Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 6

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 6

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.

- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.

- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.

2. Kĩ năng:

Nhận biết thể loại thơ lục bát.

Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát.

3. Giáo dục: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên ,yêu quê hương đất nước .

4. Tích hợp: GD môi trường: Liên hệ môi trường trong lành của Côn Sơn

II . Chuẩn bị :

- Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài

- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi

III . Phương pháp.

Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Ngày soạn : 15/9/2012
Tiết 21 Ngày giảng : 17/9/2012 
 BÀI CA CÔN SƠN -CÔN SƠN CA (trích ) 
 (Đọc thêm) Nguyễn Trãi 
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Trãi.
- Sơ bộ về đặc điểm thể thơ lục bát.
- Sự hòa nhập giữa tâm hồn Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn được thể hiện trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
Nhận biết thể loại thơ lục bát.
Phân tích đoạn thơ chữ Hán được dịch sang tiếng Việt theo thể thơ lục bát. 
3. Giáo dục: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên ,yêu quê hương đất nước .
4. Tích hợp: GD môi trường: Liên hệ môi trường trong lành của Côn Sơn
II . Chuẩn bị : 
- Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III . Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. Các bước lên lớp
1 . Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc và nêu nội dung bài "Sông núi nước nam "
- Đọc thuộc và nêu nội dung bài "Phò giá về kinh ".
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ1:Đọc tìm hiểu chú thích "Bài ca Côn Sơn".
GVhướng dẫn đọc ,đọc ,gọi HS đọc 
Gọi HS đọc chú thích *.
H: Nêu vài nét về tác giả ?
H: Nêu vài nét về tác phẩm /thể thơ ?
Hướng dẫn HSxem chú thích .
HĐ2 Tìm hiểu văn bản Bài ca côn sơn 
H: Với đoạn thơ này cần làm rõ, phân tích những điều gì ?
H: Cảnh Côn Sơn được tả qua những chi tiết nào ?
H: Để tả cảnh Côn Sơn tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
H: Em cảm nhận thế nào về cảnh Côn Sơn ?
(GD môi trường)
H: Tìm chỉ ra các hoạt động của nhà thơ trong đoạn ?
H: Ở phần này tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Em hiểu những chi tiết này như thế nào ?
H : Ngoài ra em có nhận xét gì về cách sắp xếp các câu thơ ?
H : Em cảm nhận được gì về tâm hồn nhà thơ ?
H : Cách cảm nhận của tác giả về cảnh thiên nhiên nói lên điều gì ?
H : Đến đây ta biết thêm điều gì về Nguyễn Trãi ?
HĐ3 Tổng kết văn bản Bài ca Côn Sơn 
H : Tóm tắt những nghệ thuật trong bài ?
H : Văn bản giúp ta biết gì ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
I . Đọc , tìm hiểu chú thích 
 1. Đọc 
 2. Chú thích 
 a. Tác giả 
 b. Tác phẩm 
 c. Thể thơ 
 d. Từ khó 
II. Tìm hiểu văn bản 
 1. Cảnh Côn Sơn 
 _ Suối rì rầm (như tiếng đàn )
 _ Đá rêu phơi ( như chiếu êm )
 _ Thông như nêm 
 _ Trúc xanh mát 
---> Chọn hình ảnh, từ láy, điệp từ, so sánh 
---> Côn Sơn khoáng đạt, yên tĩnh, nên thơ 
2. Hình ảnh nhà thơ 
 _ Nghe suối chảy ( như nghe tiếng đàn )
 _ Ngồi trên đá ( Như ngồi chiếu êm )
- Nằm , ngâm thơ 
---> Điệp, đan xen với từng câu tả cảnh 
----> Nhà thơ gần gũi, hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên 
===> Tâm hồn thi sĩ , nhân cách thanh cao 
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật.
- Nghệ thuật xưng hô “ta”.
- Đan xen các chi tiết tả cảnh và tả người.
- Bản dịch theo thể lục bát, lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. 
 2. Ý nghĩa văn bản.
Sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? Gợi cho em tình cảm gì ?GD lòng yêu quê hương đất nước , yêu thiên nhiên 
5 . Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ.
- Trình bày nhận xét về hình ảnh nhân vật “ta” được miêu tả trong bài thơ.
- Học bài 
- Chuẩn bị bài : Từ Hán Việt ( tt )
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
Tuần : 6 Ngày soạn : 15/9/2012
Tiết 21 Ngày giảng : 17/9/2012 
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊNTRƯỜNG TRÔNG RA THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG
 	(Đọc thêm) Trần Nhân Tông 
I . Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Bức tranh làng quê thôn dã trong một số sáng tác của Trần nHân Tông – người sau này trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái trúc lâm Yên Tử.
- Tâm hồn cao đẹp của một vị vua tài đức .
- Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật qua một sáng tác của Trần Nhân Tông.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật đã học – hiểu một văn bản cụ thể:
- Nhận biết được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Thấy được sự tinh tế trong lựa chọn ngôn ngữ của tác giả để gợi tả bức tranh đạm đà tình quê hương. 
3. Giáo dục: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước .
4. Tích hợp: GD môi trường: Liên hệ môi trường trong lành của Côn Sơn
II . Chuẩn bị : 
- Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi.
III . Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV . Các bước lên lớp
1 . Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ :
- Đọc thuộc và nêu nội dung bài "Sông núi nước nam "
- Đọc thuộc và nêu nội dung bài "Phò giá về kinh ".
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Đọc, tìm hiểu chú thích văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra 
GV hướng dẫn , đọc , gọi HS đọc 
Gọi HS đọc chú thích *
H : Nêu những nét chính về tác giả , tác phẩm ?
H : Nêu đặc điểm của thể thơ ?
Tìm hiểu văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra 
H : Văn bản có mấy nét cảnh ?
H : Em hãy cho biết tác giả tả cảnh gì trong hai câu thơ đầu ? Tại sao ?
H : Theo em cảnh được tả trong thời điểm nào ?
H : Em hiểu thế nào về cụm từ " Nửa như có ...không "?
GV đưa tranh 
H : Ở 2 câu sau tác giả miêu tả những hình ảnh nào ?
H : Em hiểu thế nào về những hình ảnh này ?
H : Em cảm nhận thế nào về cảnh được tả ?
H : Cảm nhận chung của em về cảnh trong bài ?Về tâm trạng của tác giả ?
H : Em kết luận gì về tình cảm của tác giả ?
Tổng kết văn bản Buổi chiều ....ra 
H : Tóm tắt nghệ thuật trong văn bản ?
H : Văn bản giúp ta biết gì ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Luyện tập 
Gọi Hsđọc BT1-81 cho HS xung phong trả lời 
Gọi HS đọc BT1-77 gọi HS giỏi trình bày bài làm
I . Đọc , tìm hiểu chú thích 
 1. Đọc 
 2. Chú thích 
 a. Tác giả 
 b. Tác phẩm 
 c. Thể thơ 
 d. Từ khó 
II. Tìm hiểu văn bản 
 1. Cảnh trong thôn xóm 
 _Miêu tả cảnh tượng chung đặc sắc, đặc trưng
 _ Vào lúc chiều sắp tối 
----> Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư, nửa thực, mờ ảo, yên tĩnh. 
2. Cảnh ngoài đồng 
_ Hình ảnh chọn lọc , đặc tả với màu sắc , âm thanh , đường nét tiêu biểu 
_ Cảnh thanh bình và hạnh phúc 
===> Cảnh vùng quê bình yên , con người hoà hợp với thiên nhiên 
* Tuy có địa vị tối cao nhưng tác giả yêu quê hương thôn dã sâu sắc 
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật.
- Kết hợp giữa điệp ngữ và tiểu đối, tạo nhịp điệu thơ êm ái, hài hòa.
- Sử dụng ngôn ngữ đậm chất hội họa, làm hiện lên hình ảnh thơ đầy thi vị.
- Dùng cái hư làm nổi bật cái thực và ngược lại, qua đó khắc họa hình ảnh nên thơ, bình dị. 
 2. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện hồn thơ thắm thiết tình quê của vị vua anh minh, tài đức Trần Nhân Tông.
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? Gợi cho em tình cảm gì ?GD lòng yêu quê hương đất nước , yêu thiên nhiên 
5 . Hướng dẫn tự học : 
- Học thuộc lòng – đọc diễn cảm văn bản dịch thơ.
- Nhớ được 8 yếu tố Hán Việt.
- Học bài. 
- Chuẩn bị bài : Từ Hán Việt ( tt )
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
Tuần : 6 Ngày soạn :15/9/2012
Tiết 22 Ngày giảng :17/9/2012
TỪ HÁN VIỆT ( tt )
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức: 
 - Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản.
 - Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
 2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
 - Mở rộng vốn từ Hán Việt
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ ; sử dụng từ HV đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp văn cảnh 
* GD kĩ năng sống: 
- Lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp
- Giao tiếp trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.
* GD bảo vệ môi trường: Liên hệ tìm các từ Hán Việt liên quan đến môi trường
II . Chuẩn bị : 
- Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + bảng phụ
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III . Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận. 
IV. Các bước lên lớp
1 . Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày những gì em biết về yếu tố HV ?
................................................từ ghép chính phụ HV ?
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Tìm hiểu việc sử dụng từ HV 
GV đưa bảng phụ ghi ví dụ - gọi HS đọc - cho HS thảo luận các câu hỏi SGK- lần lượt gọi HS trả lời - Nhận xét - bổ sung
H : Qua tìm hiểu em thấy sử dụng từ HV giúp tạo những sắc thái gì ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
H : Cho ví dụ có sử dụng từ HV tạo ra một trong những sắc thái vừa học ? (Rèn kĩ năng sống)
GV đưa bảng phụ ghi ví dụ - gọi HS đọc - cho HS thảo luận - gọi HS trả lời - nhận xét - bổ sung 
( Cho HS giải thích cụ thể : đề nghị --> yêu cầu mang tính bắt buộc )
H : Qua tìm hiểu , em rút ra được điều gì khi sử dụng từ HV ? Tại sao không nên lạm dụng ?
Gọi HS đọc ghi nhớ
Luyện tập 
Goi HS đọc yêu cầu BT1 - cho HS làm vào phiếu học tập lớn - đưa kết quả lên bảng - nhận xét - bổ sung 
Gọi HS đọc BT2- cho HS xung phong trả lời - nhận xét - bổ sung
Gọi HS đọc yêu cầu BT3 - cho HS làm vào phiếu học tập nhỏ - thu 5,7 bài - nhận xét - bổ sung
BT4 cho HS xung phong trả lời 
GV cho HS tự tìm.
I . Sử dụng từ HV 
 1. Sử dụng từ HV để tạo sắc thái biểu cảm 
 * Tìm hiểu ví dụ 
 a. Phụ nữ : Tạo sắc thái trang trọng 
 b. Từ trần : ......thái độ tôn kính. 
 c. mai táng, tử thi: tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục 
 d. kinh đô, yết liến, bệ hạ, thần : tạo sắc thái cổ. 
* Ghi nhớ 
2. Không lạm dụng từ HV 
* Tìm hiểu ví dụ 
 _ a2, b2 hay hơn 
 _ Vì a1, b1 dùng từ HV không phù hợp sắc thái, văn cảnh. 
 * Ghi nhớ 
II. Luyện tập 
 1.
mẹ
thân mẫu 
vợ
phu nhân
sắp chết 
lâm chung
giáo huấn 
dạy bảo 
2. Vì từ HV tạo sắc thái trang trọng , tao nhã 
3. giảng hoà, cầu thân, hoà hiểu, nhan sắc, tuyệt trần 
4. Dùng không phù hợp 
 Thay : giữ gìn, đẹp 
5. Cho HS sưu tầm một số từ Hán Việt liên quan đến môi trường. (GD môi trường)
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?em tự rút ra bài học gì ? GD ý thúc làm giàu vốn từ , dùng từ phù hợp văn cảnh ...
5 . Hướng dẫn tự học : 
- Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học.
- Học bài - Làm bài tập : tìm thêm từ HV theo các sắc thái đã học 
- Chuẩn bị bài : Đặc diiểm của văn biểu cảm 
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
Tuần : 6 Ngày soạn : 15/9/2012
Tiết 23 Ngày giảng : 19/9/2012 
 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM 
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Bố cục của bài văn biểu cảm.
- Yêu cầu của việc biểu cảm.
- Cách biểu cảm gián tiếp và cách biểu cảm trực tiếp.
2. Kĩ năng: Nhận biết đặc điểm của bài văn biểu cảm.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng tình cảm trong sáng , cao đẹp ; ý thức bộc lộ tình cảm chhân thành 
II . Chuẩn bị : 
 - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III . Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. Các bước lên lớp
1 . Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ :Văn biểu cảm là gì ?
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm 
Gọi HS đọc văn bản Tấm gương - cho HS thảo luận các câu hỏi - lần lượt gọi HS trả lời 
H : Văn bản Tấm gương biểu đạt tình cảm gì ?
H : Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã làm như thế nào ?
H : Vì sao lại mượn hình ảnh tấm gương ? (gương phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh ) 
H : Bố cục bài văn gồm mấy phần ? Từng phần có nhiệm vụ gì ? có liên quan gì với nhau ?
H : Tình cảm và cách đánh giá của tác giả như thế nào ?
H : Điều đó có ý nghĩa gì ?
Gọi HS đọc đoạn văn 
H : Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì ? 
H : Tình cảm ở đây được bộc lộ trực tiếp hay gián tiếp ? dựa vào đâu em nói như vậy ?
H : Qua tìm hiểu em thấy mỗi bài văn thường biểu đạt mấy ý (tình cảm ) chủ yếu ?
H : Để biểu đạt tình cảm có thể dùng những cách nào ? 
H : Bố cục bài văn biểu cảm thường gồm mấy phần ?
H : Tình cảm trong bài văn phải như thế nào ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Luyện tập 
Gọi HS đọc bài tập - cho HS thảo luận các câu hỏi - lần lượt gọi HS trả lời 
H : Bài văn thể hiện tình cảm gì ?
H : Việc tả hoa phượng đóng vai trò gì ?
H : Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
H : Tìm mạch ý của bài văn ?
H : Nêu cách bộc lộ cảm xúc ?
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm 
 1. Tìm hiểu ví dụ 
 a. Bài văn tấm gương 
 - Ca ngợi đức tính trung thực ; ghét thói xu nịnh, giả dối. 
 - Mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa ( hình ảnh ẩn dụ , tuợng trưng )
_ Bố cục : 3 phần 
 + Đoạn1 : Giới thiệu chung 
 + Các đoạn tiếp : Ca ngợi ( chi tiết ) 
 + Đoạn cuối : Khẳng định lại 
 _ Tình cảm rõ ràng, trong sáng, trung thực. 
---> Tăng giá trị tác dụng của bài văn 
 b. Đoạn văn trang 86
 _ Biểu hiện nỗi cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và cảm thông
 _ Biểu hiện trực tiếp : kêu, than, câu hỏi biểu cảm. 
 2 . Ghi nhớ 
 _ Mỗi bài văn biểu cảm biểu đạt 1 tình cảm chủ yếu ( 1 ) 
 _ Cách biểu đạt ...( 2 )
 _ Bố cục ( 3 )
 _ Tình cảm phải ...( 4 )
II. Luyện tập 
_ Tình cảm buồn, nhớ trường, lớp, bạn bè lúc nghỉ hè. 
_ Mượn hoa phượng để thể hiện tình cảm. 
_ Hoa phượng - mùa hè - nghỉ hè - học trò xa nhau ...
_ Mạch ý 
_ Gián tiếp : Mượn hoa phượng 
_Trực tiếp : từ ngữ bộc lộ cảm xúc 
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?GD phải có tình cảm dúng mực với mọi vật, việc xung quanh ; có cách bộc lộ phù hợp , chân thành 
5 . Hướng dẫn tự học :
- Tìm hiểu đặc điểm văn bản biểu cảm trong một văn bản đã học
- Học bài
- Chuẩn bị bài : đề văn biểu cảm & cách làm bài văn biểu cảm 
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
Tuần : 6 Ngày soạn : 15/9/2012
Tiết 23 Ngày giảng : 19/9/2012 
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM 
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm cấu tạo của đề văn biểu cảm.
- Cách làm bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết đề văn biểu cảm.
- Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức tuân thủ các bước làm bài văn biểu cảm. 
II. Chuẩn bị : 
- Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + bảng phụ 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III . Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. Các bước lên lớp
1 . Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Tìm hiểu đề văn biểu cảm & các bước làm bài văn biểu cảm 
Gọi HS đọc BT ví dụ 
GV đưa bảng phụ - goi HS lên điền các nội dung 
H : Qua tìm hiểu em thấy đề văn biểu cảm thường gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
GV ghi đề bài 
H: Trước đề bài việc đầu tiên em cần làm gì?
H : Cụ thể tìm hiểu đề bài này em làm thế nào ?
H : Em hiểu cảm nghĩ là gì ? ( cảm xúc, suy nghĩ )
H : Tìm hiểu đề xong cần làm gì ? 
H : Em tìm ý bằng cách nào và kết quả cụ thể ra sao ?
H : Sau khi tìm ý cần làm gì ?
H : Lập dàn ý nghĩa là làm gì ? ( xếp các ý theo trình tự hợp lí )
H : Em lập dàn ý cho bài văn này thế nào ?
H : Lập dàn ý xong bước tiếp theo làm gì ? 
H : Viết thành bài văn tức là làm gì ? 
H : Viết xong bài, chúng ta làm gi?
H : Qua tìm hiểu em hãy cho biết các bước làm bài văn biểu cảm ?
H : Muốn tìm ý cần phải làm như thế nào ?
H : Khi viết thành bài văn , lời văn phải như thế nào ?
Gọi Hs đọc ghi nhớ
Luyện tập 
Gọi HS đọc bài văn - cho HS thảo luận các câu hỏi - lần lượt gọi HS trả lời - Nhận xét , bổ sung
GV ghi đề - cho HS làm ra bảng phụ - đưa kết quả - nhận xét 
Tìm ý cho bài văn Cảm nghĩ về loài cây em yêu
H: Bài văn có những ý nào?
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu
 cảm 
 1. Đề văn biểu cảm 
 * Tìm hiểu ví dụ 
đề 
 Đối tượng 
hướng cảm xúc 
a
dòng sông, dãy núi ...
 cảm nghĩ 
b
đêm trăng trung thu
 "
c
nụ cười của mẹ
 "
d
tuổi thơ 
 vui buồn 
e
loài cây
 yêu
 * Ghi nhớ ( 1 )
2. Các bước làm bài văn biểu cảm 
 * Tìm hiểu ví dụ 
 Đề : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ 
a. Tìm hiểu đề : 
 + Đối tượng : nụ cười của mẹ 
 + Hướng tình cảm : cảm nghĩ 
b. Tìm ý :
 + Nụ cười yêu thương làm ấm lòng 
 + Nụ cười khuyến khích, động viên, an ủi giúp mạnh mẽ, vững vang, như được tiếp thêm sức lực 
 + Khi vắng nụ cười của mẹ ---.> buồn, trống vắng ...
 + Làm sao để luôn thấy nụ cười của mẹ 
c. Lập dàn ý :
+ MB : Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ 
+ TB : Trình bày cụ thể các biểu hiện , sắc thái về nụ cười của mẹ & cảm xúc tương ứng ( b )
+ KB : Khẳng định lại một lần nữa cảm nghĩ về nụ cười của mẹ , lòng yêu thương biết ơn mẹ 
d. Viết bài 
e . Đọc lại bài , kiểm tra sửa 
* Ghi nhớ ( 2 ) 
_ Các bước làm bài ...( 2 )
_ Muốn tìm ý cân ...( 3 ) 
_ Lời văn ...( 4 ) 
II. Luyện tập 
1. Bài văn SGK
_ Bài văn thể hiện tình cảm tự hào, yêu quê hương 
_ Đề văn : Cảm nghĩ về quê hương 
_ Dàn ý : 
+ MB : Giới thiệu 
+ TB : Tuổi thơ - khi đi xa 
 Những cái cụ thể 
 Lịch sử chiến đấu - Những tấm gương
+ KB : Khẳng định lại 
_ Phương thức biểu đạt : vừa trực tiếp vừa gián tiếp 
2. Tìm ý cho bài văn : Cảm nghĩ về loại cây em yêu 
_ Những đặc điểm cụ thể của cây gây cho em cảm xúc ...
_ Lợi ích của cây ...
_ Sự gắn bó ( kỉ niệm ) của cây với gia đình , bản thân 
_ Mong ước , hi vọng cho cây
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ? Em tự rút ra bài học gì cho bản thân GD ý thức vận dụng các bước khi làm bài 
5 . Hướng dẫn tự học : 
- Tiếp tục rèn các bước làm bài văn biểu cảm từ một đề văn biểu cảm cụ thể
Học bài - Làm bài tập : Thực hiện các bước làm bài của một trong những đề còn lại 
 - Chuẩn bị bài : Sau phút chia 
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 6 moi soan.doc