Giáo án môn Lý 7 tiết 10: Kiểm tra

Giáo án môn Lý 7 tiết 10: Kiểm tra

Tiết 10 : Kiểm tra

I. YÊU CẦU

- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.

- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra.

- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học

II MỤC TIÊU

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về điều kiện nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kĩ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, so sánh vùng nhìn thấy của các gương.

 

doc 13 trang Người đăng vultt Lượt xem 1255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lý 7 tiết 10: Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/09
Ngày giảng: 3/11/09
Tiết 10 : Kiểm tra 
I. Yêu cầu 
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra. 
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học 
II Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về điều kiện nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kĩ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, so sánh vùng nhìn thấy của các gương. 
III. Ma trận thiết kế đề kiểm tra
 Mục tiêu
 Các cấp độ tư duy
Tổng
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
TNKQ
 TL
TNKQ
 TL
TNKQ 
 TL
Điều kiện nhìn thấy một vật.
1 
 0,5 
1
 0,5
Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
1
 0,5
1
 0,5
Định luật phản xạ ánh sáng.
1
 0,5
1
 0,5
1
 1,5
3
 2,5
Gương phẳng. ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
1
 0,5
1
 1,5
1
 0,5
1
 2
4
 4,5
Gương cầu lồi.
1
 0,5
1
 0,5
Gương cầu lõm.
1
 0,5
1
 1
2
 1,5
 Tổng
5
 2,5
1
 1,5
3
 1,5
3
 4,5
12
 10
- Chữ số bên trên ở góc bên trái mỗi ô là số câu hỏi.
- Chữ số bên dưới ở góc bên phải mỗi ô là tổng số điểm của câu hỏi trong mỗi ô đó.
IV. Thành lập câu hỏi theo ma trận
Kiểm tra
Họ và tên:	 Môn: lí 7
Lớp: 	Thời gian: 45'
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1. Khi nào ta nhìn thấy một vật:
A. Khi mắt ta hướng vào vật B. Khi có ánh sáng hướng vào mắt ta
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Khi vật để trước mắt 
2. Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
A. Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
B. Trong môi trường đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo mọi đường.
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
3. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với:
A. Tia tới và đường pháp tuyến của gương .
B. Tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. 
C. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.
D. Tia tới và đường vuông góc với pháp tuyến. 
4. Khi góc tới bằng 45o thì góc phản xạ bằng:
A. 45o B. 60o C. 90o D. 30o 
5. Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng?
A. Trang giấy trắng B. Một tấm kim loại mỏng được đánh bóng
C. Giấy bóng mờ D. Kính đeo mắt
6. Khi cho mắt và gương phẳng tiến lại gần nhau thì:
A. Vùng nhìn thấy mở rộng ra B. Vùng nhìn thấy thu hẹp lại
C. Vùng nhìn thấy không đổi 
D. Vùng nhìn thấy mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương 
7. ảnh tạo bởi gương cầu lồi:
A. ảnh ảo bằng vật B. ảnh ảo lớn hơn vật
C. ảnh thật nhỏ hơn vật C. ảnh ảo nhỏ hơn vật 
8. Gương chiếu hậu của ôtô dùng gương cầu lồi vì:
A. Cho ảnh rõ nét hơn C. Quan sát được ở phía sau một vùng rộng hơn
B. Cho ảnh thật hơn	 D. Quan sát được ở phía sau một vùng rõ hơn
II.Hãy viết câu trả lời đúng cho mỗi câu sau
9. Trên hình vẽ, tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng.
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tia 
phản xạ và tính góc phản xạ 
10. Nêu tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng? 
 B
11. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng A
 b) Khi nào ảnh và vật song song với nhau?
12. Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đốt nóng được vật đặt ở trước gương? 
V: Đáp án và biểu điểm
I. (4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
 1. C 2. D 3. B 4. A 5. B 6. A 7. C 8. C
II. (6 điểm)
9. (1,5 điểm): -Vẽ được tia phản xạ (0,75 điểm)
 -Tính được góc phản xạ (0,75 điểm)
10. (1,5 điểm): Có 3 tính chất: Nêu được mỗi tính chất được 0,5 điểm
11. (2 điểm): a) Vẽ đúng ảnh (1,5 điểm)
 b) Khi vật đặt song song với gương thì ảnh và vật song song với nhau (0,5 điểm)
12. (1 điểm): Vì mặt trời ở rất xa nên coi ánh sáng mặt trời chiếu đến gương là chùm sáng song, sẽ cho chùm phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. Mà ánh sáng mặt trời có nhiệt năng nên đặt vật tại điểm ánh sáng hội tụ sẽ làm vật nóng lên.
VI: Củng cố và hướng dẫn về nhà
Thu bài và nhận xét giờ
Đọc trước bài giờ sau
Ma trận đề kiểm tra 1 tiết, học kì I
(2/3 KQ: 1,5', 1 điểm/câu)
Nội dung kiểm tra
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
1, Sự truyền ánh sáng
(3 tiết)
4 KQ
4 điểm
3 KQ
3 điểm
2KQ 
1TL (2đ)
4 điểm
37,5%
11 điểm
10 câu
1, Nhận biết được: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
2, Nhận biết được nguồn sáng.
3, Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
4, Nhận biết được 3 loại chùm sáng.
5, Nêu được tkhi nào ta nhìn thấy một vật.
6, Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.(CĐ1)
7, Phân biệt 3 loại chùm sáng.
8, Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.(CĐ2)
9, Phân biệt nguồn sáng, vật sáng.
10, Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng.(CĐ2)
(TL - 2đ)
2, Phản xạ ánh sáng
(3tiết)
3 KQ
3 điểm
3 KQ
1TL (2đ)
5 điểm
1KQ 
1TL (2đ)
3điểm
37,5%
11 điểm
9 câu
11, 
3, Gương cầu
(2 tiết)
2 KQ
2 điểm
2 KQ
1TL (2đ)
4 điểm
1TL (2đ)
2 điểm
25%
8 điểm
6 câu
Tổng: 8 tiết
30%
9 điểm
40%
12 điểm
30%
9 điểm
100%
30 điểm
Ngày soạn: 19/10/09
Ngày giảng: 3/11/09
Tiết 10 : Kiểm tra 
I. Yêu cầu 
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng.
- Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra. 
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học 
II Mục tiêu
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về điều kiện nhìn thấy một vật, định luật truyền thẳng của ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và kĩ năng vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, so sánh vùng nhìn thấy của các gương. 
Ma trận đề kiểm tra 1 tiết, học kì I ( tiết 10)
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
KQ
TL
KQ
TL
KQ
TL
Sự truyền ánh sáng
(3 tiết)
1
 0.5
1
 1
1
 0.5
1
 1
1
 1
5
 4
Phản xạ ánh sáng
(3 tiết)
1
 0.5
1
 1
1
 0.5
1
 0.5
1
 1
5
 3.5
Gương cầu
(2 tiết)
1
 1
1
 0.5
1
 0.5
1
 0.5
4
 2.5
Tổng : 8 tiết
5
 4
5
 3
4
 3
14
 10
Kiểm tra
Họ và tên:	 Môn: lí 7
Lớp: 	Thời gian: 45'
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Đề 1
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1. Ta nhận biết được ánh sáng khi nào
A. Khi xung quanh ta có vật sáng B. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
C. Khi ta mở mắt và phía trước ta có vật sáng D. Khi trước mắt ta không có vật chắn sáng 
2. Hiện tượng nhật thực thường xảy khi
A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng
B. Mặt Trời, Trái Đất , Mặt Trăngcùng nằm trên một đường thẳng
C. Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng
D. Cả hai đáp án A và B
3. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với:
A. Tia tới và đường pháp tuyến của gương .
B. Tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. 
C. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.
D. Tia tới và đường vuông góc với pháp tuyến. 
4. Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng?
A. Mặt nước B. Một tấm kim loại mỏng 
C. Giấy bóng mờ D. Kính đeo mắt
5. ảnh tạo bởi gương cầu lõm:
A. ảnh ảo bằng vật B. ảnh ảo lớn hơn vật
C. ảnh thật nhỏ hơn vật C. ảnh ảo nhỏ hơn vật 
6. Gương chiếu hậu của ôtô dùng gương cầu lồi vì:
A. Cho ảnh rõ nét hơn C. Quan sát được ở phía sau một vùng rộng hơn
B. Cho ảnh thật hơn	 D. Quan sát được ở phía sau một vùng rõ hơn
II.Hãy viết câu trả lời đúng cho mỗi câu sau
7. Hãy kể tên ba vật sáng, ba nguồn sáng
8. Trong một buổi chào cờ bạn lớp trưởng hô: “ Đằng trước thẳng”, em đứng trong hàng. Hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng hay chưa?
9. Nêu hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
10. Trên hình vẽ, tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng.
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tia 
phản xạ và tính góc phản xạ 
11. So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi 
 B
12. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng A
 b) Khi nào ảnh và vật song song với nhau?
13. Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đốt nóng được vật đặt ở trước gương? 
Kiểm tra
Họ và tên:	 Môn: lí 7
Lớp: 	Thời gian: 45'
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Đề 2
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1. Khi nào ta nhìn thấy một vật:
A. Khi mắt ta hướng vào vật B. Khi có ánh sáng hướng vào mắt ta
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Khi vật để trước mắt 
2. Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào những ngày nào trong tháng?
A. Những ngày đầu tháng âm lịch B. Những ngày cuối tháng âm lịch
C. Ngày trăng tròn D. Bất kì ngày nào trong tháng
3. Khi góc tới bằng 45o thì góc phản xạ bằng:
A. 45o B. 60o C. 90o D. 30o 
4. Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng?
A. Trang giấy trắng B. Một tấm kim loại mỏng được đánh bóng
C. Giấy bóng mờ D. Kính đeo mắt
5. ảnh tạo bởi gương cầu lồi:
A. ảnh ảo bằng vật B. ảnh ảo lớn hơn vật
C. ảnh thật nhỏ hơn vật C. ảnh ảo nhỏ hơn vật 
6. Chiếu một chùm tia tới song song vào một gương cầu lõm, chùm tia phản xạ là chùm gì?
A. Hội tụ tại một điểm C. Phân kì
B. Song song	 D. Có thể A, hoặc B, hoặc C
II.Hãy viết câu trả lời đúng cho mỗi câu sau
7. Hãy kể tên ba vật sáng, ba nguồn sáng
8. Trong một buổi chào cờ bạn lớp trưởng hô: “ Đằng trước thẳng”, em đứng trong hàng. Hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng hay chưa?
9. Nêu hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
10. Trên hình vẽ, tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng.
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tia 
phản xạ và tính góc phản xạ 
11. So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi 
 B
12. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng A
 b) Khi nào ảnh và vật song song với nhau?
13. Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đốt nóng được vật đặt ở trước gương? 
Kiểm tra
Họ và tên:	 Môn: lí 7
Lớp: 	Thời gian: 45'
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
Đề 3
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1. Vì sao ta nhìn thấy một vật
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì mắt phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Vì vật được chiếu sáng 
2. Thế nào là vùng bóng tối
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới
C. Là vùng chỉ nhận được nguồn sáng yếu
D. Là vùng nằm ở phía sau vật cản
3. Khi góc tới bằng 60o thì góc phản xạ bằng:
A. 45o B. 60o C. 90o D. 30o 
4. Vật nào sau đây có thể xem là gương phẳng?
A. Trang giấy trắng B. Một tấm kim loại mỏng
C. Giấy bóng mờ D. Tờ giấy phủ bạc được đánh nhẵn bóng
5. ảnh tạo bởi gương cầu lồi:
A. ảnh ảo bằng vật B. ảnh ảo lớn hơn vật
C. ảnh thật nhỏ hơn vật C. ảnh ảo nhỏ hơn vật 
6. Chiếu một chùm tia tới hội tụ vào một gương cầu lõm, chùm tia phản xạ là chùm gì?
A. Hội tụ tại một điểm C. Phân kì
B. Song song	 D. Có thể A, hoặc B, hoặc C
II.Hãy viết câu trả lời đúng cho mỗi câu sau
7. Hãy kể tên ba vật sáng, ba nguồn sáng
8. Trong một buổi chào cờ bạn lớp trưởng hô: “ Đằng trước thẳng”, em đứng trong hàng. Hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã đứng thẳng hàng hay chưa?
9. Nêu hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
10. Trên hình vẽ, tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng.
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tia 
phản xạ và tính góc phản xạ 
11. So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi 
 B
12. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng A
 b) Khi nào ảnh và vật song song với nhau?
13. Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đốt nóng được vật đặt ở trước gương? 
Đáp án, Thang điểm
I . Khoanh tròn – 3 điểm
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Đề 1
1
2
3
4
5
6
B
A
B
A
D
C
Đề 2
1
2
3
4
5
6
C
C
A
B
B
A
Đề 3
1
2
3
4
5
6
C
A
B
D
D
B
II. Viết câu trả lời đúng – 7 điểm
Mỗi câu dúng được 1 điểm
7. Vật sáng: Mặt Trăng, gương phẳng, mặt nước – 0,5 điểm
 Nguồn sáng: Mặt trời, ngọn nến đang cháy, dây tóc bóng đèn đang sáng – 0,5 điểm
8. Giả sử rằng tất cả các bạn phía trước đều đứng thẳng hàng, em phải đứng sao cho chỉ nhìn thấy người đứng ngay phía trước mình. – 0,5 điểm
 ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ các bạn khác ở phía trước không đến được mắt do bị bạn ngay phía trước che khuất – 0,5 điểm
9. Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất – 0,5 điểm
 Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng - 0,5 điểm
10. Trên hình vẽ, tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng.
Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30o. Hãy vẽ tia 
phản xạ và tính góc phản xạ 
Vẽ đúng hình – 0,5 điểm
Góc phản xạ bằng 300 – 0,5 điểm
11. So sánh tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi 
Gương phẳng
Gương cầu lồi
Giống– 0,5 điểm
Là ảnh ảo 
Khác– 0,5 điểm
ảnh bằng vật
ảnh nhỏ hơn vật 
 B
12. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng A
	 Vẽ đúng – 0,5 điểm 
 b) Khi nào ảnh và vật song song với nhau?
ảnh và vật song song với nhau khi vật đặt song song với gương – 0,5điểm
13. Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời đốt nóng được vật đặt ở trước gương? 
Mặt trời ở rất xa nên chùm sáng từ mặt trời đến gương coi là chùm tia tới song song, cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương. ánh sáng mặt trời có nhiệt năng nên để vật ở chỗ ánh sáng hội tụ sẽ làm vật nóng lên.- 1 điểm
Trường THCS Cốc Mì
Đề khảo sát chất lượng đầu năm
Năm học :2008 - 2009
Môn: lí 7
Thời gian: 15'
Phần I: Trắc nghiệm.(7 điểm)
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1. Khi nào ta nhìn thấy một vật
A. Khi mắt ta hướng vào vật 	 B. Khi có ánh sáng hướng vào mắt ta
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta 	 D. Khi vật để trước mắt 
2. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
A. Trong môi trường trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
B. Trong môi trường đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo mọi đường.
D. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
3. Nguồn sáng có đặc điểm gì?
A. Truyền ánh sáng đến mắt ta 	B. Tự nó phát ra ánh sáng
C. Phản chiếu ánh sáng 	D. Chiếu sáng các vật xung quanh
4. Khi có nguyệt thực thì
A. Trái Đất bị MặtTrăng che khuất 	
B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất
C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa 
D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa
5. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy mặt trời?
A. Vì Mặt Trời lúc đó không phát ra ánh sáng nữa
B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa
C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng
D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa
II.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây
1. Trong thủy tinh trong suốt, ánh sáng truyền đi theo đường (1)
2. Ta nhìn thấy một vật khi có (2) từ vật đến mắt ta.
Phần II: Tự luận (3 điểm).
1.Biểu diễn đường truyền của ánh sáng (Tia sáng SM).
2. Có mấy loại chùm sáng? Nêu đặc điểm của mỗi loại.
Đáp án + Thang điểm
Phần I: Trắc nghiệm.(7 điểm) Mỗi ý đúng được 1 điểm
I. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
1C 	2D 	3B 	4B 	5C
II.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây
(1) thẳng 	(2) ánh sáng truyền
Phần II: Tự luận (3 điểm).
1 (1 điểm). Biểu diễn đường truyền ánh sáng 
 S M 	
2 (2 điểm). 
- Có 3 loại chùm sáng:	+Chùm sáng song song
	+ Chùm sáng hội tụ 
+Chùm sáng phân kì 	 (0.5 điểm)
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. 
 (0.5 điểm)
- Chùm sáng hội tụ gồn các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. (0.5 điểm)
- Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. (0.5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet10.doc