I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Qua việc phân tích các ưu điểm và tồn tại trong bài làm giúp học sinh biết phát huy các mặt tốt, tích cực, bổ sung, sửa chữa phần kiến thức sai sót hoặc thiếu hụt để có hướng vươn lên trong các kì kiểm tra tới.
2. Kĩ năng:
Chú ý sửa cách diễn đạt, trình bày trong phần tự luận, viết ngắn gọn, đủ ý. câu văn rõ ràng, lời văn sinh động, ý mạch lạc.
3. Thái độ:
Phần tiếng Việt giúp các em biết xem xét nghĩa của từ, các tiếng cấu tạo nên từ để xác định từ loại, đặt câu chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa.
Ngày soạn: 18/11/2012 Ngày dạy : - Lớp: 7b: Ngày 19/11/2012 - Lớp: 7c: Ngày 19/11/2012 TÊN BÀI DẠY: Bài 14: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT TUẦN 14 Tiết: 53 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Qua việc phân tích các ưu điểm và tồn tại trong bài làm giúp học sinh biết phát huy các mặt tốt, tích cực, bổ sung, sửa chữa phần kiến thức sai sót hoặc thiếu hụt để có hướng vươn lên trong các kì kiểm tra tới. 2. Kĩ năng: Chú ý sửa cách diễn đạt, trình bày trong phần tự luận, viết ngắn gọn, đủ ý. câu văn rõ ràng, lời văn sinh động, ý mạch lạc. 3. Thái độ: Phần tiếng Việt giúp các em biết xem xét nghĩa của từ, các tiếng cấu tạo nên từ để xác định từ loại, đặt câu chính xác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. 2. Học sinh: Đọc kĩ yêu cầu, soạn bài theo sách giáo khoa. III. Phương Pháp: Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, bình. IV. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra: (4 phút). Hoạt động 1: (21’) Giáo viên phát bài kiểm tra văn cho học sinh xem xét các phần bài Giáo viên đã chấm, sửa và làm dấu. - Giáo viên cung cấp đáp án (như tiết 41) - Giáo viên giải thích từng phần đáp án, chú ý phần tự luận, giáo viên nêu rõ yêu cầu từng câu, cách diễn đạt. * Ưu điểm: - Các em có sự chuẩn bị, biết cách làm bài, chất lượng bài làm tương đối cao. - Đa số nắm được thể loại, nghệ thuật và nội dung của bài kiểm tra văn được học từ đầu năm đến nay. * Tồn tại: - Nhiều em chưa biết làm, bài viết sơ sài, sa vào trình bày dạng câu hỏi, chưa biết trình bày mở bài, kết thúc. - Một số em sai nhiều lỗi chính tả. Hoạt động 2: (20’) Giáo viên phát bài kiểm tra tiếng Việt. - Giáo viên cung cấp đáp án (như tiết 46) - Giáo viên giải thích từng phần đáp án, lưu ý phần đặt câu với từ. - Viết đoạn văn có mở đầu và kết thúc hợp lí, diễn đạt mạch lạc, trình bày nội dung có tính văn học, tránh viết lan man, sa vào chủ đề vô nghĩa. * Ưu điểm: - Học sinh nắm vững các kiến thức đã học, khái niệm, công dụng của các từ loại. - Đặt câu đủ ý, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc. - Đoạn văn viết có tình cảm, chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước: - Nhiều em chưa đọc kĩ câu hỏi, giải thích chưa đúng nghĩa từ Hán Việt. - Một số em viết đoạn văn còn quá sơ sài, sai chủ đề, trình bày chưa sạch đẹp - Giáo viên khái quát chung về ý thức làm bài của các em. 4. Củng cố: ( 2 phút ). - Phuơng pháp làm bài phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Bố cục bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 5. Dặn dò: ( 3 phút ). - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm. - Chuẩn bị “luyện nói; bài viết.”. Ngày soạn: 18/11/2012 Ngày dạy : - Lớp: 7b: Ngày 24/11/2012 - Lớp: 7c: Ngày 24/11/2012 TÊN BÀI DẠY: Bài 14: LUYỆN NÓI : PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẢM VĂN HỌC TUẦN 14 Tiết: 54 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Củng cố kiến thức về phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. 2. Kĩ năng: Luyện cho học sinh tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói theo đề cương chuẩn bị trước. 3. Tư tưởng: Rèn luyện sự tự tin, bình tĩnh nói trước tập thể. II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. 2. Học sinh: Ôn kiến thức cũ. III. Phương Pháp: Trực quan, nêu vấn đề, phân tích. IV. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra: (4 phút). Kiểm tra vở soạn bài, sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Nói là một nhu cầu giao tiếp rất cần thiết của con người. Nói như thế nào để người nghe hiểu rõ, hiểu đúng và thích nghe là một việc làm không phải dễ. Trong kiểu văn bản biểu cảm về đối tượng là một tác phẩm văn học, các em lại càng phải có cách nói thu hút, dễ hiểu đối với người nghe, giúp họ cảm nhận một cách sâu sắc về tác phẩm mà mình yêu thích. TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS 10 Phút 25 Phút I. Ôn lại kiến thức: 1. Bố cục ba phần: a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm. b. Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ, do tác phẩm gợi lên. c. Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm. II. Nội dung luyện nói: Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý: a. Tìm hiểu đề: - Thể loại: phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Yêu cầu về nội dung: cảm nghĩ về hình thức, nội dung của bài thơ. b. Tìm ý: - Thiên nhiên tĩnh lặng, mọi hoạt động của con người và sự vật như ngưng lại, chỉ nghe vọng lại từ xa tiếng suối chảy. - Ánh trăng vằng vặc trên cao. - Bóng trăng trùm lên cây cổ thụ, bóng cổ thụ in trên khóm hoa, cảnh vật hoà quyện, quấn quýt. - Bác không ngủ được vì canh cánh một nỗi lòng lo lắng cho cuộc kháng chiến của dân tộc. 2. Dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu bài thơ. - Cảm nghĩ chung về bài thơ. b. Thân bài: - Nêu nhận xét chung về phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của Bác thể hiện trong bài thơ. + Câu 1: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. So sánh, liên tưởng. Tiếng suối gần gũi với con người hơn, có sức sống và trẻ trung hơn. + Câu 2: Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Miêu tả, điệp ngữ, hình ảnh sinh động. Các sự vật quấn quýt hoà quyện, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo. Quan sát tinh tế, thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người thi sĩ của Bác. + Câu 3,4: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Miêu tả, biểu cảm, điệp ngữ vòng tròn. Tấm lòng yêu nước, thương dân, tinh thần cách mạng của người chiến sĩ. Xúc động, kính yêu Bác. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế. Hiểu thêm về phẩm chất, tình cảm của Bác: người thi sĩ - người chiến sĩ hoà hợp tạo nên phẩm chất Hồ Chí Minh. c. Kết bài: - Khẳng định lại cảm nghĩ. - Nêu giá trị bài thơ. Hoạt động 1 Ôn lại kiến thức về kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. Biểu cảm là gì? Thế nào là văn biểu cảm? Biểu cảm là sự rung động được thể hiện ra bằng lời văn, lời thơ. -Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi dậy lòng đồng cảm nơi người đọc. Có 2 kiểu văn bản biểu cảm: Biểu cảm đối với sự vật con người ( kết hợp các phương thức miêu tả, tự sự). Biểu cảm đối với tác phẩm văn học. Trong văn biểu cảm về tác phẩm văn học, đối tượng biểu cảm là gì? Phương thức biểu đạt nào được dùng ở đây? Bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học thường có mấy phần? Nhiệm vụ từng phần? Bố cục ba phần: Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm. Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ, do tác phẩm gợi lên. Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm. Hoạt động 2 Nói trước lớp. Giáo viên cho học sinh đại diện nhóm nói trước lớp. Giáo viên quan sát, theo dõi, nhận xét. Giáo viên cho mỗi tổ cử đại diện trình bày bài chuẩn bị của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, đánh giá, ghi điểm Giáo viên tổng kết việc nói trước lớp của học sinh . Giáo viên nhận xét chung tiết luyện nói, tuyên dương những bài nói hay, nhắc nhở, động viên các học sinh yếu. Giáo viên chuẩn bị bài nói mẫu cho các em nghe tham khảo. 4. Củng cố: ( 2 phút ). - Kiến thức về phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. 5. Dặn dò: ( 3 phút ). - Học bài. Luyện viết văn cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Chuẩn bị “Bài viết.”. Ngày soạn: 18/11/2012 Ngày dạy : - Lớp: 7b: Ngày 23/11/2012 - Lớp: 7c: Ngày 20/11/2012 TÊN BÀI DẠY: Bài 14: BÀI VIẾT VĂN BIỂU CẢM TUẦN 14 Tiết: 55, 56 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Củng cố kiến thức về thể loại văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cách trình bày một bài tập làm văn khoa học, giàu cảm xúc. 3. Thái độ: Đánh giá ý thức học tập, việc tiếp nhận kiến thức của học sinh qua bài tập làm văn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, ra đề, đáp án, biểu điểm.. 2. Học sinh: Ôn tập toàn bộ kiến thức văn biểu cảm, giấy kiểm tra. III. Phương Pháp: Biểu cảm. IV. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định lớp: (1 phút). 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Đề bài: 1. Cảm nghĩ về người thân. Yêu cầu chung: - Phương pháp: Vận dụng phương pháp làm văn biểu cảm: - Nội dung: Biểu cảm về một loài cây. - Hình thức: Bố cục 3 phần, diễn đạt mạch lạc trong sáng, dùng từ chính xác, hạn chế tối đa lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: a. Giới thiệu người thân. b. Nguồn cảm xúc (hoàn cảnh tiếp xúc).. 0,5 điểm 0,5 điểm 2. Thân bài: a. Ngoại hình (tả, biểu cảm). b. Tính cách, cư xử, suy nghĩ, hành động (kể, tả, biểu cảm) đối với mọi người. c. Tính cách, cư xử, suy nghĩ, hành động (kể, tả, biểu cảm) đối với bản thân mình. 2 điểm 3 điểm 3 điểm 3. Kết bài : a. Khẳng định tình cảm của em. b. Những điều học hỏi ở người thân. 0,5 điểm 0,5 điểm 4. Củng cố: ( 2 phút ). - Củng cố kiến thức về thể loại văn biểu cảm. 5. Dặn dò: ( 3 phút ). - Học bài. Luyện viết văn biểu cảm. - Chuẩn bị “Một thứ quà...;Chơi chữ; Làm thơ...; chuẩn mực....”.
Tài liệu đính kèm: