Giáo án môn Lý 7 tiết 11: Nguồn âm

Giáo án môn Lý 7 tiết 11: Nguồn âm

Tiết 11: Nguồn âm

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.

- Thái độ: yêu thích môn học, nghiêm túc khi làm thí nghiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mỗi nhóm: 1 sợi dây cao su, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa, 1 búa cao su,1 tờ giấy, 1 giá thí nghiệm, 1 quả cầu nhựa.

- Cả lớp: 1 cốc không, 1 cốc có nước, bộ đàn ống nghiệm (7 ống).

III. PHƯƠNG PHÁP

- PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lý 7 tiết 11: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2: âm học 
Ngày soạn: 1/11/09
Ngày giảng: 3/11/09
Tiết 11: Nguồn âm 
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
- Thái độ: yêu thích môn học, nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
II. đồ dùng dạy học
- Mỗi nhóm: 1 sợi dây cao su, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa, 1 búa cao su,1 tờ giấy, 1 giá thí nghiệm, 1 quả cầu nhựa.
- Cả lớp: 1 cốc không, 1 cốc có nước, bộ đàn ống nghiệm (7 ống). 
III. Phương pháp
- PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
IV. Tổ chức Giờ học
1. Khởi động
- Mục tiêu: Giới thiệu chương II, tổ chức tình huống học tập
- Thời gian: 3phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành:
GV giới thiệu sơ lược chương II, các kiến thức cơ bản trong chương
ĐVĐ: Chúng ta sống trong thế giới âm thanh (gọi tắt là âm). Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào?
2. Hoạt động 1: Nhận biết nguồn âm
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
- Mục tiêu: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Thời gian:5ph
- Đồ dùng: thước, phấn
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1. Nhận biết nguồn âm
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời các câu C1, C2 và rút ra được thế nào là nguồn âm:
 Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- HS kể tên các loại nguồn âm.
C2: Kèn, đàn, sáo, nhị,....
- GV yêu cầu HS giữ yên lặng 1 phút và lắng nghe âm phát ra.
- GV chốt lại: Thế nào là nguồn âm? 
- Yêu cầu HS cho các ví dụ về nguồn âm
* Kết luận: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
3. Hoạt động 2: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. 
 Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
- Thời gian: 25ph
- Đồ dùng: 1 sợi dây cao su, 1 dùi trống và trống, 1 âm thoa, 1 búa cao su,1 tờ giấy, 1 giá thí 
nghiệm, 1 quả cầu nhựa
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
2. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- HS nhận dụng cụ, làm thí nghiệm 10.1 10.2 theo hướng dẫn của GV.
Theo dõi thí nghiệm 10.3 và trả lời các câu hỏi C3, C4, C5
C3: Dây cao su rung động và phát ra âm.
C4: Cốc thuỷ tinh phát ra âm. Thành cốc có rung động (Phương án nhận biết: sờ tay, treo con lắc bấc sát với thành cốc,...)
- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của vật gọi là dao động.
C5: Âm thoa dao động (Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa, sờ tay,...)
- Thảo luận để thống nhất kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
- GV điều khiển HS làm thí nghiệm 10.1 10.2 (SGK) theo nhóm để giới thiệu về dao động và làm thí nghiệm 10.3 với âm thoa trước toàn lớp.
- Yêu cầu HS đưa ra được phương án nhận biết vật có rung động không.
- GV điều khiển HS toàn lớp thảo luận các câu C3, C4, C5. Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi. Thế nào là dao động?
- GV có thể thực hiện trước toàn lớp một số phương án thí nghiệm kiểm chứng vật phát ra âm thì dao động.
- Cho HS thảo luận để rút ra kết luận về đặc điểm của nguồn âm (điền từ thích hợp vào chỗ trống).
* Tích hợp: + Để bảo vệ giọng nói ta cần luyện tập thường xuyên và tránh nói to, không hút thuốc lá
* Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động
4. Hoạt động 3: Vận dụng
- Phương pháp: - PP đặt và giải quyết vấn đề, thực hành, nhóm
- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Thời gian:10ph
- Đồ dùng: 1 cốc không, 1 cốc có nước, bộ đàn ống nghiệm (7 ống). 
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
3. Vận dụng
C6: Cuộn lá chuối thành kèn, xé,....
C7: Dây đàn ghi ta, đàn bầu, nhị,....
 Cột không khí trong ống sáo, kèn,....
C8: Dán tua giấy mỏng ở miệng ống,...
C9: a) ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động và phát ra âm.
b) ống nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất. ống ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.
c) Cột không khí trong ống dao động.
d) ống nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất. ống ít nước nhất phát ra âm trầm nhất
- Yêu cầu HS trả lời câu C6: làm cho một tờ giấy, lá chuối,... phát ra âm.
- Yêu cầu HS trả lời câu C7. Gọi một HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Hướng dẫn HS làm nhạc cụ (C9), lắng nghe âm phát ra và nhận xét.
- Nếu bộ phận đó đang phát ra âm, muốn dừng lại thì phải làm thế nào?
(Giữ cho vật đó không dao động)
* Kết luận: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm, khi phát ra âm các vật đều dao động
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (2ph)
- Các vật phát ra âm có chung điểm gì?
- Bộ phận nào trong cổ phát ra âm? Phương án kiểm tra?
 (Dây âm thanh trong cổ dao động, phát ra âm)
- Học và làm bài tập 10.1- 10.5 (SBT)
- Đọc trước bài 11: Độ cao của âm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet11.doc