Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 14

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 14

A - Mục tiêu.

Giúp HS:

1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

- Thấy dược nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

- Bước đầu cảm nhận được tình cảm của người chiến sỹ - nhân vật trữ tình với gia đình, với quê hương và tổ quốc.

2. Về kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc thơ trữ tình và cảm nhận các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hiện đại.

3. Về thái độ:

- Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước.

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 13. Phần văn học
Tiết 53: tiếng gà trưa
 - Xuân Quỳnh - 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
- Thấy dược nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
- Bước đầu cảm nhận được tình cảm của người chiến sỹ - nhân vật trữ tình với gia đình, với quê hương và tổ quốc.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ trữ tình và cảm nhận các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hiện đại.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh Khuya và cho biết đôi nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc nhất của nền thơ hiện đại VN. Thơ XQ thường hướng về những hình ảnh, sự việc bình dị, gần gũi trong đời sống thường nhật của gia đình. Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (35 phút )
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) trong sgk.
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh?
H: Kể tên một vài tập thơ của nhà thơ mà em biết ?
- Các tác phẩm chính: Chồi biếc ( 1963), 
H: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tiếng gà trưa?
- Giáo viên đọc mẫu hướng dẫn học sinh đọc bài thơ
(Yêu cầu: đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những tư ngữ miêu tả)
- Cho HS tập đọc diễn cảm bài thơ.
- Giải nghĩa từ khó: Gọi học sinh đọc phần chú thích SGK.
H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Đặc điểm của thể thơ đó ?
- Dễ thuộc, dễ nhớ, khả năng biểu đạt tâm trạng cao.
H: Tiếng gà vọng vào tâm trí của người lính trong hoàn cảnh nào?
- Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân
H: Vì sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người lại chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa ?
H: Đối với người ra trận tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào ?
- Cảm thấy tiếng gà trưa xao động
- Cảm thấy bàn chân đỡ mỏi
- Cảm thấy tuổi thơ hiện về
H: Vì sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó của con người ?
- Trong không gian yên tĩnh của buổi trưa, tiếng gà trưa đem lại niềm vui cho con người, tiếng gà gợi lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
H: Tiếng gà gợi trong lòng tác giả đối với làng xóm quê hương như thế nào ?
I - Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
- XuânQuỳnh (1942 - 1988), là nhà thơ nữ xuất sắc của thơ hiện đại
2 - Tác phẩm
- Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm của tuổi thơ
II - Tìm hiểu tác phẩm
* Thể thơ: 5 chữ
1 - Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm lãng quên
- Tiếng gà là âm thanh của làng quê, âm thanh báo điều tốt lành.
- Đó là tiếng gà trưa dễ tạo thành những kỉ niệm khó quên của con người.
* Đó là tình làng quê thắm thiết, sâu nặng
*4 Hoạt động 4: (5 phút )
4. Củng cố.
H: Văn bản Tiếng gà trưa là một bài thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc của con người, Theo em những cảm xúc nào được bộc lộ ?
H: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ ?
H: Cảm xúc nào khiến ta đồng cảm ?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 13. Phần văn học
Tiết 54: tiếng gà trưa (Tiết 2)
 - Xuân Quỳnh - 
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
- Thấy dược nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
- Bước đầu cảm nhận được tình cảm của người chiến sỹ - nhân vật trữ tình với gia đình, với quê hương và tổ quốc.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc thơ trữ tình và cảm nhận các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật của một bài thơ trữ tình hiện đại.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tiếng gà trưa” ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
(...)
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (30 phút )
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
H: tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh thân thương nào trong đoạn thơ thứ hai ?
H: Những con gà mái với n hững quả trứng hồng hiện lên qua những chi tiết nào?
- ổ rơm hồng quả trứng
- Khắp mình hoa đốm trắng
- Lông óng như màu nắng
H: Những màu sắc của gà và trứng đã gợi vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê ?
H: Lời thơ: Này con gà mái như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ này có sức biểu hiện như thế nào tình cảm của con người với làng quê ?
H: Trong âm thanh tiếng gà trưa, nhiều kỉ niệm tình bà cháu hiện về. Theo em đó là những kỉ niệm nào?
- Những kỉ niệm tình bà cháu:
 + Lời bà mắng
 + Cách bà chăm chút từng quả trứng
 + Nỗi lo của bà
 + Niềm vui của cháu
H: Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em những suy nghĩ gì về tình bà cháu?
H: Nỗi lo toan của bà trong đoạn thơ này gợi những cảm nghĩ gì trong em?
H: Trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu hình ảnh bà hiện lên với những đức tính nào?
H: Những chắt chiu lo toan của bà được bù lại bằng niềm vui của cháu, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
- Thảo luận:
 + Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ.
 + Vui vì có quần áo mới
* Niềm vui thật thiêng liêng
H: Tình bà cháu thể hiện trong lời nói, cử chỉ, cảm xúc bình thường nhưng tại sao tình cảm ấy lại thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu?
H: Tiếng gà trưa còn gợi cả những suy tư của con người về hạnh phúc về cuộc chiến đấu hôm nay ?
- Suy tư về hạnh phúc: “Tiếng gà trưa sắc trứng”
- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay: “Cháu chiến đấu hôm nay”
H: Như thế trong giấc ngủ hồng những trứng, con người chỉ có thể mơ những điều gì ?
- Mơ những niềm vui và hạnh phúc
H: Em hãy nhận xét ý nghĩa của những từ “vì” được lặp lại liên tiếp ở những câu thơ? Từ “vì” được sử dụng với biện pháp nghệ thuật gì?
H: Vì sao người chiến sỹ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ?
H: Khi chiến đấu vì tổ quốc, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà và ổ trứng hồng con người sẽ mang một tình yêu đất nước như thế nào ?
*3 Hoạt động 3: Tổng kết ( 5 phút )
H: Bài học cho em những điều gì cần ghi nhớ ?
I - Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
2 - Tác phẩm
II - Tìm hiểu tác phẩm
1 - Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm lãng quên
2 - Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm thơ ấu
- Hình ảnh con gà với những quả trứng hồng
- Hình ảnh người bà với những lo toan
- Gợi vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, bình dị, hiền hoà.
- Biểu hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi, thân thương, sự gắn bó của con người với gia đình, làng quê.
- Người bà thôn quê chịu thương chịu khó chắt chiu niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan.
- Là nỗi lo niềm vui của cháu
- Là nỗi lo chân thực của bà trong cuộc sống khó khăn
- Nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu
- Chịu đựng, hy sinh
- Đó là tình cảm ấm áp chân thật của tình ruột thịt
- Là tình cảm gia đình, tình quê hương, tình cội nguồn trong mỗi con người
3 - Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa.
- Điệp từ “vì”: Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả.
- ổ trứng và tiếng gà là những điều thân thương, là biểu tượng hạnh phúc ở miền quê.
- Đó là tình yêu rộng lớn, sâu sắc, cao cả.
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ.
 Sgk. T 151
*4 Hoạt động 4: (5 phút )
4. Củng cố.
- Em hãy nhắc lại ba ý chính của bài?
5. Dặn: HS về học bài, chuẩn bị bài sau 
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 13. Phần tiếng việt
Tiết 55: điệp ngữ
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Giúp HS hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ
- Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết
2. Về kỹ năng:
- Nhận biết điệp ngữ, biết phân tích tác dụng của điệp ngữ
- Sử dụng các phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh
- Lựa chọn các phép tu từ điệp ngữ phù hợp với đặc điểm giao tiếp.
3. Thái độ:
- Biết sử dụng điệp ngữ trong cuộc sống, thêm yêu tiếng nói của dân tộc
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Đọc, tìm hiểu nội dung câu hỏi trong sgk
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ đồng âm ? Đặt câu có từ đồng âm.
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
 Trong giao tiếp và trong viết văn, đôi khi do sơ ý hoặc do vốn ngôn ngữ ít ỏi ta thg lặp lại 1 số từ ngữ khiến cho câu văn trở nên nặng nề, ý không thanh thoát. Đó là h.tượng lặp lại vô ý thức, nó khác với h.tượng lặp lại có ý thức, có chủ động, nhằm tạo nên n ấn tượng mới mẻ có t.chất tăng tiến. Đó là b.p tu từ điệp ngữ.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu - Hình thành khái niệm (20 phút)
- HS đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Tiếng gà trưa.
H: N từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong 2 khổ thơ này ?
H: Cách lặp lại ở đây là ngẫu nhiên hay cố ý ? Lặp lại như vậy để nhằm mục đích gì ?
H: Cụm từ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài ? Nó có tác dụng gì ?
H: Qua đó em hiểu thế nào là điệp ngữ ? Sd điệp ngữ có tác dụng gì ?
- Gọi HS đọc ví dụ trong sgk.
H: S2 điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong 2 đoạn dưới đây, tìm đ.điểm của mỗi dạng ?
- Trong “Tiếng gà trưa” các điệp từ đứng cách quãng nhau.
- Trong vd (a) các từ đứng nối tiếp nhau
- ở vd (b) đứng cuối câu trước và đầu câu sau.
H: Như vậy có mấy dạng điệp ngữ ?
*3 Hoạt động 3: Luyện tập ( phút )
H: Tìm điệp ngữ trong những đ.trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ?
H: Tìm điệp ngữ trong đv sau và nói rõ đấy là n dạng điệp ngữ gì ?
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS sửa lại đoạn văn
- Gọi 1 - 3 em đọc bài làm của mình
I - Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
1. Ví dụ:
a. Nghe xao động nắng trưa
 Nghe bàn chân đỡ mỏi
 Nghe gọi về tuổi thơ 
->Từ nghe được lặp lại 3 lần - nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa.
b. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
. . . . . . . . . . . . . .
Vì tiếng gã cục tác...
->Từ vì được lặp lại 4 lần – nhấn mạnh ng.nhân c.đấu của ng c.sĩ.
c. Cụm từ: Tiếng gà trưa “ -> lặp lại 4 lần ở đầu 4 khổ thơ - Nó gợi ra n KN của tuổi thơ tác giả.
2. Ghi nhớ.
 Sgk. T 152
II - Các dạng điệp ngữ.
1. Ví dụ:
2. Ghi nhớ
 Sgk. T 152
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1:
Đáp án:
- Một DT đã gan góc2, DT đó phải được2 
->Nhấn mạnh sự gan dạ, dũng cảm của DT VN trong cđ chống ngoại xâm và nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, ĐL của DT ta.
- Đi cấy2, trông8 ->Nhấn mạnh nỗi lo âu, trông mong cho thời tiết thuận lợi của ng nông dân.
2. Bài tập 2:
- Xa nhau... xa nhau -> ĐN cách quãng.
- Một giấc mơ. Một giấc mơ -> ch.tiếp.
3.Bài tập 3:
 Cách sửa
a. Các từ ngữ được lặp lại trong đv không có td biểu cảmảm. Có thể lược bỏ các từ ngữ trùng lặp không cần thiết.
b. Phía sau nhà em có 1 mảnh vườn, trồng rất nhiều loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế PN, em hái hoa ở vườn nhà để tặng mẹ, tặng chị em.
*4 Hoạt động 4: (3 phút )
4. Củng cố.
- Gọi HS đọc lại các phần ghi nhớ
5. Dặn: HS về học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài sau
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 13. tập làm văn
Tiết 56: luyện nói: 
phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học
- Hiểu được những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một số tác phẩm văn học.
2. Về kỹ năng:
- Luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn ý và diễn đạt bằng lời nói, luyện nói trước lớp
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tiinhf cảm của bản thân về một số tác phẩm văn học.
- Rèn kỹ năng giao tiếp, trình bày cảm nghĩ trước tập thể.
3. Thái độ:
- Yêu thích tự tin nói trước lớp 
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu.
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ? 
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút )
Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trình bày v.đề một cách có bài bản, có sửa chữa, uốn nắn, có sự theo dói đánh giá của ng khác.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Tổ chức cho HS luyện nói ( 35 phút )
H: Em hãy nêu các bước làm 1 bài văn nói chung ?
- GV: có 2 cách lập ý: cách 1: Đọc bài thơ, ta thấy Bác Hồ là 1 thi sĩ, 1 nghệ sĩ có tâm hồn dào dạt trước TN nên Bác đã vẽ ra 1 bức tranh rừng khuya có trăng sáng thật đẹp và nên thơ. Nhưng Bác còn là 1 con ng yêu nc vĩ đại nên bài thơ c trĩu nặng 1 tấm lòng lo lắng cho dân, cho nc. Cách 2: Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên 1 bức tranh TN đẹp và 1 tấm lòng yêu nc, yêu dân. Từ đó thấy được vẻ đẹp cao quí của con ng Bác, của hồn thơ Bác.
H: Dàn ý của bài pbcn gồm có mấy phần ?
H: Phần MB cần nêu gì ? Cảm nghĩ chung của bài thơ Cảnh khuya là gì ?
H: TB cần nêu gì ? Cần phát biểu cảm nghĩ ở n khía cạnh nào của bài thơ ?
H: KB cần phải làm gì ? Em có tình cảm gì đối với tác giả bài thơ này ?
- HS thảo luận theo nhóm để chuẩn bị nội dung bài nói.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp
- Các nhóm nhận xét chéo bài của nhau
- Gv nhận xét, sửa chữa
- Cho điểm bài trình bày đạt
I - Chuẩn bị. 
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch HCM.
1-Tìm hiểu đề và tìm ý: 
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: 
Nêu c.nghĩ chung kq về bài thơ (là bài tả cảnh TN rất hay qua đó đã bộc lộ được tấm lòng yêu nc, thương dân của Bác).
b. Thân bài:
 Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.
- Về âm thanh của tiếng suối: Tiếng suối được s2 với tiếng hát xa- 
- Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng-
- Về tấm lòng lo lắng của Bác đối với nc nhà.
c. Kết bài:
 Tình cảm của em đối với bài thơ, đối với tác giả bài thơ (Đọc bài thơ, em vô cùng cảm mến, trân trọng t.yêu TN và tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với dân, với nc).
3. Chuẩn bị đv nói: 
II - Thực hành. 
*3 Hoạt động 3: ( phút)
4. Củng cố:
- Muốn bài nói có hiệu quả ta cần phải chuẩn bị và thực hiện thế nào ?
5. Dặn:
- HS về xem lại bài đã trình bày, chuẩn bị bài sau.
D - Rút kinh nghiệm giờ dạy.
* Ưu điểm:..................................................................................................................
....................................................................................................................................
* Tồn tại:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................
======================= Hết tuần 14 =======================

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 7 Tuan 14 CKTKN.doc