức không ngủ được, suy nghĩ triền miên; con – thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư. Và trong đêm không ngủ ấy, tâm trí người mẹ đã sống lại kỉ niệm quá khứ. Mẹ muốn cái ấn tượng về ngày “hôm nay tôi đi học” khắc sâu mãi mãi trong lòng con, để cũng giống như mẹ, mỗi khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
 ? Cách dùng từ miêu tả tâm trạng của tác giả có gì đặc biệt?
HS: Dùng từ láy gợi cảm liên tiếp.
_> Tác dụng: Gợi cảm xúc phức tạp trong lòng mẹ: vui, nhớ, thương, tin
? Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỉ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường mến yêu. Tất cả cho em hình dung về người mẹ ntn?
HS: vô cùng thương yêu con, yêu quý, biết ơn trường học, sẵn sàng hi sinh vì sự tiến bộ của con, tin tưởng ở tương lai của con.
? Trong bài văn, có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
GV: Rõ ràng trong bài, người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của riêng mình. Cách viết như những dòng nhật ký nhỏ nhẹ, tâm tình, sâu lắng. Tác giả đã miêu tả và làm nổi bật tâm trạng người mẹ. Người viết đi vào thế giới tâm hồn của người mẹ để miêu tả 1 cách tinh tế những bâng khuâng, xao xuyến; những nôn nao, hồi hộp của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con, những điều mà nhiều khi không thể nói trực tiếp được.
GV: Bằng cách viết nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất trữ tình sâu sắc, tác giả Lí Lan đã diễn tả những cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của người mẹ; vẻ đẹp cao quý của tình mẫu tử của người mẹ đối với con, đó cũng là tình cảm của tất cả các bà mẹ việt Nam.
HS: Quan sát đoạn văn 2.
? Trong đêm trước ngày khai trường của con, người mẹ còn suy nghĩ về điều gì?
HS: Thông qua việc kể lại ngày khai trường ở Nhật người mẹ muốn nói đến vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
? Ngày khai trường ở Nhật Bản diễn ra ntn? Em nhận thấy ở nước ta ngày khai trường có diễn ra như vậy không? Hãy miêu tả 1 vài chi tiết mà em cho là ấn tượng nhất trong ngày khai trường mà em đã tham gia?
HS: PBYK 
- Theo SGK (7) 
- Tự do s2 ngày khai trường ở nước ta...
? Câu văn nào đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của gd ? Theo em câu văn đó có đúng không? vì sao?
HS: - Chỉ ra 2 câu văn ( bảng chính)
- 2 câu văn là đúng : vì nó khẳng định vai trò quan trọng, to lớn hàng đầu của GD, GD không được phép sai lầm vì GD còn đào tạo con người - những người quy định tương lai của đất nước. Thành ngữ " Sai 1 li, đi 1 dặm" được vận dụng khéo léo để thấy rõ sự tai hại, hậu quả nghiêm trọng của sai lầm trong gd: 1 li đối lập 1 dặm.
? Kết thúc văn bản, người mẹ nói “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”, em hiểu " thế giới kì diệu" được nói đến ở đây là gì?
HS: - Đó là thế giới của điều hay lẽ phải, đạo lý làm người, của ánh sáng tri thức, là thế giới của tình bạn, tình thầy trò, thế giới của những ước mơ, khát vọng cao đẹp... giúp ta thành người.
=> Nhà trường là tất cả tuổi thơ của mỗi con người.
GV bình : Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được chắp cánh đến mái trường thân yêu. Các em có thầy cô, lớp học, bạn bè... được chăm sóc, dạy dỗ; Từng ngày chúng ta lớn lên, ngày càng vững vàng trong cuộc sống; trưởng thành về nhân cách, trí tuệ rồi lại được chắp cánh bay cao, bay xa trong cuộc đời... Tất cả những điều đó đều được vun trồng từ thế giới kì diệu, từ nhà trường.
Điều đó lí giải tại sao ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao vai trò của GD, của thầy cô: " Không thầy...
Hoạt động 3: Tổng kết
? Khái quát những nét nt đặc sắc được sử dụng trong vb? Qua đó em cảm nhận được gì từ vb?
HS: Khái quát những biện pháp NT được sử dụng
- Cách viết... giọng điệu, ngôi kể, nt miêu tả.
GV: Khái quát - Chốt ghi bảng.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK/9 .
? Đọc bài văn trong những ngày đầu năm mới, em hiểu thêm được những điều gì mới mẻ?
HS: Ai cũng trải qua những ngày khai trường, ít ai quan tâm đến tâm trạng của mẹ trước ngày khai trường đầu tiên và những ngày khai trường sau đó.
- Phải biết trân trọng, rung động truớc những thời khắc đáng nhớ đã đi qua trong cuộc đời.
- Biết yêu thương, quý trọng những người đã yêu thương mình.
Hoạt động 4: Luyện tập
HS: Làm bài tập 1,2 (SGK/ 9)
GV? Hát 1 bài hát về mẹ và mái trường?
GV? Tại sao Vb có tên " Cổng trường mở ra"?
HS: - Lấy câu nói cuối cùng của người mẹ trong phần kết thúc văn bản - Nhan đề văn bản- khẳng định niềm tin tưởng vào vai trò của gd...
GV? Đọc thầm phần "đọc thêm". Nêu nội dung vb, " Trường học"? (Vai trò học tập + nhắc nhở)
I.Tác giả - tác phẩm 
1. Tác giả - Tác phẩm
- “Cổng trường mở ra” - bài kí trích từ báo " Yêu trẻ" ( Số 166 - TPHCM- Ngày 1/9/2000 ) của Lí Lan.
2. Đọc - Tìm hiểu chú thích
II . Phân tích văn bản
1. Thể loại:
- Kí - Biểu cảm.
2. Bố cục: 2 đoạn
*. Đại ý: Tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con.
3. Phân tích:
a. Tâm trạng người mẹ.
- Trằn trọc, thao thức, không ngủ được, suy nghĩ triền miên.
+ Tin đứa con của mẹ.
-> Người mẹ giàu tình yêu thương con và đức hi sinh.
- Nhớ về những kỉ niệm xưa: ngày khai trường đầu tiên của mình.
b, Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của XH và nhà trường đốivới thế hệ trẻ.
+ Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên gd thế hệ trẻ cho tương lai.
+ Mỗi sai lầm trong gd sẽ ảnh hưởng đến cả 1 thế hệ mai sau...
- Bước qua cổng trường thế giới kì diệu mở ra.
- Vai trò to lớn của gd đối với thế hệ trẻ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Cách viết như nhũng dòng nhất kể nhỏ nhẹ, tâm tình sâu lắng.
- Giọng độc thoại nội tâm – ngôi kể thứ nhất.
- Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế.
2, Nội dung: Ghi nhớ SGK/9
IV. Luyện tập
IV. Củng cố
GV? VB " Cổng trường mở ra" nhắc nhở chúng ta điều gì?
GV? Nét đặc sắc của VB về ND và NT?
V. Hướng dẫn về  ... ẹp hơn nghĩa của từ bà. 
-Từ thơm phức có nghĩa hẹp hơn nghĩa của tờ thơm.
- Từ Trầm bổng, quần áo. -> có nghĩa khái quát hơn so với nghĩa của từng tiếng quần (áo); trầm ( bổng)
? Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ ghép chính phụ và nghĩa của từ ghép đẳng lập?
HS: - PB theo nội dung ghi nhớ 2.
 - Đọc ghi nhớ (2)/14
? So sánh nghĩa của từ hoa và từ hoa mai?
HS: Hoa mai: từ ghép chính phụ, chỉ tên của 1 loại hoa g nghĩa hẹp.
- Hoa: Chỉ các loài hoa nói chung, là tiếng chính gnghĩa rộng.
Hoạt động 3: Luyện tập
I. Các loại từ ghép:
1. Ví dụ: SGK/13
2. Nhận xét
* Ví dụ a: + Bà ngoại: bà-tiếng chính, ngoại-tiếng phụ.
 + Thơm phức: thơm-tiếng chính, phức- tiếng phụ.
- Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
=> Từ ghép chính phụ.
* Ví dụ 2: Từ quần áo, trầm bổng.
-> Không phân ra tiếng chính và tiếng phụ.
=> Từ ghép đẳng lập.
3. Ghi nhớ: SGK
II. Nghĩa của từ ghép
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính gtính chất phân nghĩa.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên nóg tính chất hợp nghĩa.
3. Ghi nhớ 2: SGK/14
III. Luyện tập
BT2(15) điền các tiếng để tạo từ ghép chính phụ:
- 1 Hs lên bảng làm 2 phần, dưới lớp nhóm ( 2) làm 2 phần:
 - chì - rào - kẻ - quen
bút - mực mưa - dầm thước - gỗ làm - thân
 - bi - ngâu - may - lành
BT1(15) xếp các từ ghép vào bảng phân loại
- 1 Hs lên bảng - Nhóm (1) làm dưới lớp:
Từ ghép chính phụ
Lâu đời, xanh ngắt, nhà may, nhà ăn , cây cỏ, cười nụ
Từ ghép đẳng lập
Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi
BT3( 15) Điền thêm từ để tạo từ ghép đẳng lập:
- 1 HS lên bảng làm 3 phần nhóm (3) làm phần 3
 - non	- muốn	- đẹp
 Núi - đồi	ham - mê	xinh - tươi
 - sông	- thích	
 mặt - mũi	học - hành	 - tỉnh
	 - mày	 - tập	tươi	- đẹp
	- trẻ
BT4: Tại sao có thể nói: “một cuốn sách, một cuốn vở” mà không thể nói “một cuốn sách vở”?
Đáp án: Có thể nói “Một cuốn sách”, “một cuốn vở” vì: vở, sách là những danh từ chỉ sự vật, tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được nên có thể ghép với số từ “một”.
- “Sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói “Một cuốn sách vở”.
BT5: GV gọi HS trả lời bài tập:
 a, Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là "hoa hồng"
Vì: - Hoa hồng là từ ghép chính phụ chỉ tên 1 loài hoa chứ không phải hoa màu hồng.
 b, Nói" Cái áo dài của chi ngắn quá" là đúng. Vì: áo dài là 1 từ ghép chỉ 1 loại áo (ghép chính phụ). Nó có thể bị ngắn khi may chứ không phải nói đến đặc điểm của áo.
 c, Mọi loại cà chua không phải đều chua. Vì cà chua: là tên 1 loại cà( Ghép chính phụ )
 Nói:" Quả cà chua này ngọt quá" đúng. ( Cà chua có thể chua hoặc ngọt)
 d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng ( Vì có những loại cá màu vàng nhưng không phải cá vàng. Cá vàng là từ ghép chính phụ chỉ 1 lại cá cảnh.
BT6( 16): so sánh:
* Mát tay: ( Khéo léo, giỏi trong công việc, có kinh nghiệm
* Nóng lòng: Tâm trạng mong muốn cao độ khi muốn làm 1 điều gì đó.
* Gang thép: Tinh thần vững vàng, không gì lay chuyển được.
- Mát, nóng: chỉ cảm giác về nhiệt độ.
- Tay, chân: chỉ bộ phận cơ thể. 
- Gang( thép) những hợp kim của sắt với 1 số chất khác.
Những từ ghép trên có nghĩa khác hẳn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Nghĩa của những từ ghép đó gần với nghĩa chuyển ( nghĩa bóng - nghĩa hàm ngôn), hiện tượng nghĩa chuyển học ở lớp 8.
BT7: Phân tích
Máy 	Hơi	nước	Than 	tổ	ong	bánh	đa	nem
IV. Củng cố: 
 ? Có mấy loại từ ghép? Đặc điểm mỗi loại?
 ? Nghĩa của từ ghép có đặc điểm gì?
V. Hướng dẫn về nhà
 - Thuộc 2 ghi nhớ, hoàn thành BT SGK
 - Viết 1 đoạn văn nhỏ có sử dụng từ ghép và phân loại chúng.
 - Soạn: Liên kết trong văn bản.
E. Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------
Ngày soạn:.././2009 Tuần 1	
Ngày giảng:.././2009 Bài 1: Tập làm văn Tiết 4
Liên kết trong văn bản
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS hiểu:
 - Muốn đạt được mục đích giao tiếp văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện ở 2 mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung, ý nghĩa.
 - Cần vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
B. chuẩn bị
 -Thầy: Đọc SGK, SGV, thiết kế bài dạy, tài liệu khác, soạn bài.
 - Trò: Đọc SGK, trả lời câu hỏi SGK. 
C. phương pháp
 - Sử dụng các phương pháp: quy nạp, vấn đáp, tích hợp, hoạt động nhóm.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ
 Sẽ không thể hiểu 1 cách cụ thể về VB cũng như khó có thể tạo lập được 1 VB tốt nếu chúng ta không sử dụng 1 trong những tính chất quan trọng của VB đó là sự liên kết. VB có tính liên kết như thế nào? Những phương tiện nào thường được sử dụng để liên kết? Bài học hôm nay, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính liên kết trong VB và phương tiện liên kết trong VB
HS: Đọc đoạn văn. 
? Nêu xuất xứ đoạn văn?
HS: Trích "Mẹ tôi " của A-mi-xi. 
? Em thấy đoạn văn có khó hiểu không ?
HS: Có, đoạn văn rất khó hiểu.
? Nếu bố Enrico viết mấy câu văn đó thì En có thể hiểu điều bố muốn nói không? vì sao?
Em hãy chọn (1) trong những đáp án sau để trả lời:
A. Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp
B. Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng.
C. Vì giữa các câu chưa có sự liên kết.
HS: Trả lời: Không hiểu nội dung điều bố muốn nói vì giữa các câu chưa có sự liên kết.
GV: Đọan văn là 1 chuỗi câu rời rạc, chắp nối những nội dung khác nhau thiếu sự liên kết về nội dung, En không hiểu điều bố muốn nói mục đích gián tiếp không đạt.
? Muốn đoạn văn hiểu được cần phải có những tính chất gì?
HS: Muốn đoạn văn hiểu được cần phải có tính chất liên kết. 
GV: Chỉ có những câu văn chính xác, rõ ràng, đúng ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên văn bản. Cũng như nếu chỉ có 100 đốt tre đẹp đẽ thì cũng chưa đảm bảo sẽ có 1 cây tre đẹp, muốn có cây tre 100 đốt thì 100 đốt kia phải được nối liền. Tương tự như vậy, không thể có văn bản nếu các câu, các đoạn văn trong đó không nối liền nhau, mà nối liền chính là liên kết.
 Một văn bản muốn hiểu được, muốn thật sự trở nên văn bản thì không thể nào không liên kết.
? Liên kết là gì? ( Liên: liền. Kết: nối, buộc. Liên kết g nối liền nhau, gắn bó...)
? Liên kết có vai trò ntn trong VB ? Tác dụng của liên kết?
HS: Trả lời, nêu ý kiến. 
GV: Liên kết có vai trò rất quan trong trong VB. Vậy để liên kết được các câu trong đoạn văn, các đoạn văn trong VB, cần có những phương tiện nào 
H: Đọc lại đoạn văn vừa phân tích.
? Hãy đối chiếu với đoạn văn trong VB " Mẹ tôi" và nhận xét vì sao đoạn văn vừa đọc trở nên khó hiểu?
Hãy sửa lại đoạn văn để En có thể hiểu được ý bố?
HS: Đọc thầm đoạn văn trong VB " mẹ tôi" - So sánh với đoạn văn đang tìm hiểu, rút ra nhận xét, sửa theo SGK.
GV: Mặc dù mỗi câu văn đều có ý nghĩa và đúng ngữ pháp, nếu đặt riêng từng câu, các câu đều đúng, có ý nghĩa. Nhưng khi đặt cạnh nhau để tạo đoạn văn thì chúng không cùng hướng tới 1 chủ đề. ND các câu văn rời rạc. Vì vậy, liên kết trong văn bản trước hết là sự kiên kết về phương diện nội dung, ý nghĩa, thể hiện ở sự liên kết về chủ đề, các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, cùng hướng tới một chủ đề, một đề tài hợp lí.
? Như vậy để tạo sự liên kết của văn bản ta làm thế nào?
HS: Người viết phải làm thế nào cho nội dung các câu, các đoạn, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.
GV: Nhưng nếu chỉ liên kết về nội dung, ý nghĩa đã đủ chưa? ta cần phải có điều gì nữa ? – chuyển ví dụ 2. 
 HS đọc đoạn văn 2,b –Trang 18. 
? Đoạn văn có mấy câu? Đánh số thứ tự cho từng câu? 
HS: 3 câu. 
? Đoạn văn trích từ VB nào? Hãy đọc đoạn văn tương ứng trong VB ấy?
HS: - ĐV trích từ " Cổng trường mở ra" ( lí Lan)
Đọc đoạn văn tương ứng.
? Như vậy câu 2 và câu 3 chép thiếu và sai từ nào?
HS: - Câu 2: thiếu cụm: “Còn bây giờ”
Câu 3: sai từ “con”. Thành từ “đứa trẻ”
? Việc chép thiếu và chép sai ấy khiến cho đoạn văn ra sao?
HS: Rời rạc, khó hiểu.
? Vậy cụm từ “còn bây giờ”, từ “con” đóng vai trò gì?(Tại sao chỉ do chép thiếu mấy chữ và chép nhầm mà các câu văn đang liên kết bỗng trở nên rời rạc?)
HS: Thiếu LK vì không có những phương tiện liên kết 
- Giữa C1 với C2: Thiếu cụm từ Còn bây giờ
- Giữa C2 với C3: Từ con chép nhầm thành đứa trẻ từ đứa trẻ khiến người đọc nhầm Tg2 là nói đến 1 đối tượng khác chứ không phải con 
GV: Những từ ngữ thiếu ấy chính là phương tiện liên kết văn bản bằng ngôn ngữ.
? Ngoài sự liên kết về nội dung, ý nghĩa, văn bản cần có sự liên kết nào khác? 
HS: PBYK như bảng chính.
? Khái quát lại: Vai trò, tác dụng của liên kết? Để văn bản có tính liên kết cần phải có những yếu tố nào?
HS: - PB theo ghi nhớ.
 - Đọc ghi nhớ / 18
Hoạt động 3: Luyện tập.
I. Liên kết và phương tiện tiện liên kết trong VB
1. Tính liên kết của VB
a. Phân tích 
* VD (a) SGK/17
- Đoạn văn là 1 chuỗi câu rời rạc, chắp nối. Mỗi câu văn nêu một sự việc khác nhau chưa có sự liên kết g khó hiểu.
b. Nhận xét:
- Liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng của văn bản, giúp văn bản dễ hiểu, có nghĩa. 
2. Phương tiện LK trong VB
a. Phân tích 
*)Ví dụ: 2a.
- ND ý nghĩa giữa các câu trong đọan văn không thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
g Văn bản cần có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa.
*) Ví dụ 2b:
- Thiếu sự liên kết vì: Thiếu từ ngữ làm phương tiện liên kết.
g VB cần có sự liên kết bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp (từ, câu).
3. Ghi nhớ: SGK/18
II. Luyện tập
Bài tập 1(18): Sắp xếp các câu văn theo 1 thứ tự hợp lý để tạo đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.
- HS dựa vào sự liên kết về nội dung và hình thức để sắp xếp các câu theo thứ tự : (1) - (4) - (2) - (5) - (3).
BT2 (19) - Các câu văn không có sự liên kết vì : nội dung, ý nghĩa không thống nhất và gắn bó chặt chẽ: mỗi câu là 1 sự việc khác nhau.
BT3(19) Điền từ vào chỗ trống, tạo sự liên kết.
- Các từ lần lượt sẽ điền : Bà - Bà - cháu - Bà - bà - cháu - thế là.
GV: Sự liên kết trong doạn văn ấy bằng cách lặp lại 1 số từ ở câu văn trước với câu sau. Cách sử dụng phương tiện liên kết là phép lặp sẽ học sau.
BT4: Hai câu văn nếu tách ra khỏi những câu khác trong VB thì có vẻ rời rạc vì mỗi câu nói về 1 sự việc, câu trước chỉ nói về mẹ, câu sau về con. Nhưng đoạn văn không chỉ có hai câu đó mà còn câu 3 đứng tiếp sau, kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất, làm toàn đoàn văn vẫn LK với nhau chặt chẽ và chúng vẫn đặt cạnh nhau, không cần sửa.
IV. Củng cố:
- HS khái quát nội dung bài.
- HS đọc phần đọc thêm: có hiểu nội dung đoạn văn khôngvà giải thích vì sau?
V. Hướng dẫn về nhà
- Thuộc ghi nhớ , làm BT 1,2,3 (SBT/8)
- Viết đoạn văn - chủ đề về mẹ - có sử dụng sự liên kết giữa các câu.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc