A. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, nhận biết được văn bản nhật dụng.
3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người .
B. Chuẩn Bị:
- Dự kiến khả năng tích hợp : với môn Tiếng Việt qua bài Từ ghép , với phân môn Tập Làm Văn qua bài Liên kết trong văn bản :
- GV : Một số bức tranh minh họa về ngày tựu trường.
- HS: Đọc bài trước, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức : Lớp 7A1 . .
2. Kiểm tra : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Tất cả chúng ta , đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học . Còn vương vấn trong nổi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi , xao xuyến cả lo lắng và sợ hãi.Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào , tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra
TUẦN 1 Ngày soạn:10- 08- 2009 TIẾT 1 Ngày dạy: 12- 08- 2009 Văn bản: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA “Lí Lan” A. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs 1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, nhận biết được văn bản nhật dụng. 3. Thái độ: Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người . B. Chuẩn Bị: - Dự kiến khả năng tích hợp : với môn Tiếng Việt qua bài Từ ghép , với phân môn Tập Làm Văn qua bài Liên kết trong văn bản : - GV : Một số bức tranh minh họa về ngày tựu trường. - HS: Đọc bài trước, soạn bài theo câu hỏi trong SGK. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức : Lớp 7A1.. .. 2. Kiểm tra : Kiểm tra sách vở và việc soạn bài của hs. 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Tất cả chúng ta , đều trải qua cái buổi tối trước ngày khai giảng trọng đại chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học . Còn vương vấn trong nổi nhớ của chúng ta xiết bao bồi hồi , xao xuyến cả lo lắng và sợ hãi.Bây giờ nhớ lại ta thấy thật ngây thơ và ngọt ngào , tâm trạng của mẹ ntn khi cổng trường sắp mở ra đón đứa con yêu quí của mẹ. Tiết học hôm nay sẽ làm rõ điều đó. . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * HOẠT ĐỘNG 1 : Đọc và tiếp xúc văn bản GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, chú ý đọc diễn cảm GV: Đọc sau đó mời lần luợt khoảng 3 HS đọc ? Văn bản này thuộc loại văn bản gì ? ( Nhật dụng) ? Em hãy xác định một vài từ khó? ? VB có thể chia bố cục làm mấy phần? Nội dung của từng phần? HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi. *HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu VB GV :Yêu cầu hs đọc lại đoạn 1. ? Theo dõi vb , em hãy cho biết : người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ? ? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con , hãy tìm những từ ngữ trong vb thể hiện điều đó Hs :Trao đổi (2’) trình bày Gv : Định hướng. ? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau ? ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ( Tương phản) Hs : Phát hiện trả lời. ? Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được ? Hs : Thảo luận 3’.Trình bày GV gợi mở : Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình ? Hay vì lí do nào khác ? ? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ ? Hs : Tìm , trả lời. ? Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường của con , em thấy người mẹ là người ntn? ? Em nhận thấy ở nước ta , ngày khai trường có diễn ra như ngày lễ của toàn xh không ? ( có) ? Trong đoạn cuối vb xuất hiện câu tục ngữ “sai một li đi một dặm” . Em hiểu câu tục ngữ này có ý nghĩa gì khi gắn với sự nghiệp giáo dục ? ? Học qua vb này ,có những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em ? Hs : Bộc lộ. *Tích hợp với giáo dục: Em sẽ làm gì để đền đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em? Hs : Tự bạch. *HOẠT ĐỘNG 3. Hướng dẫn HS tổng kết Gv : Hướng dẫn hs tổng kết theo phần ghi nhớ. ? Thông điệp tác giả gửi đến qua văn bản này là gì ? HS : Đọc ghi nhớ sgk/9. I. Đọc - tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản: 2. Tìm hiểu chú thích: * Thể loại: Cổng trường mở ra là một văn bản nhật dụng * Từ khó: SGK * Tóm tắt: 3. Bố cục : Chia làm 2 phần - Phần1: Từ đầu-> Ngày đâu năm học. Tâm trạng của hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng. - Phần 2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tửơng cuả mẹ II. Đọc – Hiểu văn bản: 1. Diễn biến tâm trạng của người mẹ: - Hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả - Mẹ lên giường trằn trọc không ngủ được - Mẹ nhớ sự nôn nao , hồi hộp khi cùng bà ngoại nỗi chơi vơi hốt hoảng ® Yêu thương con , tình cảm sâu nặng đối với con 2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường “ Đi đi con , hãy can đảm lên , thế giới này là của con , bước vào cánh cổng trường là thế giới diệu kì sẽ mở ra” ® Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với con người và tin tưởng ở sự nghiệp giáo duc III. Tổng kết: * Ghi nhớ: sgk /9 4. Củng cố- dặn dò : - Học phần ghi nhớ - Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản, nêu ý chính của từng phần? - Tâm trạng của nguòi mẹ và con có gì khác nhau trước ngày khai trừơng của con - Soạn bài “ Mẹ tôi” 5. Rút kinh nghiệm: .. *********************************************** TUẦN 1 Ngày soạn: 10. 08. 2009 TIẾT 2 Ngày dạy : 12. 08. 2009 Văn bản: MẸ TÔI E.- A- mi- xi A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs 1. Kiến thức: Hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết thư 3. Thái độ: Hiểu được cách nghiêm khắc nhưng vẫn tế nhị , có lí , có tình của người cha B. Chuẩn bị: - GV: Một số bức tranh minh hoạ. - HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK - Dự kiến khả năng tích hợp : Vb Cổng trường mở ra , Tiếng việt qua bài Từ ghép , TLV qua bài Liên kết trong vb C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định : Lớp 7A1............................ 2. Kiểm tra: ? So sánh tâm trạng của người mẹ và con trước ngày khai trường? ? Vài trò của nhà trường đối với nền giáo dục ntn? 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Từ xưa đến nay người VN luôn có truyền thống “ Thờ cha, kính mẹ” . Dù xh có văn minh tiến bộ ntn nữa thì sự hiếu thảo , thờ kính cha mẹ vẫn là biểu hiện hàng đầu của thế hệ con cháu . Tuy nhiên lúc nào ta cũng ý thức được điều đó , có lúc vì vô tình hay tự ta phạm phải những lỗi lầm đối với cha mẹ . Chính những lúc đó cha mẹ mới giúp ta nhận ra được những lỗi lầm mà ta đã làm . VB “ Mẹ tôi” mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ giúp ta thấy được tình cảm của các bậc cha mẹ đối với con cái mình . HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về tác giả ,tác phẩm. GV: Cùng hs đọc toàn bộ vb ( trong khi đọc thể hiện hết tâm tư và tình cảm của người cha trước lỗi lầm của con và sự tôn trọng của ông đối với vợ mình) ? Em hãy nêu ngắn gọn ,dầy đủ thông tin về tác giả , tác phẩm Hs : Nêu , gv : Định hướng. ? Tại sao nội dung vb là bức thư người bố gửi cho con , nhưng nhan đề lại lây tên Mẹ tôi ? Hs : Bộc lộ. Gv : Giảng Gv : Cho HS tóm tắt lại văn bản HS : Thảo luận nhóm sau đo trình bày ? Em hãy nêu bố cục của văn bản ? Nêu nội dung từ ng phần? HS: Phát biểu. Gv: Định hướng. * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản. Gọi hs đọc đoạn 1 ? Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua những chi tiết nào trong vb ? ? Em cảm nhận về người mẹ trong vb như thế nào chất đó được biểu hiện như thế nào ở mẹ em ? hoặc một người mẹ VN nào mà em biết ? Hs: Tự bộc lộ. Gv : Gọi hs đọc đoạn 2 . ? Tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của người bố đối với En-ri-cô? ? Qua đó em thấy thái độ của bố đối với En-ri-cô ntn? HS:Thả lời ? Theo em điều gì khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố .Trong 4 lí do đã nêu trong phần tìm hiểu vb sgk? Hs : Lựa chọn dấp án. ? Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố ? ? Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư ? Hs : Thảo luận (3’) trình bày . Gv : Định hướng. *HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết Gv : Tích hợp giáo dục: Qua bức thư người bố gửi cho En-ri – cô em rút ra được bài học gì Hs : Phát biểu. HS: Đọc thêm VB “Thư gửi mẹ” và “Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ” I. Đọc- tiếp xúc văn bản 1. Đọc văn bản 2.Tìm hiểu chú thích a. Tác giả b. Tác phẩm: SGK/11 c. Thể loại: Vb nhật dụng d. Từ khó: SGK/11 * Tóm tắt 3. Bố cục: Chia 3 phần - Từ đầu đến sẽ ngày mất con : Tình yêu thưong của người mẹ đối với En- ri- cô - Tiếp theo đến yêu thương đó : Thái độ của người cha - Còn lại : Lời nhắn nhủ của người cha II. Đọc - hiểu văn bản. 1. Tình thương của người mẹ dành cho En-ri-cô - Dành hết tình yêu thương cho con , quên mình vì con 2.Thái độ của người cha đối với En- ri-cô - Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy - Bố không thể nén cơn tức giận - Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? - Thật đáng xấu hổ và nhục nhã ® Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ . Mong muốn con hiểu được công lao , sự hi sinh vô bờ bến của mẹ 3. Lời khuyên của bố : - Không bao giờ thốt ra 1 lời nói nặng với mẹ - Con phải xin lỗi mẹ - Con hãy cầu xin mẹ hôn con ® Lời khuyên nhủ chân tình sâu sắc III. Tổng kết: * Ghi nhớ sgk /12 4. Củng cố -dăn dò: - Thái độ của nguời cha ntn khi En- ri-cô xúc phạm mẹ? Qua VB em học đuợc bài học gì? - Hướng dẫn về nhà: Tóm tắt vb , Học thuộc phần ghi nhớ , làm hết bài tập - Soạn bài “ Cuộc chia tay của những con búp bê” 5. Rút kinh nghiệm : .. ********************************************** TUẦN 1 Ngày soạn: 11- 08- 2009 TIẾT 3 Ngày dạy : 15- 08- 2009 Tiếng Việt: TỪ GHÉP A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép:Từ ghép chính phụ và Từ ghép đẳng lập 2. Kĩ năng: Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt 3. Thái độ: Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép Tiếng Việt. B. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ,một số mẫu câu,giáo án. - HS: Soạn bài theo đề mục SGK. - Dự kiến khả năng tích hợp với phần văn qua văn bản Cổng trường mở ra và văn bản Mẹ tôi;Phần Tập làm văn trong Liên kết trong văn bản;Phần Tiếng Việt qua bài Cấu tạo từ đã học ở lớp 6 C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp : Lớp 7A1. 2. Bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS 3. Bài mới: GV giới thiệu bài Ở lớp 6 các em đã học Cấu tạo từ trong đó phần nào các em đã nắm được khái niệm từ ghép(đó là những từ phức được cấu tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau).Để giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn về cấu tạo,trật tự sắp xếp của từ ghép.Chúng ta đi tìm hiểu bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. GV: Treo bảng phụ VD sgk/13.HS đọc VD ? Em hãy so sánh nghĩa từ Bà với từ Bà ngoại và nghĩa của từ Vui với Vui lòng? ? Từ đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép Bà ngoại,Vui lòng với nghĩa của từ đơn Bà,Vui? ? Vậy trong từ ghép Ngoại,Lòng tiếng nào là tiếng chính? Tiếng nào là tiếng phụ? ? Nhận xét về trật tự tiếng chính,tiếng phụ trong từ ghép chính phụ? Hs: Thảo luận (2’) .trình bày. ? Thế nào là từ ghép cp?Cho VD? Hs: Dựa vào ghi nhớ trả lời. Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu : Từ ghép đẳng lập ? Quan sát trong các từ Quần áo,Trầm bổng.Các tiếng thứ hai có bổ nghĩa cho tiếng đầu không?Vì sao? Hs : Phát hiện trả lời. ? Thế nào là từ ghép đẳng lập? Gv giảng : Về mặt cấu tạo,từ ghép Quần áo,Trầm bổng đều có các tiếng bình đẳng với nhau,còn về cơ chế nghĩa thì Các tiếng trong TGĐL hoặc đồng nghĩa hoặc trái nghĩa,hoặc cùng chỉ về sự vật,hiện tượng gần gũi nhau. *HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu nghĩa của từ ghép ? Em có nhận xét gì về nghĩa c ... g những kiến thức và kĩ năng Ngữ Văn đã học một cách tổng hợp , toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới II, Chuẩn bị GV dự kiến khả năng tích hợp : Tích hợp các vb đã học ở học kì II HS : Học bài , soạn bài theo yêu cầu của GV III, Tiến trình lên lớp 1, ỔN định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3, Bài mới : Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm nhằm tập trung đánh giá toàn diện những kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ Văn theo tinh thần tích hợp cả 3 phần : Văn , Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài viết , Vì thế ,tiết học này cô sẽ hướng dẫn cho các em làm bài Kiểm tra tổng cuối năm . 1, Về phần văn cần chú ý : Tục ngữ là gì ? Có mấy đề tài ? ( học thuộc những đề tài đó ) Văn nghị luận : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , Sự giàu đẹp của tiếng việt , Đức tính giản dị của BH , Ý nghĩa văn chương Truyện ngắn VN đầu thế kỉ XX : Sống chết mặcbay , Những trò lố hay là Va ren và PBC Văn bản nhật dung : Ca Huế trên sông Hương 2, Về phần tiếng việt cần nắm được các vấn đề sau : Đặc điểm các loại câu : câu rút gọn , câu đặc biệt , câu chủ động , câu bị động Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ Liệt kê Cách mở rộng câu bằng cụm C-V và trạng ngữ Công cụng của các dấu câu : Dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy , dấu gạch ngang 3, Về Tập làm văn : Cần nắm được một số vấn đề văn nghị luận + Thế nào là văn nghị luận , Mục đích và tác dụng của văn nghị luận + Bố cục của bài văn nghị luận + Các thao tác lập luận : chứng minh , giải thích Cách làm bài nghị luận : + Giải thích , chứng minh về một vấn đề chính trị – xh + Giải thích , chứng minh về một vấn đề văn học Nắm được nội dung khái quát về vb hành chính + Đặc điểm vb hành chính + Cách làm một vb để nghị và báo cáo + Các lỗi thường mắc về các loại vb trên Chú ý : các kiến thức này học hết không học tủ , học lệch 4, Củng cố : Hãy nhắc lại những phần cần ôn tập ? 5, Dặn dò : về nhà soạn đề cương , học bài theo đề cương Tiết 131, 123 : Kiểm Tra Tổng Hợp Cuối Năm Đề chung do PGD ra đề Ngày soạn : 22/4/2007 Tiết 133,134 I, Mục tiêu cần đạt Tiếp tục chương trình Ngữ văn địa phương : Sưu tầm ca dao , tục ngữ , giúp hs : Hiểu biết sâu hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần , truyền thống và hiện nay , trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương , gìn giữ và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong giao lưu với cả nước II, Chuẩn bị GV cùng hs sưu tầm III, Tiến trình lên lớp 1, ỔN định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3, Bài mới : A, Tiến hành GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ GV phân công cho một số hs khá trong mỗi tổ phụ trách việc biên tập ( loại bỏ bớt câu không phù hợp với yêu cầu ) và sắp xếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ Tổ chức cho hs nhận xét về ca dao , tục ngữ đã sưu tầm : chọn câu hay , giảng câu hay , giải thích địa danh , tên người , tên cây , quả , phong tục có trong các câu ca dao , tục ngữ đã sư tầm được B, Tổng kết Biểu dương các cá nhân và tổ sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy 4, Củng cố : Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm của tiết Chương trình địa phương 5, Dặn dò : Viết những câu tục ngữ ca dao sưu tầm được vào sổ tay văn học của mình Ngày soạn : 27/4/2007 Tiết 135,136 I, Mục tiêu cần đạt Giúp hs : Tập đọc rõ ràng , đúng dấu câu , dấu giọng và phần nào thể hiện được tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng II, Chuẩn bị GV hướng dẫn hs luyện đọc trước ở nhà 4 vb + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( HCM) + Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ( Đặng Thai Mai) + Đức tình giản dị của BH( Phạm Văn Đồng) + Ý Nghĩa văn chương ( Hoài Thanh) III, Tiến trình lên lớp 1, ỔN định tổ chức 2, Kiểm tra bài cũ : 3, Bài mới : A, yêu cầu chung Đọc đúng : phát âm đúng , ngắt câu đúng , mạch lạc và rõ ràng Đọc diễn cảm : thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb , giọng điệu riêng của từng vb B, Thực hiện Tiết 135 : 2 bài L Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Giọng đọc chung toàn bài : hào hùng , phấn chấn , dứt khoát , rõ ràng 1, Đoạn mở bài : a, 2 câu đầu : Nhấn mạnh các từ ngữ : Nồng nàn đó là giọng khẳng định , chắc nịch b, 3 câu : Ngắt đúng vế câu trạng ngữ ( 1,2) ; cụm C-V chính , đọc mạnh dạn , nhanh dần , nhấn đúng mức các động từ và tính từ làm vị ngữ , định ngữ : sôi nổi , kết , mạnh mẽ , to lớn , lướt , nhấn chìm tất cả . C, Câu 4,5,6 Nghỉ giữa câu 3và 4 Câu 4 : đọc chậm lại , rành mạch , nhấn mạnh từ có , chứng tỏ . Câu 5 : giọng liệt kê Câu 6 : Giảm cường độ giọng đọc nhỏ hơn , lưu ý các ngữ điệp , đảo : dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc ( Gọi 2- 3 hs đọc đoạn này ) 2, Đoạn thân bài : Giọng đọc cần liền mạch , tốc độ nhanh hơn một chút Câu đồng bào ta ngày nay cần đọc chậm , nhấn mạnh ngữ : cũng rất xứng đáng , chứng tỏ ý liên kết với đoạn trên Câu : Những cử chỉ cao quý đó cần đọc nhấn mạnh các từ : Giống nhau , khác nhau , tỏ rõ ý sơ kết , khái quát Chú ý các cặp quan hệ từ : từ – đến , cho đến Gọi từ 4-6 hs đọc đoạn này . Nhận xét cách đọc 3, Đoạn kết : Gọng đọc chậm và hơi nhỏ hơn a, 3 câu trên: Đọc nhấn mạnh các từ ngữ : cũng như , nhưng b, 2 câu cuối : đọc giọng giảng giải , chậm và khúc chiết , nhấn mạnh các ngữ : Nghĩa là phải và các động từ làm vị ngữ : Giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho . Gọi 3-4 hs đọc đoạn này . GV nhận xét cách đọc L Sự giàu đẹp của Tiếng Việt : Đọc giọng chậm rãi , điềm đạm , tình cảm tự hào 1, Đọc 2 câu đầu cần chậm và rõ hơn , nhấn mạnh các từ ngữ : tự hào , tin tưởng 2, Đoạn : Tiếng việt có những đặc sắc ..thời kì lịch sử Chú ý từ điệp Tiếng Việt ; ngữ mang tính chất giảng giải : Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng 3, Đoạn : Tiếng việt văn ngệ đọc rõ ràng , khúc chiết , lưu ý các từ in nghiêng : chất nhạc , tiếng hay 4, Câu cuối cùng của đoạn : đọc giọng khằng định vững chắc Tiết 136 : 2 bài L Đức tình giản dị của BH : Nhiệt tình , ngợi ca , giản dị mà trang trọng . các câu văn trong bài , nhìn chung khá dài , nhiều vế , nhiều thành phần nhưng vẫn mạch lạc và nhất quán . Cần ngắt câu cho đúng . Lại cần chú ýcác câu cảm cá dấu ( !) 1, Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : Sự nhất quán , lay trời chuyển đất 2, Câu 2 : tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ : Rất lạ lùng , rất kì diệu , nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ , đồng vị ngữ : Trong sáng , thanh bạch , tuyệt đẹp 3, Đoạn 3,4 Con người của Bác thế giới ngày nay : Đọc với giọng tình cảm ấm áp , gần với giọng kể chuyện . Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng thực sự văn minh 4, Đoạn cuối :Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của BH . Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết L Ý Nghĩa văn chương : Giọng chậm , trữ tình giản dị , tình cảm lắng và thấm thía 1, Hai câu đầu : Giọng kể chuyện lâm li , buồn thương ; câu 3 giọng tỉnh táo , khái quát 2, Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là gợi lòng vị tha : giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện 3, Đoạn : vậy thì hết : tiếp tục giọng tâm tình , thủ thỉ như đoạn 2 Lưu ý : câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra 4, Củng cố : Giáo viên nhận xét ưu , khuyết điểm khi đọc vb nghị luận 5, Dặn dò : Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất . Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập TRƯỜNG THCS ĐẠ MRÔNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Phần văn bản) ------------------------------------------------Họ và tên.. Lớp. Điểm Lời nhận xét của thầy cô giáo. . Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu:1 Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? Người mẹ. b.Cô giáo. Hai anh em. d. Những conbúp bê. Câu:2 Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? a.Người em. b. Người anh. c.Người kể chuyện vắng mặt. d. Người kể chuyện vắng mặt. Câu:3 Tại sao có cuộc chia tay của hai anh em? a.Vì cha mẹ đi công tác xa b.Vì hai anh em không thương yêu nhau. c.Vì hai anh em được nghĩ học. d.Vì cha mẹ chia tay nhau. Câu:4 Kết thúc truyện cuộc chia tay nào không xảy ra? a.Cuộc chia tay của hai anh em. b.Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ. c.cuộc chia tay giữa hai cn búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ. d.Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ và lớp học. Câu:5 Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì? a.Xa người anh trai thân thiết. b.Xa ngôi nhà thân yêu. c.Không được tiếp tục đến trường. d.Tất cả những ý trên đều đúng. Câu:6 Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “chín chữ cù lao”? a.Sinh đẻ. b.Nuôi dưỡng. c.Dạy dỗ. d.Dựng cợ gả chồng. Câu:7 Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao sau là gì? “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” a.. b. Câu:8 Danh nào sau đây không gắn liền với địa danh Hồ Gươm? a.Chùa Một Cột. b.Đền Ngọc Sơn. c.Tháp Rùa. d.Tháp Bút. Câu :9 Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho phù hợp giữa các địa danh và đặc điểm được nói đến trong bài ca dao: TRƯỜNG THCS ĐẠ MRÔNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Phần văn bản) Họ và tên.. Lớp. Điểm Lời nhận xét của thầy cô giáo. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu:1 Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? Người mẹ. b.Cô giáo. Hai anh em. d. Những conbúp bê. Câu:2 Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? a.Người em. b. Người anh. c.Người kể chuyện vắng mặt. d. Người kể chuyện vắng mặt. Câu:3 Tại sao có cuộc chia tay của hai anh em? a.Vì cha mẹ đi công tác xa b.Vì hai anh em không thương yêu nhau. c.Vì hai anh em được nghĩ học. d.Vì cha mẹ chia tay nhau. Câu:4 Kết thúc truyện cuộc chia tay nào không xảy ra? a.Cuộc chia tay của hai anh em. b.Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ. c.cuộc chia tay giữa hai cn búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ. d.Cuộc chia tay giữa bé Thuỷ và lớp học. Câu:5 Nỗi bất hạnh của bé Thuỷ trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì? a.Xa người anh trai thân thiết. b.Xa ngôi nhà thân yêu. c.Không được tiếp tục đến trường. d.Tất cả những ý trên đều đúng. Câu:6 Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “chín chữ cù lao”? a.Sinh đẻ. b.Nuôi dưỡng. c.Dạy dỗ. d.Dựng cợ gả chồng. Câu:7 Tâm trạng của người con gái được thể hiện trong bài ca dao sau là gì? “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” a.. b. Câu:8 Danh nào sau đây không gắn liền với địa danh Hồ Gươm? a.Chùa Một Cột. b.Đền Ngọc Sơn. c.Tháp Rùa. d.Tháp Bút. Câu :9 Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho phù hợp giữa các địa danh và đặc điểm được nói đến trong bài ca dao:
Tài liệu đính kèm: