Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 13

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp HS :

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về môn văn, tiếng việt nhận ra ưu điểm, nhược điểm của bài làm

- Ôn tập củng cố các kiến thức về thơ văn trữ tình dân gian và trung đại.

- Ôn tập củng cố kiến thức về đại từ, qh từ, từ HV, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

- Thấy rõ tầm quan trọng và ý thức vận dụng KT của văn và Tiếng việt vào trong nói và viết

- Kỹ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận, phát hiện lỗi và sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Giáo án + Bài chấm, chữa

- HS: Vở ghi

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tuần 13
tiết 49 : 	Trả bài kiểm tra văn
 bài kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về môn văn, tiếng việt nhận ra ưu điểm, nhược điểm của bài làm
- Ôn tập củng cố các kiến thức về thơ văn trữ tình dân gian và trung đại.
- Ôn tập củng cố kiến thức về đại từ, qh từ, từ HV, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Thấy rõ tầm quan trọng và ý thức vận dụng KT của văn và Tiếng việt vào trong nói và viết
- Kỹ năng làm bài trắc nghiệm, tự luận, phát hiện lỗi và sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + Bài chấm, chữa 
- HS: Vở ghi 
c. Các bước lên lớp 
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra 
3. Bài mới: GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- GV chỉ ra những cố gắng của hs để các em phát huy trong những bài k.tra sau.
- Gv chỉ rõ những hạn chế của hs để các em khắc phục, sửa chữa trong các bài k.tra sau.
HS: Sửa lại những lỗi mắc phải.
- Gv công bố kết quả cho hs.
- Gv chữa bài- công bố đáp án đúng cho hs chữa vào bài. 
- Gv đưa ra những nhận xét chung, xác đáng giúp học sinh nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của mình để phát huy và khắc phục.
- Gv đọc kết quả.
- Gv nêu đáp án phần trắc nghiệm cho hs để các em sửa vào bài làm của mình.
I- Bài kiểm tra văn:
1-Nhận xét chung:
a-Ưu điểm: Nhìn chung các em đã xđ được yêu cầu của câu hỏi và đã trả lời đúng theo yêu cầu. Một số bài làm tương đối tốt, trình bày rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả.
b-Nhược điểm: Bên cạnh đó vẫn còn có em chưa học bài, chưa xđ được yêu cầu của đề bài, trả lời chưa đúng với yêu cầu của đề bài. Vẫn còn có bài trình bày còn bẩn, gạch xoá nhiều, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi c.tả, không thể đọc được.
2-Kết quả:
- Điểm 0: 
- Điểm 1-2: 
- Điểm 3-4: 
- Điểm 5-6:
- Điểm 7-8: 
- Điểm 9-10
3-Chữa bài:
II- Bài kiểm tra tiếng Việt:
1-Nhận xét chung:
a-Ưu điểm: Phần lớn các em đã trả lời đúng phần trắc nghiệm và phần tự luận, có 1 vài em làm tương đối tốt.
b-Nhược điểm: Vẫn còn 1 vài em chưa nắm vững kiến thức nên trả lời phần trắc nghiệm chưa chính xác và phần tự luận thì chưa viết được đv mà mới cẳi viết được câu văn.
2-Kết quả:
- Điểm 0: 
- Điểm 1-2: 
- Điểm 3-4: 
- Điểm 5-6: 
- Điểm 7-8: 
- Điểm 9-10:
3- Chữa bài:
III- GV lấy điểm vào sổ
* Củng cố: GV đánh giá tiết học
* Dặn dò: ôn lại kiến thức đã học, soạn bài “Cách làm bài văn biểu cảm về TPVH”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
.
.
--------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
tiết 50 : cách làm bài văn biểu cảm 
 về tác phẩm văn học
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Biết cách trình bầy cảm nghĩ vế tác phẩm văn học
- Tập trình bầy cảm nghĩ về 1 sô tác phẩm đã học trong chương trình
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + SGK
- HS: SGK +Vở ghi 
c. Các bước lên lớp 
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra: Trong văn biểu cảm, yếu tố nào là quan trọng nhất? Có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm? Những cách nào?
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bầy những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy nghĩ của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó
Hoạt động của gv và hs
 NL và phân tích NL
Đọc bài văn: Cảm nghĩ về 1 bài ca dao 
( T 146). 
Bài văn trên viết về bài ca dao nào ?
Đọc liền mạch bài ca dao đó?
a, Đêm qua.
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
b, Đêm tưởng.còn trơ trơ
- Phân tích các yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của người viết trong bài văn trên?
- Tưởng tượng: Có 1 bóng người đội khăn mặc áo dàiMột người quenTất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung 2 trước gió.
+ Bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chấp sau lưngđang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi bạn
- Liên tưởng: Sông ngân hà, sông Tào Khê.
Suy ngẫm: Dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta Vì nhớ mà buồn
- Qua đây, em hiểu thế nào là PBCN về tác phẩm văn học?
- Em hãy xác định bố cục của bài văn?
H: Từ đó em thấy bài văn PBCN về TPVH có bố cục như thế nào?
-Theo em, 1 bài văn biêu cảm về tác phẩm VH cần đảm bảo các yêu cầu nào?
- HS đọc ghi nhớ ( SGK – 147) 
- Phát biểu cảm nghĩ về 1 trong các bài thơ: Tĩnh dạ tứ, hồi hương ngẫu thư, cảnh khuya, Rằm tháng giêng
- Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì ?
- Lập dàn ý cho bài PBCN về bài thơ: “ Hồi hương ngẫu thư”
 ( Hạ Tri Chương )
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- PBCN về tác phẩm VH là trình bầy những cảm xúc liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm của mình và về nội dung hình thức của tác phẩm đó.
* Bài cảm nghĩ này có 4 đoạn, mỗi đoạn nói về 2 câu lục bát tron bài:
- Bước 1: Tác giả cảm nhận về 2 câu đầu: Một người đàn ông, thậm chí là một người quen nhớ quê. Đây là cảnh giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc. Nừu tưởng tượng là cô gái thì lại khác.
- Bước 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng kêu, tiếng nấc của người trông ngóng.
- Bước 3: Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ.
- Bước 4: Cảm nghic về 2 câu cuối, về sông Tào Khê.
* Bố cục bài văn PBCN về TPVH (3 phần)
+ MB: Giơi thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
+ TB: Những cảm xúc, suy ngẫm do tác phẩm gợi ra
+ KB: ấn tượng chung về tác phẩm 
- Yêu cầu:
 + Đọc kỹ tác phẩm để hình thành những chi tiết h/a gây ấn tượng sâu sắc nhất
+ Từ cảm xúc ấy phát huy trí tưởng tượng liên tưởng, hồi tưởng và rút ra suy ngẫm về ý nghĩa của tác phẩm.
2, Ghi nhớ: ( SGK – 147)
II- Luyện tập
Bài tập 1
* Yêu cầu: HS phải biết liên tưởng, tưởng tượng và trình bầy cảm xúc của mình.
- Tĩnh dạ tứ: tưởng tượng 1 đêm nào đó trong c/đ phiêu bạt giang hồ, Lý Bạch thức giấc và thấy ánh trăng ( 2 câu đầu)
- Cảnh khuya:
+ Từ 1 so sánh mới mẻ, hấp dẫn ( câu 1)
+ từ những h/a quấn quýt, sinh động( câu 2)
+ Từ sự hoa fhợp giữa cảnh và người( câu 3)
+ Từ tâm hồn cao cả của Bác
Bài tập 2
MB; Giới thiệu ngắn gọn h/c sáng tác bài thơ
TB; Cảm xúc chỉ đạo của bài thơ: nỗi ngạc nhiên, buồn cô đơn khi trở thành khách lạ giữa quê hương 
KL: Đồng cảm với tâm trạng cảu nhà thơ
Củng cố:
Khái quát kiến thức toàn bài
Dặn dò: Học bài 
 	Chuẩn bị viết bài TLV số 3 
 	Soạn : “Tiếng gà trưa”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
.
.
--------------------------------------
Ngày soạn: / /2011
Ngày dạy: / /2011
tiết 51, 52 : viết bài làm văn số 3
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp HS: HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện được t/c chân thật đối với con người và năng lực tự sự, miêu tả cùng cách viết văn biểu cảm
B- Chuẩn bị
- GV: Giáo án + đề bài + đáp án
- HS: Giấy bút kiểm tra 
c- Các bước lên lớp 
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 
 	3. Bài mới: Giới thiệu bài:
ở những tiết học trước, các em đã được học về văn biểu cảm về người, vật. Vậy cũng như các thể loại văn khác, văn phát biểu cảm nghĩ cũng phải đầy đủ 3 phần MB, TB, KB Chúng ta cùng vận dụng lý thuyết đó vào vài viết hôm nay
- Gv đọc đề, chép lên bảng.
HS chép đề vào giấy kiểm tra.
- Yêu cầu: Làm bài nghiêm túc, không trao đổi riêng.
I. Đề bài
Cảm nghĩ về người thân
II. Yêu cầu:
1, Nội dung
Nêu được cảm xúc, suy nghĩ chân thành, sâu sắc về 1 người thân yêu đối với mình
2, Hình thức: Phát biểu cảm nghĩ.
Lưu ý
- Không chép lại bài văn của người khác
- Vận dụng lý thuyết vào bài viết : Tự sự, miêu tả làm phương tiện, làm cơ sở cho phát biểu cảm nghĩ
- Vận dụng 4 cách lập ý đã học
- Vận dụng cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
- Chú ý lựa chọn từ ngữ biểu cảm cao
III- Tiến hành
- HS làm bài nghiêm túc
- Gv yêu cầu, giám sát. nhắc nhớ h/ s trong qua trình làm bài
IV- Thang điểm
- Điểm 9,10
+ đạt được tối da yêu cầu về nội dung và hình thức
+ Trình bày sạch, đẹp.
+ Văn viết có cảm xúc, lưu loát sai 3-5 lỗi nhỏ
Điểm 7,8
Các yêu cầu về ND và HT đạt ở mức khá
Biết cách lập ý, vận dụng miêu tả, tự sự trong bài PBCN
+ Cảm xúc chân thật, rõ ràng
+ Mắc 6- 8 lỗi; Trình bầy chưa đẹp
- Điểm 5,6
+ Hiểu đề; có ý thức bám sát yêu cầu và vận dụng lý thuyết trong bài viết
+ Còn hạn chế nhiều về kỹ năng làm văn nói chung văn biểu cảm nói riêng
+ Còn mắc nhiều lỗi: trên 10 lỗi
- Điểm 3,4 : bài viết quá yếu về mọi mặt 
- Điểm 0,1,2 Xa đề, lạc đề về nội dung và hình thức làm bài
	*Hoạt động3 : GV thu bài, nhận xét giờ
	* Hoạt động 4:
	- Củng cố: Ôn văn biểu cảm về sự vật, con người
	- Dặn dò : Học bài 
	 Đọc tham khảo các bài văn mẫu để học tập 
	 Soạn bài: “ Tiếng gà trưa” 
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
.
.
.
--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 14 - Nam học 2011-2012.doc