Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 12

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 12

I. Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp HS:

 - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện qua 2 bài thơ.

 - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của 2 bài thơ.

 - Thấy được năng lực của mình trong bài văn biểu cảm.Tự đánh giá được ưu, nhược điểm của bài viết, biết sửa chữa những nhược điểm mắc phải. Rút kinh nghiệm cho bài làm sau.

II. Chuẩn bị :

 - Thầy : Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, chấm bài TLV.

 - Trò : Học bài cũ , soạn bài mới theo CHĐH Văn bản .

III. Phương pháp :

 - Phân tích, bình giảng, trao đổi, thảo luận nhóm, cá nhân.

IV. Tiến trình giờ dạy:

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17.11.07 Tuần 12 – Bài 11; 12 Ngày giảng : Tiết 45, 46. 	
 Văn bản:
Cảnh khuya. Rằm tháng riêng.
 (Hồ Chí Minh).
Trả bài Tập làm văn số 2.
I. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp HS:
 - Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện qua 2 bài thơ.
 - Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của 2 bài thơ.
 - Thấy được năng lực của mình trong bài văn biểu cảm.Tự đánh giá được ưu, nhược điểm của bài viết, biết sửa chữa những nhược điểm mắc phải. Rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
II. Chuẩn bị :
 - Thầy : Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, chấm bài TLV.
 - Trò : Học bài cũ , soạn bài mới theo CHĐH Văn bản .
III. Phương pháp :
 - Phân tích, bình giảng, trao đổi, thảo luận nhóm, cá nhân.
IV. Tiến trình giờ dạy:
 1. ổn định:
 2.Bài cũ: - Thuộc lòng bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
 - Cảm nhận về bài thơ?.
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả- tác phẩm:
HS: Quan sát phần chú thích đấu sao sgk.
GV?: Trình bày những nét cơ bản, đáng ghi nhớ về tác giả Hồ Chí Minh?.
HS: Trả lời dựa theo chú thích sgk.
GV: Khái quát những nét cơ bản và ghi bảng.
GV?: 2 bài thơ “ Cảnh Khuya”, “ Rằm tháng Giêng” được viết trong hoàn cảnh nào?.
HS: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
GV: Ghi bảng. Lưu ý: Mốc thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản “Cảnh Khuya”.
GV: Hướng dẫn HS đọc bài: lưu ý ngắt nhịp chính xác C1: 3/4; C4: 2/5.
HS: Đọc bài.
GV?: Xác định thể thơ của bài thơ? Nêu đặc điểm về thể thơ đó? ( Số chữ, số câu, cách gieo vần, ngắt nhịp, bố cục).
HS: Dựa vào đặc điểm thơ tứ tuyệt để phát biểu ý kiến.
GV: Chú ý: nhịp ở C1; C4 có khác so với nhịp của thơ tứ tuyệt Đường luật.
GV?: Đọc và nêu khái quát nội dung 2 câu thơ đầu?.
HS: Phát biểu như bảng ghi.
GV?: Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng được miêu tả qua những chi tiết nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng nghệ thuật của nó?.
HS: - Hình ảnh so sánh ở C1.
 - Phép điệp từ ở C2.
GV: Gợi ý:
GV?: Cách miêu tả âm thanh tiếng suối ở C1 có gì độc đáo?
HS: Tự bộc lộ:
GV: Định hướng.
- Âm thanh tiếng suối- so sánh với tiếng hát xa ngọt ngào, trong trẻo, vang vọng trong đêm trăng thanh tĩnhđ một sự so sánh đặc sắc khác với cách so sánh thông thường chúng ta thường gặp trong các bài thơ khác (Nguyễn Trãi- Côn Sơn Ca- suối- đàn cầm).
- Cách so sánh đó làm âm thanh của thiên nhiên trở lên gần gũi, thân mật và trẻ trung, ấm áp .
đ âm thanh đó như thấm ngay vào lòng người.
GV?: Em hiểu điệp từ “lồng” trong câu thơ thứ 2 ntn?
HS: Lồng: đan xen, gài, quấn quýt vào nhau.
GV?: Nhận xét hình ảnh thơ trong C2 và tác dụng của cách sử dụng động từ “lồng”?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Định hướng:
- Hình ảnh thơ đẹp, vẻ đẹp cổ điển, lãng mạn; phép điệp tưd “lông” được sử dụng đặc sắcđ tạo nên một bức tranh nhiều tầng, lớp; (cao- thấp, sáng- tối, hòa hợp, quấn quýt) mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, chỗ đậm, chỗ nhạtchỉ có 2 màu sáng- tối, đen- trắng mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc.
GV?: Cảm nhận về vẻ đẹp của đêm trăng rừng trong 2 câu thơ đầu?.
HS: Phát biểu như bảng chính.
GV: Bổ sung:
- Câu đầu là vẻ đẹp của âm thanh; C2 là vẻ đẹp của hình ảnh. C1 thì có nhạc; C2 lại có họa. Đúng là: thi trung hữu nhạc và thi trung hữu họa.
GV?: Đọc và nêu nội dung 2 câu sau? .
GV?: Từ nào được lặp lại ở 2 câu này? tác dụng của sự lặp lại đó trong việc biểu hiện tâm trạng?
GV: Gợi ý: từ nào được đặt ở cuối câu 3 nhưng lại lặp lại ở đầu câu 4? Cách lặp đó có ý nghĩa như thế nào khi câu 3 có vai trò là câu chuyển; Câu 4 là câu kết.
HS: Thảo luận- tự bộc lộ.
GV: Định hướng:
Điệp ngữ “chưa ngủ” như một bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng một con người và cũng là thể hiện sự biến chuyển vừa bất ngờ, vừa tự nhiên của tâm trạng đóđ bộc lộ chiều sâu của nhân vật trữ tình.
GV?: Em hiểu như thế nào về tâm trạng của tác giả ở 2 câu cuối bài thơ?.
HS” Thảo luận, phát biểu ý kiến.
GV: Định hướng:
- Câu 3 thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Đó là sự rung động, niềm say mê trước vẻ đẹp của đêm trăng giữa đại ngàn văn bản.
- Câu 4 bất ngờ mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: thao thức chưa ngủ vì còn lo đến vận mệnh của đất nước. Hay chính là thức đến canh khuya để lo việc nước mà Người đã bắt gặp cảnh trăng rừng tuyệt đẹpđ Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bácđ sự hòa hợp, thống nhất giữa nhà thơ (thi sĩ) và người chiến sĩ trong con người Bác,
GV: Bình: Có thể nói: Cảnh và tình trong bài thơ đan cài, xen kẽ vào nhau khá độc đáo, Trong cảnh có tình, trong tình có cảnh. Bài thơ là sự minh chứng cho ngòi bút tài hoa và sự hài hòa, tuyệt diệu trong tâm hồn Bác.
Hoạt động 3: Phân tích văn bản :Rằm Tháng Riêng”
GV: Hướng dẫn đọc bài: chậm rãi, thanh thản, sâu lắng.
HS: Đọc cả 3 phần.
GV?: Thể thơ? So sánh thể thơ bản phiên âm và bản dich?
GV: Văn bản theo sát mô hình cấu trúc thơ tứ tuyệt, kể cả cách ngắt nhịp các dòng thơ.
- Bản dịch theo sát từng câuđ chuyển thành thơ lục bát có thêm những tính từ miêu tả (lồng lộng ở câu 1; bát ngát và ngân nga ở câu 4), một số từ dịch không sát nghĩa làm cho ý tứ của câu thơ có chỗ bị thiếu hoặc sai lạc (kim dạ, chính viên, xuân thủy, yên ba thâm xứ)
GV?: Bài thơ khiến em nhớ đến tứ thơ, câu thơ nào trong thơ cổ Trung Quốc? (thơ trữ tình Trung Quốc- phiên âm).
HS: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (Phong kiều dạ bạc- Trương Kế).
GV: Bài thơ đã sử dụng nhiều chất liệu cổ thi nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minhđ bài thơ mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần thời đại mới.
GV?: Đọc- nêu nội dung 2 câu đầu?.
GV?: Cách miêu tả không gian mùa xuân trong 2 câu thơ đầu được thể hiện bằng nghệ thuật đặc sắc nào? Nhận xét cách miêu tả ấy?.
HS: Điệp từ “Xuân” đ lặp lại 3 lầnđ sức sống mùa xuân đầy ắp, dâng trào.
GV?: Cảm nhận về không gian mùa xuân ở (C2) và 2 câu thơ?.
HS: Không gian mùa xuân được mở ra không có giới hạn.
+) Bầu trời cao rộng, trong trẻo và nổi bật hơn cả là vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng xuống khắp đất trời đúng vào đêm rằm tháng giêng.
+) Khoảng cách không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống kỳ diệu, lan tỏa, bao phủ khắp đất trời, vũ trụ: “ Xuân giang ... xuân thiên”. Con sông, mặt nước, tiếp liền với bầu trời. Trong nguyên văn chữ hán có 3 từ xuânđ lặp lạiđ nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống mùa xuân đang tràn ngập đất trời.
GV?: Bức tranh mùa xuân đã nói hộ tình cảm gì của tác giả?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Khái quát, chốt ghi:
- Thể hiện tinh tế, niềm vui, tự hào của nhà thơ, sau tin chiến thắng ở chiến dịch Việt Bắc thu đông (1974). Điều đó đã đem đến cho nhà thơ niềm tin, niềm vui mới với cái nhìn phơi phới sức xuân của đất trời.
GV?: Hai câu thơ cuối miêu tả điều gì?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Hai câu cuối nói lên đời sống phong phú, sôi nổi của thi nhân: Câu 3 chuyển sang một ý thơ mới: từ tả cảnh chuyển sang nói về hoạt động của Bác trong đêm rằm ấy.
GV?: Hình ảnh con người ở đây được miêu tả ntn?
HS: Trên con thuyền bồng bềnh, những người chiến sĩ cách mạng đang bàn việc quân giữa nơi khói sóng sâu kín nhưng họ lại như những tao nhân mặc khách “thưởng nguyệt” giữa không gian tràn ngập mùa xuân.
GV?: Hình ảnh thơ nào là đặc sắc nhất trong câu thơ cuối? Cảm nhận của em về hình ảnh này?.
HS: Tự bộc lộ.
GV: Định hướng:
- Hình ảnh “ Bán dạ quy lai” là một hình ảnh thơ bất ngờ và độc đáo: hình ảnh vầng trăng ở đây được nhân cách hóa và con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền thi nhân, con thuyền thơ.đ sự kết hợp giữa tâm hồn chiến sĩ và thi sĩ.
GV?: 
- Nghệ thuật đặc sắc của 2 câu thơ cuối? (hình ảnh thơ, biện pháp nghệ thuật được sử dụng, giọng điệu).
- Cảm nhận về hình ảnh con thuyền và vầng trăng trong 2 câu cuối?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Con thuyền và vầng trăng là những hình ảnh được nói nhiều trong thơ cổ. Nếu trăng mộng tưởng thì con thuyền trăng của Hồ Chí Minh là con thuyền kháng chiến, đang hướng về ánh trăng- hình ảnh của chiến công, của thắng lợi, của ngày mai tươi sáng, tràn đầy niềm tin tưởng lạc quan.
GV?: Qua 2 bài thơ, em có nhận xét gì về phong thái của Hồ Chí Minh? hãy lấy dẫn chứng chứng minh?
HS: Phát biểu ý kiến như bảng chính.
GV: định hương/ sgv Ngữ văn 7 –T1 /160.
Hoạt động 4: Tổng kết.
GV?: Khái quát những nét giống và khác nhau giữa 2 bài thơ về nội dung và nghệ thuật?
HS: 
*) Giống:
- Chủ đề: Trăng.
Hai bài thơ đều sáng tác trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Thể hiện: Tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu đất nước.
Phong thái ung dung
- Nghệ thuật: - Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính gợi tả, gợi cảm.
- Biện pháp cổ điển+ hiện đại.
*) Mỗi bài có nét đẹp riêng:
- Bài 1: Cảnh trăng rừng lồng 
 Cảnh trăng ngân ... (sgv hoạt động 5 /161)
HS: Đọc ghi nhớ /143.
Hoạt động 5: Luyện tập:
GV: Hướng dẫn HS hoàn thành nội dung luyện 
tập sgk/
I, Tìm hiểu tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 – 1968).
- Lãnh tụ vĩ đại của Dân tộc và cách mạng Việt Nam.
- Nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm:
- Viết ở chiến khu Việt Bắc:
+ Cảnh khuya: 1947.
+ Rằm tháng Giêng: 1948.
II, Phân tích vănbản:
A. Bài thơ Cảnh khuya.
1. Đọc bài thơ:
2. Thể thơ:
- Thất ngôn tứ tuyệt 
3. Phân tích:
* Hai câu đầu: Vẻ đẹp của cảnh trăng rừng.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc và độc đáo tiếng suối – tiếng hát xa.
đ Nổi bật âm thanh của tự nhiên gần gũi, trẻ trung có sức sống.
- Điệp từ “lồng” 
- Hình ảnh thơ đẹp : trăng, cây, lá, hoa.
đ Tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, hình khối và đường nét đa dạng.
 Bức tranh đẹp, sống động, lung linh, ấm áp, hòa hợp.
* Hai câu cuối: Hình ảnh con người .
- Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai phía của tâm trạng:
+ Rung động, say mê cảnh đẹp tự nhiên.
+ Nỗi lo việc nướcđ sự kết hợp hài hòa, thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ và tâm hồn chiến sĩ trong vị lãnh tu.
B. Bài thơ Rằm tháng Giêng:
1. Đọc bài:
2, Thể thơ:
- Nguyên tác chữ Hán.
- Thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Bản dịch thơ lục bát.
3. Phân tích
* Hai câu đầu: vẻ đẹp của không gian mùa Xuân.
- Điệp từ “Xuân” đ sức sống mùa xuân đầy ắp, dâng trào.
ă Không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống mùa Xuân 
ăNiềm vui, tự hào, say sưa của tác giả.
* Hai câu cuối:Hình ảnh con người :
- Vẻ đẹp của con người.
- Bàn việc quân.
- Hình ảnh: con thuyền tràn đầy ánh trăngđ bất ngờ độc đáo.
NT: 
- Kết hợp vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ và thi sĩ.
- Hình ảnh thực LM, bút pháp cổ điển + hiện đại.
- Giọng thơ thanh thoát, vút lên ở câu cuối.
đ Phong thái ung dung, lạc quan, yêu tự nhiên, yêu đất nước, tâm hồn thanh cao.
III, Tổng kết
- Sgk/143
IV, Luyện tập
Hoạt động 6: Trả bài Tập làm văn số 2 
Bước 1: Tìm hiểu đề bài.
- Thể loại: biểu cảm.
- Đối tượng: loài cây em yêu.
- Cách biểu cảm: viết thành một văn bản.
 +Trực tiếp.
 + Gián tiếp qua tự sự- miêu tả.
Bước 2: Tìm ý , lập dàn ý : 
 HS: thảo luận- xây dựng dàn ý đại cương:
 MB: - Nêu loài cây em yêu thích
 - Lý do em yêu thích loài cây đó
 TB: 
 * Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây.
 - Miêu tả đặc điểm, hình dạng, lá, hoa, thân cây.
 - Những điểm ấy gợi cảm xúc gì (-) lòng người viết .
 * Loài cây ấy trong cs của mọi ngời. 
 - Vai trò ý nghĩa của loài cây với mọi ngời -> gợi liên tưởng suy nghĩ. 
 - cảm xúc, đánh giá về nó.
 * Loài cây yêu thích đối với cuộc sống của em.
	 - Kỷ niệm gắn bó thời quá khứ (hồi tưởng) .
	 - ý nghĩa đối với em trong cuộc sống hiện tại.
 KB: - Tình cảm của em đối với loài cây đó.
	 - Mong ước.
Bước 3 : Nêu biểu điểm:
- Giáo viên trả bài- nêu biểu điểm.(Tiết 31,32 )
- Học sinh: đối chiếu với bài viết của mình.
Bước 4 : Nhận xét bài viết.
 1. Ưu điểm:
 - Nắm được phương pháp làm bài.
 - Biết XD 1 bài văn đủ 3 phần : MB, TB, KB.
 - Diễn đạt tương đối lưu loát , ít sai lỗi chính tả.
 - Một số em viết cảm xúc : Thái Hưng, Hương Giang, Thanh Hiếu .
 - Trình bày sạch sẽ.
 2. Nhược điểm:
 - Vẫn có em sa vào kể chuyện nhiều , ít yếu tố biểu cảm .
 - Sử dụng biện pháp tu từ còn vụng .
 - Diễn đạt lủng củng , chưa lưu loát, sai chính tả.
 - Hình thức : còn dập xoá , viết không có lề, chữ cẩu thả.
Bước 5 : Chữa các lỗi tiêu biểu:
1. Lỗi chính tả.
- trọi gà - trò trơi ( Cẩm linh ) - xần xùi ( Hồng Hà ) Viết tắt : h/s ( Quân)
- ôm trầm ( Hoàng Ngọc )
- HS: tự chữa vào vở
- GV: kiểm tra việc sửa chữa.
2. Lỗi dùng từ, diễn đặt, câu: 
GV: đưa một số lỗi tiêu biểuđ HS: xác định loại lỗi- chữa.
Lỗi sai trong bài
Loại lỗi
Chữa đúng
 Cây phượng là loại cây em yêu quí nhất vì nó gắn liền với tuổi thơ chúng em.( Vũ Hưng )
Lặp từ
Bỏ từ chúng em.
 Những vị ngọt của quả ( khế ) thì từ đôi môi cảm nhận, lưỡi cảm nhận rồi qua cổ họng rồi xuống bụng. Những vị ngọt đi qua cơ thể và đọng lại một vị ngọt.( Hoàng Ngọc )
Lặp từ
Diễn đạt lủng củng.
Cần sắp xếp lại từ ngữ cho phù hợp .
 Và lúc này em muốn hét thật to“Tao yêu mày , hoa học trò mến yêu!”
( Tuấn Anh )
Lặp từ 
Dùng từ
Bỏ từ bị lặp 
Thay tao mày bằng tôi bạn .
 Tôi ngồi trong lớp nhìn ra ngoài thấy cây đã rụng hết lá như cây không có quần áo ấm để mặc như chúng tôi.
( Ngọc Nam )
Diễn đạt, dùng phép so sánh quá vụng về
Cần sửa cách diễn đạt.
 Chẳng còn ai nghe được tiếng cười, vui chơi của các bạn học sinh. Cây phượng thút thít khóc một mình .
Nhân hoá vụng 
... Cây phượng dường như rất buồn bã.
Bước 6 : Thông báo kết quả:
Điểm 9: 7em - Điểm 7: 14 em - Điểm 5 : 2 em.
Điểm 8: 16 em - Điểm 6: 4 em 
 4. Củng cố:
- Chốt lại ND, Kiến tức của hai bài thơ .
- Để làm tốt một bài văn biểu cảm, cần chú ý những gì? 
 + Nội dung biểu cảm (trực tiếp và gián tiếp)
 + Hình thức biểu cảm (qua 4 cách lập ý)
 + Bố cục (gọn, rõ, đầy đủ). 
 5. Hướng dẫn học bài:
 - Thuộc lòng 2 bài thơ, nêu nội dung và nghệ thuật. 1. Ôn lại phương pháp làm bài văn biểu cảm.
 - Chữa các lỗi sai trong bài.
 - Tiết sau: Kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết.
E.Rút kinh nghiệm .............................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: .11.07 Tiết 47
Ngày Kiểm tra : 11.07
Kiểm tra tiếng việt
I.Mục tiêu 
 - Kiểm tra kiến thức của HS về phần tiếng việt đã học từ đầu năm đến nay.
 - HS vận dụng kiến thức đã học và thực hành bài viết hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị :
 - Thầy : Đề kiểm tra, đáp án , biểu điểm .
 - Trò : Ôn tập các kiến thức TV.
III. Phương pháp :
 - Giáo viên giao đề- nêu yêu cầu làm bài.
 - HS làm bài, giáo viên theo dõi, nhắc nhở.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1.ổn định: 
 2. Giáo viên bàn giao đề cho HS. 
 3.HS làm bài.
 GV: theo dõi, nhắc nhở các thao tác cần thiết.
 4.Thu bài của HS.
 Nhận xét, đánh giá ý thức làm bài.
 * Hướng dẫn học bài:
 - Ôn tập phần Tiếng Việt đã học.
 - Tiết sau: Học bài Thành Ngữ.
V. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
kiểm tra Tiếng việt lớp 7 , tiết 47.
Họ và tên học sinh:................................................ Lớp :...........
Điểm 
 Lời phê của cô giáo Chữ kí của phu huynh 
Đề bài :
Phần trắc nghiệm :
--------------------------------------------------
Ngày soạn : . 11. 07 Tiết 48 
Ngày giảng : .11.07
Thành ngữ
I. Mục tiêu : 
 - Giúp HS:
 - Hiểu được đặc điểm và cấu tạo (của), ý nghĩa của thành ngữ.
 - Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
 - Thầy :Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, bảng nhóm.
 - Trò : Học thuộc bài cũ, làm đủ BT.
III. Phương pháp :
 - Phương pháp quy nạp; vấn đáp; hoạt động nhóm, cá nhân; thực hành.
IV. Tiến trình giờ dạy:
 1.ổn định:
 2. Bài cũ:
 - Từ nào là từ đồng âm trong các ví dụ sau:
a. Cải lão hoàn đồng.
b. Nhi đồng.
c. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
 - Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm? (ghi nhớ /sgk).
 - Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?.
- Đồng âm: Nghĩa không liên quan đến nhau.
- Nhiều nghĩa: Các nghĩa có liên quan với nhau theo cơ chế chuyển nghĩa
III, Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo của thành ngữ.
HS: Quan sát VD sgk- chú ý cụm từ “lên thác xuống ghềnh”
GV?: Có thể thay thế (cụm) một vài từ trong cụm từ này bằng những từ ngữ khác được không? Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ này được không? Có thể thay đổi vị trí các từ trong cụm từ được không? Vì sao?
HS: Trao đổi, thảo luận, trả lời.
GV: Kết luận: khó có thể, không thể: thay đổi, chêm vào
Vì: cụm từđ dài dòng, thiếu sự súc tích, gãy gọn; nghĩa của cụm từ sẽ không rõ và bị thay đổi.
GV?: Giải nghĩa cụm từ “lên thác xuống gềnh”? nhận xét nghĩa của nó?
HS: Gặp nhiều gian truân, vất vảđ biểu đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh.
(2) GV: (Hãy) rút ra kết luận (về): “lên thác xuống ghềnh” là thành ngữ.
(1) GV?: Nhận xét về đặc điểm, cấu tạo của cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”?
HS: 
GV: Chốt ghi: (Cấu tạo: cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh)
GV?: Thành ngữ là gì?
HS: Trả lời theo ghi nhớ 1 /143.
GV?: Giải thích nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”?
HS: Rất nhanh, thoắt một cái, (đã làm gọn một việc gì đó)
GV?: từ nghĩa của thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” và “Nhanh như chớp” hãy nhận xét về cách tìm hiểu nghĩa của thành ngữ?
HS: Phát biểu ý kiến (đặc điểm 2- ghi nhớ /sgk).
GV: Chốt ghi: - Kết luận về 2 đặc điểm của thành ngữ.
HS: Đọc ghi nhớ /sgk.
GV: Đưa bài tập nhanh lên bảng phụ:
Nhóm I:
- Tham sống sợ chết.
- Bùn lầy nước đọng
- Mưa to gió lớn.
- Mẹ góa con côi.
- Năm châu bốn biển.
Nhóm II:
- Lên thác xuống ghềnh.
- Ruột để ngoài da.
- lòng lang dạ thú.
- Rán sành ra mỡ.
- Khẩu phật tâm xà.
GV?: Nghĩa của 2 nhóm thành ngữ được hiểu theo cách nào?
HS: Nhóm I: Trực tiếp suy ra từ nghĩa đen.
Nhóm II: Nghĩa hàm ẩn.
GV?: Lấy VD về thành ngữ? Nêu cách hiểu về nghĩa?
HS: 
GV: Chữa, bổ sung hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ:
GV: Ghi bảng phụ 2 Vd phần I.
HS: đọc VD.
GV?:
Xác định vai trò ngữ pháp của 2 thành ngữ?
HS: Phát biểu ý kiến.
GV: Kết luận- chốt ghi.
GV?: Thành ngữ có thể giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
GV?:Thử thay thế các thành ngữ trên bằng những cụm từ đồng nghĩa?
HS: Bảy nổi ba chìm bằng long đong, lận đận (người phụ nữ)
- Tắt lửa tối đèn bằng khó khăn, hoạn nạn (có nhau)
GV?: Cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?
HS: Thảo luận- trả lời.
GV: Kết luận- chốt ghi.
GV?: Kết luận về cách sử dụng thành ngữ?
HS: Kết luận- đọc ghi nhớ /sgk.
Hoạt động 3: Luyện tập:
1. Tìm và giải nghĩa thành ngữ.
a. Sơn hào hải vị: những món ăn ngon có trên núi và dưới biển.
- Nem công trả phượng: Những món ăn sang trọng, quý, hiếm.
b. Khỏe như voi: rất khỏe, ví như sức voi.
- Tứ cố vô thân: Đơn độc, trơ trọi một mình, không có người quen biết.
c. Da mồi tóc sương: Chỉ những người đã về già (tóc bạc, da có những lốm đốm chấm nâu nhạt như đồi mồi).
2. Hoạt động nhóm:
- Nhóm 1: Con rồng cháu tiên:
Nhóm: ếch ngồi đáy giếng.
- Nhóm 3: Thầy bói xem voi.
3. Điền thêm yếu tố để thành ngữ trọn vẹn: Bài tập nhanh (một HS)
4. Sưu tầm các thành ngữ chưa được giải thích trong sgk.
GV: Hướng dẫn HS làm bài ở nhà.
I, Thế nào là thành ngữ:
1. Ví dụ: sgk /143.
2. Phân tích và nhận xét:
*Cụm từ: lên thác xuống ghềnh.
- Cấu tạo: Cố định
- Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
đ Thành ngữ.
* Nghĩa của thành ngữ:
- Hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
- Thông qua phép chuyển nghĩa (AD, so sánh).
II, Sử dụng thành ngữ:
1. Ví dụ: (sgk /144).
2. Phân tích và nhận xét
* Vai trò ngữ pháp của thành ngữ:
- “Bảy nổi ba chìm” VN.
- r”Tắt lửa tối đèn” phụ ngữ của DT “khi”.
- Thành ngữ: cô đọng, hàm xúc, gợi liên tưởng; tăng tính hình tượng, tính biểu cảm trong diễn đạt.
3. Ghi nhớ: sgk /144.
III, Luyện tập:
IV: Củng cố:
- Tìm những thành ngữ trong các văn bản đã học?
+ Lên thác xuống ghềnh (CD)
+ Bảy nổi ba chìm (Theo Hồ Xuân Hơng)
V: Hớng dẫn học bài:
1. Hoàn chỉnh bài tập- sgk; thuộc nội dung ghi nhớ.
2. Sạon: Cách làm bài văn biểu cảm.
Tiết sau: Trả bài văn- tiếng việt.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 45.doc