I. Mục tiêu
- Giúp HS:
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo, lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí, ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
- Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
II. Chuẩn bị :
- Thầy : Sgk, sgv, tài liệu tham khảo.
- Trò : Học thuộc bài cũ , làm đủ TB, soạn bài theo CHĐH văn bản.
III. Phương pháp :
- Phương pháp diễn dịch + trao đổi, vấn đáp, bình giảng.
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, luyện thực hành.
IV.Tiến trình bài dạy:
1, ổn định:
2, Bài cũ:
Soạn :11.11.07 Tuần 11: Bài 11 Giảng: 14.11.07 Tiết 41 Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca- Đỗ Phủ) I. Mục tiêu - giúp HS: - Cảm nhận được tinh thần nhân đạo, lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. - Bước đầu thấy được vị trí, ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. - Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự. II. Chuẩn bị : - Thầy : Sgk, sgv, tài liệu tham khảo. - Trò : Học thuộc bài cũ , làm đủ TB, soạn bài theo CHĐH văn bản. III. Phương pháp : - Phương pháp diễn dịch + trao đổi, vấn đáp, bình giảng. - Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, luyện thực hành. IV.Tiến trình bài dạy: 1, ổn định: 2, Bài cũ: - Thuộc lòng bài ²Hồi hương ngẫu thư²? Cảm nhận những nét đặc sắc của bài thơ?. 3. Bài mới: - G.thiệu bài: 3 nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. - Từ phong cách thơ Lý Bạch: lãng mạn với những bài thơ viết về thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, tráng lệđ Đỗ Phủ: biện pháp hiện thực đặc sắc. - Giới thiệu bài thơ Bài ca nhà. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả- tác phẩm. GV?: Những nét cơ bản về tác giả và bài thơ ²Bài ca nhà” HS: Giới thiệu theo chú thích /sgk(132). GV: Chốt ghi những ý cơ bản. - Bổ sung: + Đỗ Phủ để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, đau buồn, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời tinh thần nhân ái bao la. + Nguyễn Du trong một lần đi sứ sang Trung Quốc đã ghé thăm mộ Đỗ Phủ sống cách thời ông trên 1000 năm, Nguyễn Du xúc động viết: ²Văn chương nghìn đời, bậc thầy của nghìn đời. Bình sinh khâm phục không lúc nào quên²?. GV: Nêu yêu cầu đọc. Giọng tự sự, vừa miêu tả, vừa bộc lộ cảm xúc: buồn bã, bất lực, chua xót (3 khổ đầu)đ khổ cuối giọng cao, tươi sáng hơn, thể hiện sự phấn chấn. GV: Đọc mẫu 1 lần. HS: Đọc 3 khổ đầu; 1 khổ sau. - 1 HS đọc cả bài thơ. GV: Nhận xét, sửa. HS: giải thích theo sgk/133- chú thích. Hoạt động 2: Phân tích VB - Xác định bố cục của bài thơ? Nhận xét trình tự sắp xếp bố cục ấy?. HS: có thể Căn cứ vào hình thưc: chia 4 phần (4 khổ). Căn cứ vào nội dung: chia 2 phần. Và nêu nội dung từng khổ (sgv, /147. Hđ2). - 3 khổ đầu: nỗi khổ của nhà thơ. - Khổ cuối: ước mơ cao cả cuả tác giả. GV: Định hướng cách chia thứ 2 hợp lý hơnđ 18 câu đầu ( 3 khổ đầu): Nỗi buồn của nhà thơđ tạo ra cái nền chung, vững chắc cho ước mơ cao cả , tư tưởng nhân đạo sâu sắc được thể hiện trực tiếp ở 5 câu thơ tiếp theo. GV?Xác định PTBĐ của bài thơ? PTBĐ nào là chính?. HS: Phát biểu như bảng chính. (chính biểu cảm). GV: Đây là 1 bài thơ vừa trữ tình, vừa tự sự, rất đặc trưng của thơ Đỗ Phủ. GV?: Nhận xét gì về số lượng các câu trong 3 khổ thơ: 1, 2, 4?. Nhận xét gì về số lượng các chữ trong câu ở khổ cuối so với các câu trong 3 khổ đầu? Cách gieo vần ở cuối những câu của khổ hai, ba khác cách gieo vần cuối những câu của khổ 4 có gì khác nhau?. HS: Phát hiện: - Số lượng câu trong 3 khổ 1, 2, 4 chỉ có 5 câu. - Số lượng chữ trong các câu ở khổ cuối dài hơn so với những câu ở khổ trên. - Gieo vần: +Các câu khổ 2, 3: vần trắc là chủ yếu. + Cuối những câu ở khổ 4: vần bằng là chủ yếu. GV: Đó là những hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ Trung Quốc nhưng đó cũng là dụng ý của tác giả. GV? Dụng ý của tác giả là gì khi viết những câu cuối dài hơn?. HS: Tự bộc lộ. GV: Từ sự đau khổ tột cùngđ vút nên ước mơ cao cả. Để diễn đạt ước mơ cao cả đó thì đoạn thơ, câu thơ cần được mở rộng; gieo vần bằngđ diễn tả tâm trạng hân hoan của nhà thơ. GV Nhà thơ không bị quy tắc khuôn khổ gò bó: mỗi đoạn cần bao nhiêu câu, mỗi câu bao nhiêu chữ, gieo vần trắc hay bằng GV?: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?. GV: Cổ thể là thể thơ ra đời trước đời Đường ,vần,nhịp câu, chữ khá tự do, phóng khoáng. Khác với cận thể (thơ Đường luật). HS: Đọc 3 khổ thơ đầu. GV?: Quan sát khổ thơ 1 , ở khổ thơ 1 sự việc được nói đến ở đây là gì? Nhà thơ kể hay tả? HS: Phát biểu như bảng chính. GV? Thời gian, không gian, sự việc được diễn tả qua những từ ngữ nào? Em nhận xét gì về những từ ngữ đó?. HS: - Thời gian: tháng 8, mùa thu. - Không gian: gió thét già. - Từ ngữ: cao, thét già, cuộn, bay, rải, cao, treo tót, thấp, quay lộnđ từ ngữ gợi tả đặc sắc + phép liệt kê. GV? Em hình dung ntn về cảnh tượng diễn ra ở khổ 1? HS: Tự bộc lộ. GV: Định hướng: Gió thổi rất mạnh và dữ dội, trong phút chốc cuốn bay tung cả 3 lớp tranh của ngôi nhà mới dựng ( TK bài dạy NV 7- T1/244)đ - Đã bao năm tháng buôn ba (TK bài giảng tập 1/244). GV?Trong hoàn cảnh ấy, có thể tưởng tượng tâm trạng nhà thơ ntn?. HS: Bất ngờ, tiếc của, đau xót, bất lực. GV? Quan sát và miêu tả bức tranh trong sgk? Từ đó hãy cho biết: nhà thơ không chỉ khổ về nhà tranh bị gió thu phá mà còn khổ vì lý do gì nữa?. HS: Bị trẻ con cướp tranh. - Đọc khổ 2. GV?: PTBĐ ở đây giống và khác khổ 1 ntn?. HS: Phát biểu như bảng chính. GV?: Thuật lại văn xuôi khổ thơ thứ 2? HS: Thuật lại theo yêu cầu của giáo viên. GV? Qua việc kể lại cảnh trẻ con cướp tranh, tác giả đã bộc lộ tâm trạng ntn?. HS: Phát biểu như bảng chính. GV: Chốt ghi. GV?: Có nên trách lũ trẻ không? Vì sao?. GV: Gợi ý: điều gì đã khiến cho lũ trẻ: coi thường người già, không thấy được nỗi bất hạnh, đau khổ của một người già yếu, nghèo khổ?. HS: Tự bộc lộ. GV: Định hướng: - Có lẽ không nên trách lũ trẻ xóm Nam nghèo, nghịch ngợm khi cảnh đói nghèo, trẻ con thất học đang tràn lan, phổ biến khắp đất nước Trung Quốc loạn lyđ cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi cả tính cách trẻ thơă Tình cảnh trớ trêu, cười ra nước mắt. Đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau nhân tình thế thái đảo điên, loạn lạc. - Nỗi khổ của nhà thơ được miêu tả đặc sắc ở khổ thơ thứ 3. HS: Đọc khổ thơ 3, GV? Khổ thơ 3 là sự kết hợp giữa PTBĐ nào ? HS: PTBĐ Miêu tả và biểu cảm. GV? Chỉ ra yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khổ thơ?. HS: - Miêu tả: gió lặng, mây tối mực; mịt(2) đen đặc, lạnh tựa sắt, đạp lót nát, nhà dột, dày hạt, mưa chẳng dứt - Biểu cảm: Từ trải cơn loạn cho trót? GV? Yếu tố miêu tả giúp ta hình dung ntn về thời gian, không gian cũng như những nỗi khổ dồn dập đến với nhà thơ?. HS: Phát biểu như bảng chính. GV: Khái quát: chỉ bằng một vài nét miêu tả vừa có nét khắc họa khái quát, vừa có những nét chi tiết cụ thể; người đọc xác định được thời gian cụ thể: gió thổi lên buổi chiều đêm mưa mới đổ xuống và kéo dài suốt đêm. Nhà thơ đã làm nổi bật đặc điểm của mưa thu: ²dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt² khác hẳn với cái mưa dông chớp nhoáng của mùa hèă Nỗi khổ của nhà thơ càng được nhân lên gấp bội. Nỗi khổ nào cũng được miêu tả một cách sinh động. GV?: Phân tích nét đặc tả trong 2 câu thơ cuối của khổ ba? GV: Gợi ý. - Em hiểu ²cơn loạn² ở đây là gì HS: Giải thích theo chú thích 1/133. GV?: Từ ²đêm dài² có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ. Hãy chỉ rõ ? HS: - Nghĩa thực: đêm mưa, rét, nhà dột, không ngủ được đ thấy đêm dài, mãi không qua đêm. - Nghĩa ẩn dụ: cảnh đời đói khổ, xã hội loạn lạc khác nào đêm dài. GV?: CHTT ²Từ trải cơn trót ” bộc lộ tình cảm, thái độ gì của nhà thơ?. HS: Tâm trạng lo lắng, không ngủ được không chỉ vì cuộc sống nghèo khổ, đêm lạnh, nhà dột mà còn vì lo cho vận dân, vận nước. GV?: Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ thứ 3? Khổ thơ giúp ta cảm nhận được gì về cuộc sống cũng như tâm trạng của nhà thơ?. HS: Tự khái quát (nghệ thuật miêu tả, giọng điệu) GV: Chốt ghi bảngị ? Đó có phải là nỗi khổ riêng của tác giả?. - Khổ thơ thứ 3 đã khái quát cuộc đời, nỗi đau thân phận đến thê thảm của một kiếp người tài hoa mà bất hạnh. Không tả thực nỗi bất hạnh của cá nhân nhà thơ; tác giả còn ẩn dụ về tình hình đất nước loạn lạc, binh đao thời bấy giờ. Vừa giãi bày cay đắng ²Đêm dài ướt át sao cho trót² vừa lên án giai cấp thống trị đã đẩy nhân dân về kiếp sống tối tăm, lầm than, như ²đêm dài ướt át². Những câu thơ nghe thật ai oán, xót xa. Mỗi dòng thơ như một dòng nước mắt cứ tuôn mãi GVchuyển : Tưởng rằng trải qua bao nỗi đau xót, ấm ức, bất lực, cay đắng dồn dập, nhà thơ sẽ tức giận, sẽ trách cứ, sẽ than vãnđ nhưng thật bất ngờ, điều đó lại không xảy ra. HS: Đọc khổ 4. GV?: PTBĐ ở khổ 4 khác với các khổ trước ntn? Cái hay và độc đáo ở khổ thơ là gì?. (chú ý: ý thơ thay đổi ntn; giọng điệu ở khổ cuối) HS: Kết thúc bài thơ không phải là tiếng thở dài, buông xuôi, oán vọng trời đất hoặc là tiếng khóc ấm ứcđ ước mơ cao cả. GV?: Đỗ Phủ mơ ước điều gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó? Qua đó giúp em hiểu điều gì về phẩm chất , vẻ đẹp tâm hồn của Đỗ Phủ?. HS: Tự bộc lộ. GV: Định hướng, chốt ghi. - Ước mơ cao cả: Ước mơ cho mọi người nghèo khổ trong hoàn cảnh thực tại đau khổ, ước mơ mang màu sắc ảo tưởng nhưng đẹp đẽ và bắt nguồn từ cuộc sống. - Lòng vị tha cao cả đạt tới độ xả thân: Đặt nỗi khổ của mọi người lên trên nỗi khổ của mình. ²Riêng lều ta nát” Câu thơ không chỉ thể hiện tinh thần xả thân mà còn quay lại chủ đề bài thơ (nhà tranh phá); làm cho bố cục bài thơ hoàn chỉnh, chặt chẽ. GV?: Vượt lên nỗi đau khổ của bản thân để hướng tới tương lai tươi sáng, Đỗ Phủ đích thực là nhà thơ hiện thực mang tâm hồn lãng mạn cao quý, xứng đáng được người đời tôn là bậc ²thánh thi². GV?: Giả sử không có 5 dòng thơ cuối,,, (CH4/sgk/134)?. HS: Tự bộc lộ. GV: Định hướng : Hoạt động 5. sgv ngữ văn 7 Tập 1 /149. - Liên hệ: Ước mơ cao cả trong bài thơ khác: - ²Rửa khí giới² Sgv/134. -²Mộng ngày² ị Tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ lớn đời Đườngđ mà Bạch Cư Dị cũng đã từng viết: (Câu số 4/70. sách Bài tập ngữ văn 7.T1). Hoạt động 3: Tổngkết. GV?: Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?. HS: Phát biểu ý kiến. - Đọc ghi nhơ /134. Hoạt động 4: Luyện tập . HS: - HS làm luyện tập số 1, 2 /134. Bài 2 Lòng nhân ái,vị tha; tinh thần nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ. I, Tìm hiểu tác giả- tác phẩm. 1. Tác giả - Nhà thơ hiện thực nổi tiếng Trung Quốc, đời Đường. - Mệnh danh là thi sử, thi thánh. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 760. - Nổi tiếng với biện pháp hiện thực + tinh thần nhân đạo. 3. Đọc- chú thích: II, Phân tích văn bản 1. Bố cục: 2 phần. đ Chặt chẽ, hợp lý. 2, PTBĐ: Biểu cảm + miêu tả+ tự sự. 3, Thể thơ: - Cổ thể 4. Phân tích: a. nỗi khổ của Nhà thơ: *) Nhà tranh bị gió thu phá: - Tự sự + miêu tả. - Từ ngữ gợi tả đặc sắc, phép liệt kê. đ Cảnh tượng tan tác, tiêu điều sau trận cuồng phong. - Tác giả: bất ngờ, đau xótđ bất lực. *) Cảnh trẻ con cướp tranh: - Tự sự + biểu cảm. - Tâm trạng tức giận, ấm ức không nguôiđ chán nản, bất lực. đ Nỗi đau nhân tình, thế thái trước một xã hội loạn lạc, đảo điên. *) Cảnh nhà dột, mưa rét: - Miêu tả vừa khắc họa khái quát, vừa chi tiết cụ thể: ... hiện tượng đồng âm để chơi chữ với mục đích tu từđ tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu: phép tu từ chơi chữ. đ giao tiếp cần cẩn trọng khi sử dụng từ đồng âm. GV?: Từ đồng âm khác từ nhiều nghĩa ntn?. HS: - Đồng âm: viết, đọc giống nhauđ nghĩa khác xa, không liên quan đến nhau. - Từ nhiều nghĩa: hiện tượng chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc (giữa nghĩa gốc với nghĩa chuyển có một nét nghĩa làm cơ sở chung). VD: Chân bàn, chân người, chân núi đ nét nghĩa chung: đều là bộ phận bên dưới của sự vật, gián tiếp với mặt đất. Hoạt động 3: Luyện tập. I, Thế nào là từ đồng âm: 1. Ví dụ: sgk /135. 2. Phân tích – nhận xét: - Lồng1: Nhảy dựng lên đ ĐT. - Lồng2: đồ vật bằng tre, nứa, kim loại, để nhốt chim, gia súc, gia cầmđ DT. *) Hai từ “lồng”: - Giống nhau về âm thanh - Khác xa nhau về nghĩađ đồng âm. 3. Ghi nhớ: SGK/135. II, Sử dụng từ đồng âm: 1. Ví dụ: Sgk /135. 2. Phân tích : Nhận xét. - Phân biệt từ đồng âm phải dựa vào ngữ cảnh. - Tách khỏi ngữ cảnh: “ khó hiểu theo hai nghĩa” đ chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, hoặc không dùng từ với nghĩa nước đôi. 3. Ghi nhớ2: /136. III, Luyện tập: Bài tập 1: - HS: xác định yêu cầu bài tập. - HS đọc lại “Bài ca.phá”. - Dựa theo mẫu, tìm từ đồng âm. - Chia nhóm HS: Mỗi nhóm làm hai từ ra bảng nhóm. - GV: + lớp: Chữa bài. - HS: Làm vào vở bài tập Ngữ văn. *) Cao: Cao 1: Cao hổ cốt (dt). Cao 2: Trời cao (tt). Cao 3: Cao ốc – Nhà nhiều tầng (dt). Cao 4: Cao quý – Có giá trị về mặt tinh thần (tt). *) Ba: Ba 1 – Bố (dt). Ba2 con chim (st). Phong ba3 (đt) – (Ba là: Sóng). *)Tranh: Tranh 1: Mái nhà tranh (dt). Tranh 2: Tranh giành (đt). *)Sang: Sang 1: Giàu sang (tt). Sang 2: Sang sông (đt). *) Nam: Nam 1: Nam nữ (dt). Nam 2: Phía nam (dt). *) Sức: Sức 1: Sức khỏe (sức: lực) – (dt). Sức 2: Sức nước hoa (đt). *) Nhè: Nhè 1: Khóc nhè. Nhè 2: Sao cậu cứ nhè tớ cậu nói?. Nhè 3: Nhè cơm ra. *) Tuốt: Tuốt 1: Tuốt lúa (đt). Tuốt 2: Về tuốt đi ! (tt). *) Môi: Môi 1: Môi miệng. Môi 2: Môi giới. Môi 3: Môi trường. Bài tập 2 : a) Tìm các nghĩa khác nhu của từ “cổ” . Giải thích mối liên hệ giữa chúng: - HS xác định được: Các nghĩa khác nhau tức là từ nhiều nghĩa. - HS tìm nghĩa của từ cổ đ Hiện tượng nhiều nghĩa: *) Cổ: Cổ 1: - Nghĩa chính: Bộ phận nối liền giữa thân và đầu người (đt). Các nghĩa chuyển: - Cổ 2 (Cổ tay, cổ chân): Bộ phận nối liền giữa cánh tay và bàn tay (Bắp chân và bàn chân). - Cổ 3: Bộ phận nối liền thân áo và phần vải bao quanh cổ (cổ áo). - Cổ 4: Bộ phận co lại nối liền miệng đồ vật với thân của vật đó (Cổ chai). b) Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ”. - Truyện cổ (Cổ: cũ xưa) - Đồ cổ Bài tập 3 Đặt câu có cặp từ đồng âm: (Mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm). - HS đặt câu theo nhóm ă 3 HS lên bảng. - GV: Chữa hoàn chỉnh. 4. Củng cố: Thế nào lat từ đồng âm? Cách sử dụng? 5. Hướng dẫn học bài: - Thuộc nội dung hai ghi nhớ, hoàn thành bài tập SGK. - Viết một đoạn văn ngắn , chủ đề tự chọn có sử dụng từ đồng âm. - Tiết sau học bài: Các yếu tố tự sự – Miêu tả trong văn biểu cảm V. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... --------------------------------------------------- Ngày soạn : 15.11.07 Tiết 44 Ngày giảng :19.11.07 Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm I. Mục tiêu - Giúp HS: - Hiểu được vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng. - Luyện tập vận dụng hai yếu tố đó. II.Chuẩn bị: - Thầy : SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, bảng phụ. - Trò : Học thuộc kiến thức về văn biểu cảm. III. Phương pháp : - Phương pháp diễn dịch, đàm thoại, vấn đáp, trao đổi, thực hành. - Hoạt động cá nhân, nhóm. IV. Tiến trình giờ dạy: 1, ổn đinh: 2, Bài cũ:? Luyện nói một đoạn văn: Cảm nghĩ về tình bạn? (HS nói theo giàn ý tiết trước: tiết 40) 3, Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. HS: đọc lại văn bản “Bài ca”. GV?: Xác định PTBĐ kết hợp trong văn bản? PTBĐ nào là chính? HS: TSự + M/tả +B/cảm đ B/cảm là chính. GV: Đây là một bài văn biểu cảm có sự kết hợp với PTBĐ Tsự và Mtả. GV? xác định PTBĐ ở 4 khổ thơ? HS - Đ1: Tsự +Mtả - Đ3: Mtả + Bcảm Đ2: Tsự + Bcảm - Đ4: Bcảm. GV? Chỉ ra các yếu tố tự sự – Miêu tả trong mỗi đoạn? HS: Hoạt động nhóm :Tìm yếu tố Tsự – Mtả trong mỗi đoạn. GV: Định hướng: - Đ1: Tự sự hai câu đầu Mtả: Ba câu sau - Đ2: Tsự: ba câu đầu Bcảm: Hai câu sau - Đ3: Mtả: sáu câu đầu Bcảm: Hai câu sau - Đ4: Bcảm trực tiếp GV? Nêu vai trò của các yếu tố tự sự- Miêu tả đối với bài thơ?. HS: Nêu ý kiến từng đoạn: - Yếu tố tự sự. Miêu tả ở : - Đ1: tạo bối cảnh chung đ để bộc lộ tâm trạng ở các khổ sau. - Đ2: kể lại việc cướp tranhđ tâm trạng ấm ức, bất lực. - Đ3: miêu tả nỗi bất hạnh phải gánh chịu trong đêm đ tâm trạng trằn trọc lo nắng không ngủ được. - Đ4 : Bộc lộ tình cảm , cảm xúc trực tiếp, niềm mong mỏi , ước mơ... GV: Chốt lại: Tự sư- miêu tảđ có vai trò gợi ra đối tượng biểu cảm, gửi gắm tình cảm, cảm xúc của người viết. Giúp ta hình dung ngôi nhà tranh bị gió thu phá ntn? đ bộc lộ được tình cảm, tâm trạng của tác giả. HS: - Đọc – nêu xuất xứ đoạn văn?. - trích hồi ký: “ Tuổi thơ im nặng” – Duy Kháng. GV: Giải nghĩa từ: - Thúng câu: thuyền hình tròn như cái thúng làm bằng tre. - Sắn thuyền: thứ cây có nhựa và sơ để xát vào thuyền nanđ nước không ngấm. GV?: Đây là một văn bản biểu cảm, hãy xác định đối tượng biểu cảm? - Để làm rõ đối tượng biểu cảm, người viết dùng phương thức nào? HS: - Đối tượng biểu cảm: người bố. - Phương thức biểu cảm: tự sự – miêu tả. GV?: Tìm và gạch chân bằng bút chì vào sgk những yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn?. HS: * Tìm: -sgk. - Yếu tố tự sự: + Đêm nào + Bố đi chân đất + Bố tất bật - Yếu tố miêu tả: + Những ngón chân + Gan bàn chân + Mu bàn chân GV?: Thông qua yếu tố tự sự miêu tả tác giả đã bộc lộ điều gì? Tìm đoạn văn thể hiện rõ trong điều đó? HS: - Qua tự sự, miêu tảđ bộc lộ tình cảm thương bốđ ở đoạn văn cuối cùng. GV?: Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả; yếu tố biểu cảm có bộc lộ được không? Nếu thiếu yếu tố miêu tả- tự sự , việc bộc lộ tình cảm sẽ khó khăn ntn? Giá trị của đoạn văn sẽ thay đổi ntn?. HS:- Không có tự sự, miêu tả vẫn có thể bộc lộ được tình cảm một cách trực tiếp. - Nhưng có tự sự miêu tảđtác dụng khơi gợi cảm xúc đ tình cảm được khơi gợi một cách , xúc động, hấp dẫn, thuyết phục. đ là cơ sở nền tảng để bộc lộ tình cảm thương bố ở đoạn văn cuối. GV?: Đoạn văn trên cho biết tác giả tự sự, miêu tả trực tiếp sự vật, con người thay qua hồi tưởng, như vậy, ở đây; tự sự- miêu tả chi phối cảm xúc hay cảm xúc chi phối tự sự- miêu tả?. HS: - Qua hồi tưởng đ Cảm xúc chi phối. GV: Chốt ghi. GV?: Tự sự – miêu tả trong văn biểu cảm khác tự sự- miêu tả trực tiếp (trong thể loại văn tự sư- miêu tả) ntn? (chú ý: mở đầu của mỗi đoạn khác nhau). HS: * Tự sự trong chuyện: Mở đầu là khoảng cáchđ người đọc hình dung . DB truyệnđ làm cho tình tiết câu truyện hấp dẫn và gay cấn. * Miêu tả trực tiếp: tái hiện lại một cách rõ ràng, cụ thể, đầy đủ về sự vật, con người, cảnh vật * Tự sự, miêu tả trong biểu cảm: Mục đích: + gợi ra đối tượng biểu cảm. + Gửi gắm cảm xúc. + Khêu gợi suy nghĩ, cảm xúc; bị cảm xúc chi phối. GV?: Khái quát lại vai trò của tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm?. HS: Phát biểu ý kiến. - Đọc ghi nhớ / 138. Hoạt động 2: Luyện tập GV?: Nêu yêu cầu bài tập 1? Để kể lại bài thơ cần nắm những yêu cầu gì?. HS: Xác định ngôi kể. - Sự việc chính trong bài thơ. - Bám sát yếu tố tự sự- miêu tả, biểu cảm trong mỗi đoạn văn. - Kể lại theo 4 sự việc chính. GV?: Có những sự việc chính nào?. HS: - Cảnh nhà tranh bị gió thu phá. - Trẻ thôn Nam cướp tranh của tác giả. - Nỗi khổ của nhà thơ trong đêm nhà tranh bị phá. - Ước mơ cao cả của nhà thơ. HS: Kể lại bài thơ: chú ý yếu tố tự sự- miêu tả- biểu cảm (kể theo nhómđ đại diện kể). GV: Nhận xét, bổ sung, HS: Đọc văn bản “kẹo mầm”. GV?: Đánh dấu bằng bút chì thứ tự các đoạn văn và cho biết có mấy đoạn văn? PTBĐ nổi bật ở mỗi đoạn văn?. HS: Tự bộc lộ. GV: Định hướng: + Đ1: kể- tả. + Đ2: kể. + Đ3: kể + biểu cảm. + Đ4: kể + tả + biểu cảm . + Đ5: kể . + Đ6: miêu tả qua hồi tưởng. + Đ7: cảm xúc về kẹo mầm- nỗi nhớ mẹ. GV? Dựa vào PTBĐ ở mỗi đoạn, viết thành một bài văn biểu cảm. - Chú ý: có thể thêm từ ngữ, câu văn biểu cảmđ hợp lý khi viết. HS: Mỗi nhóm viết một đoạn văn ra bảng nhóm (riêng nhóm 5: viết đoạn văn 5- 6). - Đại diện đọc đoạn văn của nhóm mình. GV: Chữa các nhóm: I, Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm: 1. Ví dụ: agk /137. 2. Phân tích và nhận xét: a. Văn bản: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. (131) - Đ1: + Tự sự 2 câu đầu. + Miêu tả 3 câu cuối. - Đ2: + Tự sự 3 câu đầu. + Biểu cảm 2 câu sau. - Đ3: + Miêu tả: 6 câu đầu. + Biểu cảm 2 câu sau. - Đ4: + Biểu cảm trực tiếp. đ Tự sự , miêu tả là phương tiện gợi ra đối tượng biểu cảmvà gửi gắm tình cảm, cảm xúc của người viết. b. Đoạn văn: sgk /137 - Yếu tố tự sự – miêu tả: + Hồi tưởng là nền tảng để bộc lộ cảm xúc, khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối. II, Luyện tập Bài tập 1. - Kể lại bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. Bài tập 2: - Văn bản “Kẹo mầm” - Dựa vào văn bản trên viết thành một bài văn biểu cảm. 4. Củng cố: - GV: Đưa bài tập trắc nghiệm lên bảng phụ: bài tập 1 (SBT ngữ văn 7- T1 /73). - HS: Lựa chọn câu đúng: a, c, d,e. 5. Hướng dẫn học bài: - Nắm trắc nội dung ghi nhớ: Hoàn thành bài tập sgk; BT 2 (SBT ngữ văn 1/73). - Tiết sau: Soạn: Cảnh khuya, Rằm tháng riêng: - Đọc kỹ văn bảnđxác định thể loại, đặc điểm thể loại có gì giống và khác với thơ Đường luật, trả lời câu hỏi đọc hiểu Sgk. V. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: