Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 8

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 8

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp HS:

- Kiến thức:Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.Bước đầu nắm được những đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc – phân tích thơ Nôm viết theo thể thơ Đường.

- Thái độ: Hiểu rõ tính chất biểu cảm của bài thơ này.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh Đèo Ngang.

 - Trò: Học bài cũ. Soạn bài mới theo CHĐH văn bản.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Phương pháp diễn dịch trao đổi, đàm thoại, vấn đáp, thực hành.

 - Họat động nhóm, cá nhân.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

 III. Bài mới:

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.././2009 	 	 Tuần 8 
Ngày giảng:.././2009 Bài 8: Văn bản Tiết 29
 Qua Đèo Ngang
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
- Kiến thức:Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.Bước đầu nắm được những đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc – phân tích thơ Nôm viết theo thể thơ Đường.
- Thái độ: Hiểu rõ tính chất biểu cảm của bài thơ này.
B. chuẩn bị
 - Thầy: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, bảng phụ, tranh Đèo Ngang.
 - Trò: Học bài cũ. Soạn bài mới theo CHĐH văn bản.
C. phương pháp
 - Phương pháp diễn dịch trao đổi, đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
 - Họat động nhóm, cá nhân.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
? Nêu những nét cơ bản về Bà Huyện Thanh Quan? 
HS: nêu theo chú thích SGK/102
GV: Bổ sung:
- Xuất thân trong 1 gia đình quan lại nhỏ của phủ chúa Trịnh. Nổi tiếng thông minh, học giỏi và có tài làm thơ.
 - Kết duyên cùng Lưu Nguyện Ôn – làm quan ở huyện Thanh Quan -> Mọi nguời gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan.
 - Vua Nguyễn Huệ mến cảm tài năng đã vời vào kinh, phong chức “ Cung trung giáo tập” ( dạy dỗ cung nhân)
- Phong cách thơ: Trang nhã, trữ tình, duyên dáng.
- Bà cùng với Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương là 3 nhà thơ nữ nổi tiếng nhất của thế kỉ XVIII, XIX. Một số tác phẩm tiêu biểu: Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Chùa Trấn Bắc
- Thơ bà thường viết về thiên nhiên, phần lớn vào lúc chiều tà, gợi lên cái cảm giác vắng lặng, buồn buồn. Cảnh trong thơ bà giống như trong bức tranh thuỷ mặc, chấm phá, diễn tả bằng bút pháp ước lệ. Tả cảnh để gửi gắm tình cảm nhớ thương da diết đối với quá khứ vàng son. Đối với bà cái đẹp là dĩ vãng, hiện tại vắng vẻ, hiu quạnh, chỉ là cái bóng mờ mờ của dĩ vãng mà thôi.
? Nêu một số hiểu biết của em về bài thơ ?
HS: Tự PBYK
GV: Trên đường vào Phú Xuân, bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà -> Cảm xúc trào dâng -> bà HTQ đã sáng tác bài thơ.
GV: Nêu yêu cầu bài thơ: Chậm rãi, đúng nhịp, nhấn mạnh ở những từ ngữ có giá trị gợi tả ( từ láy. ĐT,TT) -- Câu cuối: hạ giọng.
Đọc mẫu
GV: Yêu cầu HS quan sát bức tranh đèo Ngang.
? Em biết gì về địa danh này?
HS: Chú thích SGK
? Giải thích từ Quốc quốc, gia gia? Em hiểu điển tích về con chim quốc quốc ntn?
HS: Gt theo chú thích / 103 và chú thích 6/48
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
GV: Treo bảng phụ ghi bài thơ
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu những đặc điểm của thể thơ ấy? ( Số câu, số tiếng trong mỗi câu, vần, nhịp, kết cấu, cặp đối)
HS: PB theo chú thích sao / SGK – 102
GV: Bổ sung thêm:
 - Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3
 - Kết cấu 4 phần: 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết
 - Luật bằng trắc.
HS: Quan sát trên bảng phụ.
+ Tiếng thứ 2 ở C1 là thanh bằng-> bài thơ viết vần bằng. 
+ Tiếng thứ 2 ở C1 là thanh trắc thì bài thơ là vần trắc.
+ Tiếng 1, 3, 5 : B - T tùy ý ( Nhất , tam , ngũ: bất luận)
+ Tiếng 2, 4, 6 : B -T phải theo trình tự chặt chẽ ( Nhị, tứ, lục: phân minh)
- Đối: giữa 2 câu thực; 2 câu luận.
 + Đối từng cặp từ trong 2 câu: VD: DT đối với DT, ĐT đối với ĐT và ngược nhau về thanh điệu:
GV: Cụ thể trên bảng phụ; Đối ở 2 câu thực
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
TT - VN CDT - TRN DT CDT - CN
- Niêm: Hệ thống dọc giống nhau về thanh B-T ở từ đôi câu: 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 ( Các tiếng 2,4,6 giống nhau)
GV: Một bài thơ thất ngôn BC ĐL -> Phải viết đúng niêm luật đối và những yêu cầu trên. Nếu không bị coi là thất luật.
? Về bố cục của một bài thất ngôn tứ tuyệt có 4 phần, tương đương với 4 cặp thơ, mỗi cặp 2 câu, gọi theo thứ tự: đề (hai câu đầu), thực (hai câu 3,4), luận (hai câu 5,6), kết (hai câu cuối).
? PTBĐ của bài thơ ? BC trực tiếp hay gián tiếp? 
HS: BC + M tả -> BC gián tiếp: Mượn cảnh Đèo Ngang để gửi gắm tâm sự.
GV: Tả cảnh ngụ tình là biện pháp quen thuộc trong thơ trung đại 
HS: Đọc 2 câu đề ( Nêu ND 2 câu đề)
? 2 câu đề cho ta biết ai là chủ thể trữ tình là ai và chủ thể trữ tình có hành động gì? (hành động trữ tình)?
HS: - Chủ thể trữ tình: nhà thơ.
- Hành động: bước tới Đèo Ngang và dừng chân trên đường ngắm cảnh.
? Chủ thể trữ tình – nhà thơ dừng chân trên đường ngắm cảnh ở đâu và vào thời điểm nào?
HS: Pb như bảng chính
? Em hiểu thời điểm “ Bóng xế tà” là thời gian ntn?
HS: Thời điểm: chiều muộn, hoàng hôn sắp tắt, ngày sắp tàn.mặt trời đã nằm ngang sườn núi. Ta có cảm giác như không còn ánh nắng mà chỉ còn là “bóng” – là ánh hào quang còn lại của 1 ngày sắp tàn.
? Chúng ta đã gặp cách lựa chọn thời gian này trong những câu thơ nào?
HS: - CD: Chiều chiều ra đứng... 
 Vẳng nghe chim vịt ... 
 - Kiều ở lầu NB: Buồn trông...chiều hôm
 - Chiều hôm nhớ nhà. ( bà HTQ): Chiều trời bảng lảng bóng ...”
? Thời gian chiều tà và không gian mênh mông thường gợi cho con người cảm giác gì?
HS: Tự bộc lộ
GV: Đó là khoảng không gian thời gian mang tính NT thường thấy ở trong thơ ca: - Đèo Ngang là danh giới giữa Đàng trong và Đàng ngoài( Trịnh - Nguyễn phân tranh) -> Ranh giới giữa 2 triều đại -> đó cũng là ranh giới của 2 tâm trạng.
-> Không gian, thời gian gợi nỗi buồn nhớ, cô đơn.
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả qua những chi tiết nào? Những chi tiết ấy được biểu hiện bằng hình thức NT đặc sắc nào?
HS: PBYK Như bảng chính
GV: Ghi chốt
? Điệp từ “ chen” giúp ta cảm nhận được điều gì?
HS: Sức sống mãnh liệt của cỏ cây rậm rạp, hoang sơ, chen chúc nhau, từ “chen” nằm ở hai vế câu thơ có tác dụng làm tăng thêm ấn tượng về sự hoang dã của con đèo. -> Chưa có bàn tay con nguời.
?Như vậy, cảnh đèo Ngang hiện lên qua 2 câu đề ntn?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Chủ thể trữ tình là người phụ nữ miền Bắc đã đứng tuổi, từng trải, nhưng lần đầu tiên trong đời phải xa nhà, xa quê, gặp cảnh bát ngát núi rừng trên con đèo vừa lúc buổi chiều tà, nắng đang nhạt dần. Đá, cây cỏ, lá, và hoa rậm rạp, chen chúc, cảnh vật phô bày vẻ hoang dã, ban sơ, vắng vẻ càng khiến cho lòng người thêm ngỡ ngàng. 
HS: Đọc 2 câu thực.
? ở hai câu thực, tác giả tiếp tục miêu tả cảnh vật Đèo Ngang, nhưng điểm nhìn của tác giả có gì thay đổi? Cảnh vật Đèo Ngang hiện lên qua chi tiết nào?
HS: - Điểm nhìn thay đổi: từ chỗ nhìn cảnh vật Đèo Ngang xung quanh nơi đang đứng, tác giả đẫ đứng trên cao mà nhìn xuống, nhìn sang hai bên và nhìn ra xã.
- Xuất hiện thêm “vài chú tiều lom khom” và “chợ mấy nhà”
? Từ nào có tác dụng gợi tả trong 2 câu thơ? Gợi tả ntn? 
HS: - Lom khom: Gợi hình dáng con người cắm cúi làm việc .
- Lác đác: Gợi sự ít ỏi, thưa thớt, vắngvẻ. 
? Diễn xuôi 2 câu thơ? Nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ? Qua đó em cảm nhận ntn về con người, cuộc sống ở đây?
(Dù có thêm bóng dáng của con người nhưng có khiến cho cảnh vật thêm ấm áp không?)
HS: Tự bộc lộ.
GV: Mặc dù cảnh vật Đèo Ngang có thêm con người, có thêm dấu hiệu của sự sống nhưng chỉ là bóng dáng nhỏ nhoi, ít ỏi, thưa thớt càng khiến cho cảnh vật Đèo Ngang trở nên buồn tẻ, quạnh hiu. Hai câu thơ có đầy đủ các yếu tố của một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. thế nhưng qua cảm nhận của tác giả lại gợi lên 1 miền sơn cước hoang vu, vắng lặng và buồn tẻ.
? Hai câu thực là phép đối rất chỉnh về nhịp, thanh, từ loại. Hãy chỉ ra điều đó?
 HS thảo luận nhóm bàn 3 phút.
Đáp án: - Đảo trật tự từ: vị ngữ lên đầu câu.
Từ loại: Lom khom/ dưới núi/, tiều/ vài / chú,
 Lác đác/ bên sông, / chợ/ mấy /nhà.
 từ láy Trạng ngữ DT số lượng DT
 địa điểm
GV:Đó chính là nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
HS: Đọc hai câu luận.
? Nếu ở hai câu thực cảnh vật được tác giả cảm nhận bằng thị giác thì đến hai câu luận đã có sự thay đổi như thế nào? Cảnh vật được tiếp tục gợi tả qua chi tiết nào?
HS: PBYK
GV: Nếu trong 2 câu đề tâm trạng của con người mới chỉ gợi buồn qua hình ảnh “ bóng xế tà” thì đến đây tâm trạng cô đơn, buồn, nhớ của người lữ khách đã rõ nét hơn qua cái nhìn cảnh vật . Đúng là “Tình trong cảnh ấy cảnh trong tình này ”. Là âm thanh đấy, nhưng lại không phải âm thanh của con người mà là âm thanh do con vật hoang dã tạo ra – tiếng quốc và chim đa đa kêu.
? Việc tác giả đưa âm thanh tiếng chim rừng gọi bày lúc hoàng hôn xuống trên đèo vắng vào bài thơ như vậy gợi cho ta cảm giác gì?
HS: - Càng làm nổi bật cái vắng lặng im lìm trên đỉnh Đèo Ngang lúc xế tà. Qua đó giúp ta cảm nhận rõ hơn nỗi lòng của tác giả.
* HS tìm hiểu chú thích 4,5.
? Quốc và gia là hai yếu tố Hán Việt, hãy giải thích?
HS: Quốc = nước.
 Gia = nhà.
GV: Vậy nỗi buồn ấy là gì? Nhà thơ buồn về điều gì? Hãy gộp hai câu luận vào thành 1 câu, ta sẽ rõ ý thơ.
 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
-> nhớ thương, nước nhà, đau lòng, mỏi miệng con quốc, cái gia gia.
=> Diễn xuôi: nhớ thương nước nhà, đau lòng, mỏi miệng quốc gia, quốc gia.
? Như vậy, nỗi buồn tác giả mạng trong mình là nỗi nhớ, nỗi buồn gì?
HS: Nhớ đất nước, nhớ tổ quốc.
GV: Tiếng kêu của con chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa nhớ nhà cũng chính là tiếng lòng tha thiết, da diết của tác giả nhớ nhà, nhớ quá khứ của đất nước - đó là quá khứ vàng son, rực rỡ của đất nước ta.
- Nêu 4 câu đầu tác giả miêu tả 1 cách khách quan (nặng cảnh, nhẹ tình) thì đến hai câu luận này đã ngả sang màu sắc chủ quan (mượn cảnh tả tình). Đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình quen thuộc trong thơ cổ.
? Có người cho rằng hai câu luận của bài thơ thể hiện rõ tài dùng chữ và tài thể hiện thơ luật Đường đến độ điêu luyện của tác giả. Điều đó có đúng không?
 HS thảo luận nhóm 3 phút.
Đáp án: 1, Tài dùng chữ: sử dụng từ đồng âm: Nước = Quốc đồng âm với cuốc ( chim). Nhà = gia đồng âm với chim đa đa.
-> Quốc quốc – gia gia ->tổ quốc, gia đình.
2. Tài thể hiện thơ Đường luật: niêm luật đối chỉnh: từ loại giống nhau, thanh điệu khác nhau.
3. Đảo ngữ, phép ẩn dụ -> nhấn mạnh, khẳng định nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.
GV: Hai câu thơ tác giả mượn cảnh tả tình, tả tâm trạng, tả nỗi lòng. Nội buồn hiu hắt, nhẹ nhàng ở đầu bài thơ đến đây trở nên mênh mông trĩu nặng trước cảnh vật bát ngát, vô tận của đất trời, trước cái vắng lặng, mớ nhạt của sự sống, cái khắc khoải, vô vọng của tiếng chim kêu. Nội buồn đó chính là nỗi thương nước, nhớ nhà. Điệp khúc quốc gia quốc gia vang lên từ trái tim nhạy cảm của tác giả như tiếng kêu khắc khoải thống thiết của vua Thục vì mất nước mà hoá thành chim cuốc để kêu hoài nhớ nước.
HS Đọc 2 câu kết:
? ở hai câu kết, toàn cảnh Đèo Ngang hiện ra qua những chi tiết nào? Đó là không gian như thế nào?
HS: trời, non, nước.-> Không gian rộng lớn, mênh mông.
? Giữa không gian ấy, con người lặ ... ao của một nhà nho khước từ lương bổng của TDP , lui về sống bình dị giữa xóm làng quê hương.
? Em hình dung ntn về cuộc sống của Nguyễn Khuyến qua 6 câu thơ? 
HS: Tự bộc lộ. 
GVbình: Chỉ vài nét miêu tả chấm phá, ta như thấy hiện lên trước mắt bức tranh vườn tược trù phú, giàu đẹp, cây cối đang đơm hoa, kết trái sinh sôi, nảy nở, ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, một nếp sống thôn dã, bình dị, một cuộc đời thanh bạch, ấm áp tình người, một "hồn xanh vườn tược". Cảm giác như NK đang dẫn bạn đi thăm vườn cây, ao cá, để tận hưởng thú vui dân dã bình dị mà đầy thi vị này. Chính vì vậy mà có người nói NK là nhà thơ của làng cảnh VN.Ta còn gặp cái “Hồn xanh vườn tược ”của Nguyễn Khuyến trong rất nhiều bài thơ về làng quê VN.
VD : Thu điếu
- Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
 Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
 Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
 Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. 
 Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
 Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
 Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
 Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao 
 Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu...
- Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ...
GV: Trong bài thơ TNBCĐL, câu thơ kết có vai trò rất quan trọng. Nó chốt lại toàn bộ ý tứ, tư tưởng của bài thơ. Chúng ta cùng tìm hiểu câu kết của bài thơ.
HS: Đọc câu 8:
? Câu thơ kết là kiểu câu gì ? Tác dụng của kiểu câu ấy ?
HS: Câu cảm thán ă Bộc lộ cảm xúc.
?Trong câu thơ kết, từ ngữ nào làm em ấn tượng nhất ? 
HS: Cụm từ "Ta với ta". 
? Cho biết cách sử dụng từ “ta ” trong cụm từ đó và tác dụng của nó ?
HS: -Ta: Đại từ nhân xưng ngôi thứ 1số ít. 
- ở đây Ta :
 + Vừa chỉ ngôi thứ nhất số ít.
 + Vừa chỉ ngôi thứ 2 số ít .
 + Vừa chỉ ngôi thứ 2 số nhiều.
- Ta với ta: là nhãn tự của bài thơ. Ta là tôi, là bác, là 2 chúng ta gắn bó hoà hợp. Tuy 2 mà 1. Tuy 1 mà 2 đ Thể hiện tình bạn tri âm, tri kỷ không gì thay thế được. 
? So sánh "Ta với ta" trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" ?
HS: - Đọc phần kết bài thơ Qua Đèo Ngang và câu cuối bài thơ Bạn đến chơi nhà.
 - Phân tích để thấy sắc thái biểu cảm khác nhau trong mỗi bài thơ.
GV: Chốt :
- Nếu như Ta với ta ở bài thơ Bạn đến chơi nhà biểu lộ niềm vui trọn vẹn, tràn đầy, lắng đọng trong tâm hồn , toả rộng trong không gian và thời gian, thì
Ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang lại diễn tả nỗi cô đơn tuyệt đối, một mình đối diện với chính mình của người khách li hương khi đứng trên đỉnh đèo lúc hoàng hôn buông xuống.
- Rõ ràng cùng một lời thơ song ở mỗi tâm trạng, mỗi hoàn cảnh, mỗi cá tính khác nhau thì sắc thái biểu cảm cũng khác xa nhau.
GV: Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình dựng lên một tình huống khó xử khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết :”Bác đến chơi đây, ta với ta ” Cách lập ý này có tác dụng khẳng định tình bạn chân thành thắm thiết, tri âm, tri kỉ mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. 
GVBình: Câu thơ kết chốt lại bài thơ, nhưng gợi mở biết bao suy nghĩ. Ta với ta: Ta là tôi, là bác, là cả hai chúng ta. Ta với ta biểu lộ niềm vui trọn vẹn tiếp bạn mà mọi thứ đều không có chẳng có mâm cao, cỗ đầy mà chỉ có tấm lòng. Đó là tất cả, là cái đáng quí nhất mà không có gì thay thế được. Tình bạn đó mới đẹp đẽ, thiêng liêng biết nhường nào!
Hoạt động 3: Tổng kết:
? Khái quát những nét cơ bản về NT ? Chọn đáp án đúng? 
GV: Đưa bảng phụ:
A. Tình huống bất ngờ, thú vị
B. Giọng điệu: Hóm hỉnh, nhẹ nhàng
C. Từ ngữ thuần: Nôm, bình dị, gần gũi
D: Vận dụng sáng tạo thể TN BCĐL
E: Cả A,B,C,D đều đúng.
HS: Chép những nét NT đặc sắc vào vở.
? Bài thơ để lại điều gì trong lòng người đọc ?
HS: - Nêu nội dung bài thơ 
 - Đọc ghi nhớ?105 
I.Tìm hiểu tác giả,tác phẩm
1. Tác giả 
- 1835-1909.
- Quê: Bình Lục, Hà Nam.
- Nhà thơ trữ tình và trào phúng lớn.
- Nhà thơ của làng cảnh VN.
2. Tác phẩm
- Viết bằng chữ Nôm.
- Bài thơ viết về tình bạn hay và độc đáo nhất.
3. Đọc, chú thích
 II. Tìm hiểu văn bản.
1. Kết cấu: 
- Thể thơ:Thất ngôn bát cú Đường luật.
- 1/ 6 /1 -> Vận dụng sáng tạo thơ Đường luật.
2. Phân tích 
* Câu 1. 
- Giọng điệu: tự nhiên, mộc mạc .
- Xưng hô: thân mật.
ă Tình cảm chân thành gần gũi, thắm thiết.
* 6 câu tiếp theo.
- Tình huống: oái oăm, khó xử. 
- Từ ngữ thuần Nôm, bình dị, dân dã. 
- Phép đối, liệt kê. 
- Giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh.
đ Có nhiều thứ để đãi bạn nhưng không dùng được vì chưa đến lúc, đến thời.
- Phép nói quá, tự trào hóm hỉnh.
đ Cuộc sống thanh bạch, giản dị.
* Câu8 
- Câu cảm thán ăBiểu cảm trực tiếp.
- Ta với ta: Cách dùng từ độc đáo ă sự hoà hợp trọn vẹn giữa chủ và khách. 
ă Tình bạn tri âm, tri kỷ, đậm đà , thắm thiết. 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
- Tình bạn đậm đà, thắm thiết và cảm động.
3. Ghi nhớ: sgk/105. 
Hoạt động 3 : Luyện tập : IV: Luyện tập
 HS : Đoc thuộc lòng bài thơ. 
 GV? Ngôn ngữ của bài Bạn đến chơi nhà có khác gì ngôn ngữ của đoạn thơ Sau phút chia li ?
 HS: - Ngôn ngữ trong bài thơ BĐCN: Bình dị, dân dã, thuần Nôm. 
 - Ngôn ngữ trong bài thơ Sau phút chia li gngôn ngữ bác học.
-> Đều đạt tới độ kết tinh, hấp dẫn, điêu luyện, hàm súc.
? Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về tình bạn ? Em đã xây dựng tình bạn ntn? 
HS : Tự bộc lộ. 	
IV. Củng cố: Khái quát ND bài học
?Qua việc tìm hiểu bài thơ, em đã nắm được các bước tìm hiểu một bài thơ Trung đại ntn?
HS : Trả lời .
GV: Chốt lại phương pháp tìm hiểu phân tích bài thơ Trung đại cho học sinh : 
 1. Thuộc lòng bài thơ.
 2. Xác định đúng thể thơ ă kết cấu bố cục bài thơ để định hướng phân tích bài thơ theo kết cấu .
 - Cụ thể:
 + Nếu là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, cần phân tích theo bố cục khai- thừa – chuyển – hợp . VD bài Nam quốc sơn hà.
 + Nếu là bài thơ TNBCĐL cần phân tích theo bố cục Đề - thực - luận kết. VD: bài thơ Qua Đèo Ngang hay bài thơ Bạn đến chơi nhà.( Lưu ý bài thơ Bạn đến chơi nhà có sự sáng tạo trong kết cấu ). Với bài thơ cổ thể hoặc song thất lục bát, chúng ta cũng phải nắm chắc thể loại, đặc điểm để phân tích.
 + Nếu là bài thơ viết bằng chữ Hán , khi phân tích cần đối chiếu với bản phiên âm.
 3. Đọc kĩ từng từ ngữ, câu chữ, từ đó hiểu rõ được ND của bài thơ.
 4. Chú ý đến cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp NT, đặc biệt là các từ ngữ quan trọng (nhãn tự) chứa đựng ý nghĩa, tư tưởng chủ đề của bài thơ. 
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
 - Thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ. Nắm được phương pháp p.tích một bài thơ trung đại.
 - Viết 1 đoạn biểu cảm ( từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nghĩ về bài thơ.
 Nhóm 1: Cảm nghĩ về tình bạn của Nguyễn Khuyến.
 Nhóm 2: Cảm nghĩ về những sáng tạo NT của Ngyuễn Khuyến trong bài thơ. 
 - Ôn tập văn biểu cảm . Xem đề bài tham khảo trang 108. Tiết sau viết TLV số 2.
E. Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:.././2009 Tuần 8
Ngày giảng:.././2009 Bài 8: Tập làm văn Tiết 31-32
Viết bài tập làm văn số 2
Văn biểu cảm
A. mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Kiến thức:Viết được bài văn, biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện được tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta. 
 - Kĩ năng:Kiểm tra kĩ năng làm bài văn biểu cảm của học sinh.
 - Thái độ:Nghiêm túc khi làm bài.
B. chuẩn bị
 - Thầy: sgk, sgv, nhóm ra đề, đáp án, biểu điểm. 
 - Trò: Ôn lại kiến thức về văn biểu cảm.
C. phương pháp
 - Giáo viên chép đề lên bảng.
 - Học sinh đọc đề, làm bài.
D. tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ : Không.
 III. Bài mới
 Đề bài: Loài cây mà em yêu thích.
 - HS chép đề bài, làm bài theo các bước tạo lập VB.
 - GV theo dõi HS làm bài.
 - Thu bài khi hết giờ.	
 Đáp án và biểu điểm
1. Đáp án
I. Mở bài
 - Nêu loài cây em yêu thích.
 - Lý do em yêu thích loài cây đó.
II.Thân bài
 1, Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây.
 - Miêu tả đặc điểm, hình dạng, lá, hoa, thân cây.
 - Những điểm ấy gợi cảm xúc gì trong lòng người viết.
 2, Loài cây ấy trong cuộc sống của mọi người. 
 - Vai trò ý nghĩa của loài cây với mọi người -> gợi những liên tưởng suy nghĩ, 
 cảm xúc, đánh giá về nó.
 3, Loài cây yêu thích đối với cuộc sống của em.
	- Kỉ niệm gắn bó thời quá khứ (hồi tưởng).
	- ý nghĩa đối với em trong cuộc sống hiện tại.
III. Kết bài: - Tình cảm của em đối với loài cây đó.
	 - Mong ước.
2. Biểu điểm
*) Yêu cầu:
	- Bố cục đầy đủ, rõ ràng, đúng yêu cầu, mạch lạc.
	- Đảm bảo các ý trong dàn bài.
	- Diễn đạt lưu loát, có hình ảnh có cảm xúc.
	- Biết kết hợp các PTBĐ đã học để bài viết có hình ảnh, có cảm xúc. 
	- Không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
* Biểu điểm:	
- Điểm 9: Đạt các yêu cầu trên. 
- Điểm 8-7: Đạt các yêu cầu trên nhưng đôi chỗ còn (D.đạt) sai 1 vài lỗi chính tả. 
- Điểm 6-5: Bài viết ở mức bình thường, đúng yêu cầu về nội dung nhưng diễn đạt, cách dùng từ còn đôi chỗ lúng túng.
- Điểm 4-3: Bài viết yếu, sai nhiều loại lỗi.
- Điểm 2-1: Bài viết kém hoặc chỉ là 1 đoạn văn ngắn hạn lạc đề. 
IV. Củng cố: NX giờ làm bài, thu bài khi hết giờ.
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
 - Ôn tập lại văn biểu cảm.
 - Tiết sau: Đọc trả lời câu hỏi bài: Chữa lỗi về quan hệ từ.
E. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc