Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 4

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 4

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

 - Kiến thức:Nắm được ý nghĩa và nội dung một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề than thân.

 - Kỹ năng:Đọc và phân tích các bài ca dao.

 - Thái độ:Yêu thích thể ca dao.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: SGK,SGV, TK bài dạy NV7; Tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 - Trò: Học thuộc bài cũ. Soạn bài mới theo CHĐH trong SGK.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp diễn dịch, vấn đáp, họat động nhóm, cá nhân, trao đổi, tích hợp.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 19 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009 Tuần 4 
Ngày giảng:.././2009 Bài 4: Văn bản Tiết 13
Những câu hát than thân
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Kiến thức:Nắm được ý nghĩa và nội dung một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề than thân.
 - Kỹ năng:Đọc và phân tích các bài ca dao.
 - Thái độ:Yêu thích thể ca dao.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK,SGV, TK bài dạy NV7; Tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò: Học thuộc bài cũ. Soạn bài mới theo CHĐH trong SGK.
C. phương pháp
- Phương pháp diễn dịch, vấn đáp, họat động nhóm, cá nhân, trao đổi, tích hợp.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước? Nêu cảm nhận của em qua 4 bài ca dao đó?
 III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động1: Đọc, tìm hiểu chú thích.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Rõ ràng, chậm, buồn.
Lưu ý các mô típ: Thân cò, thương thay, thân em, đọc nhấn giọng hơn.
GV: Đọc mẫu VB
? Trong bài có từ nào không hiểu? Hãy dựa vào chú thích để giải thích?
HS: Lưu ý chú thích 2,5,6 ,1.
Hoạt động 2: Phân tích VB
? Vì sao có thể xếp 3 bài CD vào 1 nhóm ?
HS : Đều là những câu CD: than thân trách phận cơ cực cay đắng.
? Cho biết nội dung cụ thể của từng bài?
HS: - Bài 1: than thân con cò.
Bài 2: nói về thân phận tằm, kiến, hạc, cuốc.
Bài 4: nói về thân phận trái bầu.
? Từ 3 bài ca dao trên, em hiểu thế nào là câu hát than thân?
HS: Là những câu hát mượn chuyện con vật nhỏ bé để giãi bày nội chua xót, đắng cay cho cuộc đời khổ cực của những kiếp người bé mọn trong xã hội cũ.
? PTBĐ chính của VB Những câu hát ... là gì? 
HS: Biểu cảm + Miêu tả.
HS : Đọc bài CD 1
? Hình ảnh nào được miêu tả trong bài CD 1? 
( con cò)
? Cuộc đời con cò được diễn tả qua những từ ngữ nào?
HS : - Lận đận 1 mình.
 - Lên thác xuống ghềnh.
 - Bể đầy ao cạn – gầy cò con.
GV: Gạch chân từ lận đận, thác ghềnh, bể đầy ao cạn yêu cầu HS giải thích.
? Lận đận thuộc từ loại nào? nó được giải thích theo cách nào?
HS: Từ láy bộ phận, được giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa.
? Cuộc đời lận đận của cò được diễn tả như thế nào trong bài?
HS: Một mình kiếm ăn nơi nước non ghềnh thác nhưng cò vẫn gầy gò khi bể cạn, ao đầy.
- Thác ghềnh là nơi chắn ngang dòng nước chảy xiết, kiếm ăn nơi đó rất khó khăn, trắc trở, nguy hiểm.
GV: Con cò khó nhọc, vất vả vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái. Một mình phải lận đận giữa nước non, thân cò gầy guộc mà phải lên thác xuống ghềnh. Nó gặp nhiều cảnh “bể đầy, ao cạn” ngang trái, khó nhọc và kiếm sống một cách vất vả.
? Vì sao người nông dân xưa thường dùng hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình?
HS: - Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, cò gần gũi với người nông dân hơn cả. Khi cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ: cò lặn lội theo luống cày, cò bay trên cánh đồng lúa, cò đứng bên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh.
 - Cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời và phẩm chất người nông dân: gắn bó với đồng ruộng, lăn lộn sớm hôm, lam lũ, chịu thương chịu khó kiếm sống.
? Hình ảnh con cò thường được người nông dân thời xưa mượn để diễn tả cuộc đời và thân phận của mình. Đó là biện pháp nghệ thuật gì? Nó có tác dụng như thế nào?
HS: Tự bộc lộ (bảng chính)
GV: Dân gian đã phát hiện ra những điểm tương đồng giữa cò-con vật quen thuộc với người nông dân lam lũ: nhỏ bé, đơn độc, cặm cụi làm ăn nhưng cuộc sống thất thường, khó nhọc. Cách nói ẩn dụ vừa chính xác sinh động, vừa dễ hiểu, xúc động lòng người.
Nghệ thuật: -Từ láy gợi tả lận đận, nghệ thuật đối lập giữa : 
*Nước non rộng lớn - cò 1 mình đơn côi.
* Lên thác - xuống ghềnh.
* Bể đầy - với ao cạn.
gHình ảnh con cò là biểu tượng chân thực về số phận bất hạnh của người nông dân trong XH cũ.
? Có nhiều bài ca dao dùng hình ảnh con cò diễn tả cuộc đời, số phận người nông dân. Em hãy tìm 1 số bài CD có nội dung như thế?
HS: - Cái cò mà đi ăn đêm
 - Cái cò lặn lội bờ sông
 - Cái cò đi đón cơn mưa
 - Trời mưa  con ốc nằm co, con tôm đánh đáo con cò kiếm ăn
GV: Sau này Tú Xương trong bài Thương vợ cũng mượn hình ảnh con cò để nói về nỗi nhọc nhằn, vất vả của vợ ông: " Lặn lội thân cò"
- Vất vả, lam lũ quanh năm mà vẫn Nghèo từ ngã 7 ngã 3 nghèo về. Ai đã gây ra nỗi bất hạnh đó?
HS: Quan sát 2 câu ca dao cuối.
? Từ "ai" ở đây có ý nghĩa gì?
HS:- "Ai": Đại từ phiếm chỉ, ám chỉ thế lực đã khiến cho cò lận đận, nhọc nhằn, vất vả.gTố cáo lên án XH phong kiến.
- Nghệ thuật: sử dụng điệp từ, câu hỏi tu từ.
GV Bình: Bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc: Những hình ảnh đối lập thể hiện nghịch lí trong cuộc đời con cò, cũng chính là cuộc đời người lao động ngày xưa: Một mình phải đối mặt với biết bao biến động ở đời ( bể đầy, ao cạn). Kết hợp với phép đối lập là các từ ghép, từ láy, từ gợi tả đặc biệt là câu hỏi tu từ ở cuối bài, bài ca dao bộc lộ tâm trạng buồn thương, ngao ngán. Mỗi dòng là tiếng than, tiếng thở dài chua xót. Do đó ngoài nội dung than thân, bài ca dao còn có nội dung phản kháng, tố cáo XHPK chống áp bức bất công.
HS: Đọc bài CD 2
? Bài ca 2 là lời than dành cho hai nỗi khổ: nỗi khổ của những cuộc đời phiêu bạt oan trái và nỗi khổ của những cuộc đời lao động vất vả nhưng hưởng thụ chẳng là bao. Hãy lựa chọn những câu ca tương ứng?
HS: - Lời than về nỗi khổ của những cuộc đời phiêu bạt oan trái: hai câu sau.
- Lời than về nỗi khổ của những cuộc đời lao động vất vả nhưng hưởng thụ chẳng là bao: hai câu đầu.
? Cuộc đời tằm và kiến được hình dung và thể hiện như thế nào qua lời ca 1 và 2?
HS: - Tằm: suốt đời chỉ ăn lá dâu, cuối đời phải dứt ruột tận cùng để làm thành tơ quý cho người.
- Kiến: loài vật nhỏ bé nhất, cần ít thức ăn nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày.
? Đó là những cuộc đời như thế nào?
HS: - Hi sinh nhiều, hưởng thụ ít.
- Kiếm sống triền miên, vất vả nhưng hưởng thụ ít.
? Theo em, trong ca dao con tằm và cái kiến là biểu tượng cho loại người nào trong xã hội mà dân gian tỏ lòng thương cảm?
? Em có hình dung như thế nào về hình ảnh hạc trong hai câu ca?
HS: Cánh chim muốn tìm nơi nhàn tản, phóng khoáng, thoát khỏi cuộc sống gò bó, chật chội nhưng lại phải lang thang vô định giữa bầu trời rộng lớn.
GV: - Lánh-nghĩa là tìm nơi ẩn náu.
- Đường mây: từ ước lệ chỉ không gian phóng khoáng, nhàn tản.
-> con hạc muốn tìm nơi nhàn tản, phóng khoáng.
? Trong văn học, hạc là biểu tượng cho tuổi già cõi tiên, sự nhàn tản. Nhưng còn hạc trong bài ca dao này có ý nghĩa như thế nào?
HS: Biểu tượng cho cuộc đời phiêu bạt, vô định và những cố gắng tuyệt vộng của người lao động trong xã hội cũ.
? Có thể hình dung như thế nào về thân phận con cuốc trong hai câu ca cuối?
HS: Con cuốc giữa trời: gợi hình ảnh 1 con vật nhỏ nhoi, cô độc giữa không gian rộng lớn vô tận.
- Kêu ra máu: tiếng kêu đau thương khắc khoải, tuyệt vọng về những điều oan trái.
? Hãy phân tích ý nghĩa của cụm từ “thương thay”?
 HS thảo luận nhóm.
GV: - Bài 2 là lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ. “thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
- Từ “thương thay” được lặp lại 4 lần. Mỗi lần được sử dụng là một lần diễn tả một nỗi thương – thương thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ. Bốn câu ca dao – bốn nỗi thương. Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường.
 + Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau. Mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển.
HS: Đọc bài CD 3
? Bài ca dao là lời của ai? Vì sao em biết được điều đó?
HS: Lời cô gái vì được bắt đầu bằng cụm từ Thân em. 
? Có rất nhiều những bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ này? Những bài CD ấy thường nói về ai? Về điều gì và thường giống nhau ntn về nghệ thuật?
HS: Thân em như:
 - Củ ấu gai...
 - Tấm lụa đào 
 - Hạt mưa sa
 - Giếng giữa đàng... chân
gThường nói về thân phận khổ đau của người phụ nữ trong XH cũ.
- Giống nhau: + Mở đầu bằng nhóm từ thân em.
 + Sử dụng hình ảnh so sánh.
? Trong bài ca này,” thân em” được so sánh với “trái bần”. Trái bần là thứ quả như thế nào? Tên gọi của trái bần gợi liên tưởng gì?
HS: - Giải thích như chú thích SGK 
 - Trái bần gợi sự nghèo khổ.
GV: Trong CD những trái bầu, bí, bần, mù u, sầu riêng thường gợi đến cuộc đời, thân phận cay đắng, bất hạnh.
- Cái đặc biệt trong phép so sánh ấy là hình ảnh trái bần là 1 loại quả nhưng bần còn là 1 cách chơi chữ gợi sự liên tưởng tới cái nghèo khó.
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh trái bần trong lời ca dao “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”? 
HS: Gió dập, sóng dồi: Sự xô đẩy, vùi dập tàn nhẫn của sóng gió mênh mông, không biết trôi về đâu, hình ảnh ẩn dụ gợi số phận chìm nổi lênh đênh vô định của người phụ nữ trong XH phong kiến.
GV bình: Bài ca dao 3 là lời than trực tiếp của người phụ nữ. Bài ca dao đã diễn tả 1 cách xúc động những đắng cay của người phụ nữ trong XH xưa. Họ dù có xinh đẹp, tài hoa đến mấy thì số phận họ cũng chỉ như hạt mưa, cái giếng giữa đàng, trái bần trôi... vật vờ, may rủi, hạnh phúc hay bất hạnh không lường trước được. Sau này Hồ Xuân Hương đã sử dụng sáng tạo cụm từ thân em để bày tỏ sự thương cảm, chua xót cho số phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước... (Thân em vừa trắng lại vừa tròn ...)
Hoạt động 3: Tổng kết
? Khái quát những nét đặc sắc của cả 3 bài thơ về nội dung và nghệ thuật?
HS: - Khái quát NT: ( Thể thơ, âm điệu; từ ngữ, hình ảnh; phép tu từ)
- ND: 2 ND ( bảng chính)
- Đọc phần ghi nhớ / 49.
? Suy nghĩ của em sau khi học xong 3 bài CD?
HS : Tự bộc lộ
GV: Định hướng.
 - Phản ánh sinh động nỗi đau khổ, bất hạnh, cuộc sống vất vả lam lũ của người dân lao động trong XH cũ.
 - Lên án, tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến đầy áp bức, bất công. Người lao động vẫn vượt lên nỗi đau khổ sống lạc quan, cất cao tiếng hát.
- XH cần có sự bình đẳng giai cấp, giải phóng phụ nữ...
? Liên hệ với phụ nữ ngày nay?
HS: Tự liên hệ
- Không còn những số phận đau khổ bất hạnh như Thị Kính, Hồ Xuân Hươg, Vũ Nương, chị Dậu ... Người phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi mặt...
Hoạt động 4: Luyện tập
? Đọc diễn cảm , thuộc lòng 3 bài ca dao? Em thích bài ca dao nào ? Vì sao?
HS: Đọc diễn cảm.
 - Đọc thêm về những câu hát than thân.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
II. Phân tích văn bản
 1.Kết cấu, bố cục
PTBĐ: Miêu tả + Biểu cảm
2.Phân tích
a. Bài ca dao1
- Hình ảnh con cò.
- Cuộc đời, vất vả, lận đận, đắng cay.
- Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.
gCon cò là biểu tượng cho số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn ngang trái của người nông dân trong XH cũ.
- Đại từ phiếm chỉ ai, điệp từ, câu hỏi tu ... h nghề mê tín dị đoan.
c. Bài ca dao 3
- Cảnh đám ma theo tục lệ cũ.
- Không khí nhộn nhịp, vui vẻ, ríu rít, đánh chén, chia chác trong cảnh mất mát, tang tóc.
- Mỗi con vật tượng trưng cho 1 loại người , 1 hạng người trong xã hội.
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng phép nhân hoá, cách nói phóng đại.
g Phê phán châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ.
d. Bài ca dao 4
* Bức chân dung cậu cai
- Bên ngoài: Lịch lãm, sang trọng, oai phong.
- Nghệ thuật đặc tả, phóng đại, tương phản.
- Giọng điệu mỉa mai châm biếm chế giễu.
- Kiểu câu định nghĩa.
g Bức tranh biếm hoạ về cậu cai g Thái độ mỉa mai, khinh ghét của nd.
III.Tổng kết
1.Nội dung.
2.Nghệ thuật.
3.Ghi nhớ: SGK
V. Luyện tập
IV. Củng cố: Khái quát ND bài học.
V. Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài mới 
- Thuộc lòng 4 bài ca dao + ghi nhớ; Phân tích bài CD.
- Sưu tầm 1 số bài CD có ND tương tự.
- Soạn: bài Đại từ.
E. Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------------------
Ngày soạn:.././2009 Tuần 4
Ngày giảng:.././2009 Bài 4: Tiếng Việt Tiết 15
 Đại từ
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Kiến thức:Nắm được thế nào là đại từ, các loại đại từ trong tiếng Việt.
 - Kỹ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ.
 - Thái độ: Có ý thức sử dụng đại từ hợp với tình huống giao tiếp.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ, soạn giáo án chi tiết.
 - Trò: Học bài cũ, làm đủ BT.
C. phương pháp
 - Quy nạp, đàm thoại, vấn đáp, họat động cá nhân, hoạt động nhóm, thực hành luyện tập.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc đoạn văn ( BTVN) Có sử dụng từ láy và phân loại?
 - Phân biệt 2 loại từ láy? Nghĩa của từ láy được tạo thành trên cơ sở nào? 
 III. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Họat động 1: Tìm hiểu khái niệm về đại từ
HS: Đọc VD SGK/54 - chú ý các từ in đậm.
? Quan sát VD a,b,c,d, các từ in đậm dùng để trỏ ai? Trỏ con vật nào? 
HS: Trả lời ( như bảng chính)
? Nhờ đâu em hiểu được nghĩa của các từ đó ?
HS: Dựa vào ngữ cảnh được nói đến trong câu văn
 ( Những câu văn ở đằng trước)
GV: Các từ ai, nó, thế là đại từ.
? Em hiểu thế nào là đại từ?
HS: 
- Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hành động, tính chất... được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói.
- Đại từ dùng để hỏi.
? Các từ “nó, thế, ai” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HS: PBYK 
GV: Chốt ghi bên cạnh ( phải) Những đại từ ở trên.
GV: Đưa VD: 
Con ngựa đang gặm cỏ. Nó bỗng ngẩng đầu lên và hí vang. (Chỉ con ngựa-CN)
Cười là hành động hồn nhiên của con người. Nó giúp cho ta sảng khoái, gần gũi nhau hơn. (Chỉ hành động cười-CN)
Xanh là màu sắc của nước biển. Nó khhiến nhiều nhà thơ liên tưởng đến tuổi xuân và tình yêu bất diệt. (Chỉ tính chất, màu sắc)
Người học giỏi nhất lớp 7B là nó. (Chỉ người-vị ngữ)
Mọi người đều nhớ nó.(Bổ ngữ-chỉ người)
? Xác định CN-VN ? Xác định đại từ và vai trò ngữ pháp của đại từ đó?
? Đại từ có thể đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
HS: CN, VN, Phụ ngữ cho DT, ĐT, TT.
HS:- Đọc ghi nhớ ( 1) /55
? Đặt câu có đại từ ? ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp của đại từ đó?
HS: Lấy VD – Xác định ý nghĩa - chức vụ ngữ pháp 
GV: Nhận xét, sửa cùng với lớp.
Hoạt động 2: Các loại đại từ
GV: Chép các loại đại từ để trỏ và để hỏi lên bảng phụ
? các đại từ : tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó.... dùng để trỏ gì?
- Các đại từ bấy nhiêu trỏ gì?
HS: Lần lượt trả lời
GV: Chốt ghi bảng
 Kết luận :
- Những từ dùng để trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)g Nhóm đại từ dùng để trỏ.
 - Trỏ số lượng- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
HS: Quan sát tiếp VD ở mục 2/56
GV? Các đại từ ai, gì... hỏi về cái gì?
 Các đại từ bao nhiêu, mấy, hỏi về gì?
 Các đại từ sao, thế nào hỏi về gì?
HS: Cũng lần lượt trả lời
GV: Chốt - Ghi bảng
 Kết luận: các từ ai, gì, bao nhiêu, mấy, sao, thế nào, ... là những đại từ dùng để hỏi về người, sự vật, số lượng, hoạt động, tính chất.
? Từ phân tích trên, em cho biết có mấy loại đại từ? đặc điểm của mỗi loại?
HS: PBYK theo ghi nhớ / 56
- Đọc ghi nhớ /56
Hoạt động 3: hướng dẫn HS luyên tập .
HS: Đọc và nêu yêu cầu BT1
G: Kẻ bảng của bài tập 1 vào bảng phụ.
H: Xác định bài tập 1, a trên bảng phụ - dưới lớp nhóm 1 làm.
G: Chữa nhận xét cho điểm.
I. Thế nào là đại từ?
1. Ví dụ SGK/54
2.Nhận xét
a, Nó: trỏ người( người em)
b, Nó trỏ vật ( con gà)
c,Thế: Trỏ sự việc (đem chia đồ chơi )
d, Ai: Dùng để hỏi
=> Nó, thế, ai g Đại từ.
a, Nó: Chủ ngữ
b, Nó: Phụ ngữ của danh từ (định ngữ)
c, Thế: Phụ ngữ của động từ (bổ ngữ).
d, Ai: Chủ ngữ.
3. Ghi nhớ: SGK/55
II. Các loại đại từ 
1. Ví dụ :SGK/ 55.
2. Nhận xét.
* Nhóm 1:
a. Chúng tôi, chúng tao, tao, tôi, nó... gTrỏ người, sự vật.
b. Bấy, bấy nhiêu ... gTrỏ số lượng.
c. Vậy, thế ... gTrỏ hoạt động, tính chất, sự việc 
a Đại từ để trỏ.
* Nhóm 2
a. Ai, gì , nào ... g Hỏi về người, sự vật.
b. Bao nhiêu, mấy ... gHỏi về số lượng.
c. Sao, thế nào ... gHỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
a Đại từ để hỏi.
II. Luyện tập :
Bài tập 1:
Bài tập 1 * (a) 
 Số
Ngôi
 Số ít
 Số nhiều
1
Tôi, tao, tớ, mình
chúng tôi, chúng tao, chúng tớ....
2
mày, mi, cậu, bạn
chúng mày, bọn mi, các bạn...
3
Nó, hắn, y
Chúng nó, bọn hắn, họ
* (b) Mình: Câu1: Ngôi 1
 Câu 2: Ngôi 2
Bài tập 2 / 57
Tìm thêm 1 số ví dụ danh từ dùng như đại từ:
- Anh đi anh nhớ...
- Con đi trăm núi...	
- Anh với tôi đôi người...	
- Con mời ông vô xơi cơm.
Bài tập 3
 Đặt câu với cách dùng các từ : ai, sao, bao nhiêu không phải để hỏi mà để trỏ chung.
- HS lên bảng làm (nhóm 3) dưới lớp làm.
- GV+ lớp chữa.
VD: * - Hôm nay không ai đi học muộn.
 - Na học giỏi, ai cũng khen cô bé.
 * - Dù sao anh cũng nên bỏ qua cho nó.
 - Tôi không sao hiểu được điều đó.
 * Bao nhiêu khó khăn cậu ấy đều vượt qua.
 Bao nhiêu người thì bấy nhiêu tính cách khác nhau.
Bài tập 4:
- GV đặt câu hỏi - HS tự thảo luận
- GV định hướng: Bạn - tớ; tớ - cậu; bạn - mình
Bài tập 5: So sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô TV với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ.
* TV: Có số lượng nhiều, mang s/thái biểu cảm cao.
* Ngoại ngữ : Đại từ xưng hô ít, thường có tính chất trung hoà, không mang tính biểu cảm.
 G: Các em sẽ học, hiểu kĩ hơn trong bài " Xưng hô trong hội thoại" ( lớp 9)
* HS đọc bài đọc thêm g sử dụng từ xưng hô cho phù hợp.
IV. Củng cố
GV: Đưa ra 2 bảng phụ: HS lên hoàn thành đầy đủ thông tin ở bảng phụ theo nd đã học.
1.Đại từ là những từ dùng để trỏ người, SV, HĐ, tính chất... được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
2. Hoàn thành sơ đồ sau
Đại từ
Đại từ để...
đại từ để....
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
* Thuộc 3 ghi nhớ.
- Hoàn thành BT/SGK; làm BT6 ( SBTVN7 tập 1/29)
* Chuẩn bị bài: Luyện tập tạo lập văn bản ( Thực hiện theo 4 bước)
E. Rút kinh nghiệm: 
 ------------------------------------------
Ngày soạn:.././2009 Tuần 4
Ngày giảng:.././2009 Bài 4: Tập làm văn Tiết 16
Luyện tập tạo lập Văn bản
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến qúa trình tạo lập VB và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập VB.
- Có thể lập 1 VB tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và học tập của các em.
B. chuẩn bị
- Thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ.
- Trò: Học thuộc bài cũ, làm đủ bài tập. Đọc trước bài mới và tìm phương án trả lời. 
C. phương pháp
- Kết hợp: đàm thoại, trao đổi, vấn đáp, HĐ nhóm, cá nhân với thực hành.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại 4 bước trong quá trình tạo lập VB? ( ghi nhớ)
 Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
 III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng 
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ :
GV: Cho học sinh nhắc lại bốn bước của quá trình tạo lập VB.
HS: Bốn bước:
- Định hướng chính xác.
- Tìm ý, sắp xếp ý để có bố cục rành mạch. 
- Diễn đạt các ý thành câu, đoạn.
- Kiểm tra.
Hoạt động 2 :Thực hành tạo lập VB:
H: Đọc đề bài - GV chép đề bài lên bảng.
? Để thực hiện được yêu cầu của đề bài và tạo lập được 1 VB cần phải làm gì?
H: thực hiện 4 bước.
? Thực hiện bước thứ nhất định hướng VB cần phải làm gì?
HS: Dựa vào sự chuẩn bị tìm hiểu đề (Định hướng VB)
- Viết cho ai?
- Viết để làm gì?
- Viết cái gì? ( chọn 1 nét)
- Viết ntn?
? Em sẽ viết phần mở đầu bức thư ntn cho tự nhiên, không gượng gạo, khô khan?
HS: Có thể chọn 1 trong các lí do ở mục I2 (d) /59
? Văn bản có bố cục ntn?
GV gợi : VB là 1 bức thư, khi viết em phải trình bày bức thư ấy theo các phần ntn? ( Dựa vào bố cục 1 bức thư )
? Em sẽ viết những gì trong phần đầu của bức thư ?
HS:Trả lời ( như ghi bảng ) 
? Nội dung chính của bức thư cần viết những gì? Nếu định giới thiệu cảnh đẹp của đất nước VN thì nên chọn những cảnh nào tiêu biểu?
H: Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà để PBYK.
G: chốt ghi bảng.
? Em sẽ kết thúc bức thư ntn?
HS: Trả lời (như ghi bảng)
HS: Đọc bài tham khảo
GV: Cho HS viết phần đầu thư, chính, cuối thư.
 Chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm viết 1 đoạn văn.
HS + GV: Nhận xét cách viết, rút kinh nghiệm.
? Sau khi viết xong bức thư em phải làm gì?
I. Lí thuyết
* Các bước tạo lập VB 
- Định hướng chính xác.
- Tìm ý, sắp xếp ý g bố cục rành mạch.
- Diễn đạt các ý thành câu, đoạn.
- Kiểm tra.
II. Thực hành
Đề bài:
Thư cho 1 người bạn để người bạn hiểu về đất nước mình.
1.Bước 1: Định hướng VB
- Đối tượng tiếp nhận VB: 1 người bạn ở nước ngoài.
- Mục đích ở VB: Giới thiệu để bạn hiểu hơn về đất nước mình.
- ND viết:
+ Truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nét đặc sắc về văn hoá; cảnh đẹp thiên nhiên.
- Cách viết:
+ Hình thức: 1 bức thư
+ PTBĐ: Biểu cảm + tự sự + miêu tả+ thuyết minh.
2. Bước 2: tìm ý, lập dàn ý
a, Đầu thư: 
- Địa điểm ...ngày tháng... năm ...
- Chọn cách xưng hô phù hợp.
- Nêu lí do viết thư.
b. Nội dung thư:
- Lời hỏi thăm về bạn, đất nước bạn.
- Giới thiệu với bạn về cảnh đẹp đất nước mình:
+ Đó là những cảnh đẹp nào?(Hạ Long) ở đâu? ( Quảng Ninh )
+ Những cảnh đẹp đó có những nét đặc sắc nào ?
+ Giá trị của những cảnh đẹp đó?
- Kết hợp: miêu tả + biểu cảm.
c. Cuối bức thư 
- Gửi lời chào, lời chúc, lời hứa.
- Gợi lí do để bạn nhớ đến nước mình. Mời bạn đến thăm nước mình.
3. Bước 3 tạo lập VB
a.Viết phần đầu thư.
b. Viết phần chính bức thư.
c. Viết phần cuối bức thư.
4. Kiểm tra
IV. Củng cố:
? Quá trình tạo lập VB? ( 4 bước )
? Em đã vận dụng các bước trong quá trình tạo lập văn bản như thế nào? Điều gì cần phải rút kinh nghiệm?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới
* Hoàn chỉnh bức thư.
 *Soạn bài: Sông núi nước Nam; Phò giá về kinh.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc