Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 14

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 14

A. Mục tiêu.

 Học sinh hiểu khái quát về bài thơ. Bước đầu phân tích và cảm nhận được tình cảm chân thật, đằm thắm của người lính trẻ với làng quê.

 Rèn đọc, cảm thụ thơ 5 chữ.

B. Chuẩn bị:

 Gv: G/án; T/liệu liên quan.

 Hs: Học bài, chuẩn bị bài.

C. Tiến trình lên lớp.

 I. Ổn định tổ chức.

 II. Kiểm trạ - Đọc thuộc bài “Cảnh khuya”. Em cảm nhận được ND gì từ bài thơ?

 - Đọc thuộc bài “Rằm tháng riêng”. Chỉ rõ t/d của điệp từ “xuân”?

 III. Bài mới.

 Giới thiệu bài: Khoảng nửa cuối những năm 60, thế kỷ XX, chú bé Trần Đăng Khoa (bây giờ là nhà thơ Trần Đăng Khoa) từ góc sân nhà chú ở làng Điền Trì, Hải Dương, đã xúc động vì nghe tiếng gà “bốn bề bát ngát”: “ Tiếng gà/ Tiếng gà . Đâm măng/ Nhọn hoắt.”. Thì cũng khoảng thời gian ấy, nhà thơ nữ trẻ Xu

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
Tiết 53, 54: Văn bản: Tiếng gà trưa
 (XuânQuỳnh) 
A. Mục tiêu.
 Học sinh hiểu khái quát về bài thơ. Bước đầu phân tích và cảm nhận được tình cảm chân thật, đằm thắm của người lính trẻ với làng quê.
 Rèn đọc, cảm thụ thơ 5 chữ.
B. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; T/liệu liên quan.
 Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 	I. ổn định tổ chức.
 	II. Kiểm trạ - Đọc thuộc bài “Cảnh khuya”. Em cảm nhận được ND gì từ bài thơ?
 	 - Đọc thuộc bài “Rằm tháng riêng”. Chỉ rõ t/d của điệp từ “xuân”?
 	 III. Bài mới.
	Giới thiệu bài: Khoảng nửa cuối những năm 60, thế kỷ XX, chú bé Trần Đăng Khoa (bây giờ là nhà thơ Trần Đăng Khoa) từ góc sân nhà chú ở làng Điền Trì, Hải Dương, đã xúc động vì nghe tiếng gà “bốn bề bát ngát”: “ Tiếng gà/ Tiếng gà ... Đâm măng/ Nhọn hoắt...”. Thì cũng khoảng thời gian ấy, nhà thơ nữ trẻ Xuân Quỳnh cũng thấy nôn nao vì tiếng gà giữa ngọ trong bài “Tiếng gà trưa”. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1
- Hs đọc chú thích (sgk- 150).
? Giới thiệu vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh?
- Gv: Tuổi thơ Xuân Quỳnh nhiều mất mát, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, xa cha, sống với bà ở La khê - Hà Tây.
? Em hãy cho biết bài thơ có hoàn cảnh ra đời, xuất xứ ntn?
- Gv: Sau này, bài thơ được in lại trong tập “ Sân ga chiều em đi ” -1984.
- Hs đọc văn bản.
- Gv hướng dẫn đọc: giọng vui, bồi hồi; phân biệt lời mắng yêu của bà với lời kể, tả trữ tình của nhà thơ.
- Hs, gv nhận xét cách đọc.
- Gv kiểm tra việc học chú thích của HS 
? Theo mạch cảm xúc, bài thơ có thể chia thành mấy phần? Nội dung của từng phần?
- Hs thảo luận.
? Theo em, nội dung nào được phản ánh chân thực và xúc động nhất?
? Nhận xét ý nghĩa của bức tranh minh họa?
* Hoạt động 2.
 H đọc.
? Tiếng gà vọng vào tâm trí t/g trong thời điểm cụ thể nào? 
? Tại sao trong vô vàn âm thanh của làng quê con người chỉ bị ám ảnh bởi âm thanh tiếng gà trưa?
? “ Đường hành quân xa” là đường ra trận. Với những người ra trận, tiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào?
- Gv bình, lưu ý hs từ “nghe”.
? Tại sao âm thanh của “tiếng gà trưa”lại có thể gợi những cảm giác đó của con người?
 Như thế, con người ở đây ko chỉ được nghe tiếng gà bằng thính giác mà còn nghe bằng cảm xúc tâm hồn. Khi con người nghe được bằng tâm hồn thì người đó phải có tình cảm ntn với làng xóm, quê hương? 
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả, tác phẩm.
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988)
- Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam (thời chống Mỹ)
- Thơ trẻ trung, sôi nổi, tha thiết, giàu nữ tính.
- Viết về những điều bình dị trong cuộc sống.
 - Tác phẩm: Ra đời những năm đầu chống Mỹ.
 Trích trong tập “Hoa dọc chiến hào” - 1968.
2. Đọc, chú thích (sgk).
3. Bố cục: (3 phần)
 - Khổ 1: Tiếng gà trưa thức dậy t/c làng quê.
- Khổ 2, 3, 4, 5, 6: Kỷ niệm tuổi thơ được tiếng gà khơi dậy.
 - Khổ 7, 8: Những suy nghĩ từ tiếng gà trưa. 
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê.
- Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân.
- Tiếng gà là âm thanh quen thuộc của làng quê.
- Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo thành niềm vui cho những người nông dân cần cù chắt chiu.
- Là âm thanh dự báo điều tốt lành.
" Tiếng gà trưa dễ tạo thành kỉ niệm khó quên của con người.
“ Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”.
- Từ “ nghe” được lặp lại 3 lầndiễn tả tiếng gà" âm thanh đánh thức, xao động tâm hồn kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ trẻ. 
" Buổi trưa ở làng quê là thời điểm rất yên tĩnh" tiếng gà có thể khua động cả không gian.
- Tiếng gà quê đem lại niềm vui cho con người, có thể giúp con người vơi đi nỗi vất vả.
"Tiếng gà gợi về những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ: những quả trứng hồng, bộ quần áo mới và tình bà cháu thân thương..
-> Tình quê thắm thiết, sâu nặng, kỷ niệm tuổi thơ luôn thường trực trong lòng nhà thơ.
 * Hoạt động 2.
- Gv: Tiếng gà như là nút khởi động bất ngờ chạm vào tình quê, kỷ niệm tuổi thơ luôn thường trực trong lòng nhà thơ, chỉ chạm nhẹ thôi nó cũng vang lên bất tận, không dứt.
? Tiếng gà đã khơi dậy những h/a thân thương nào ở khổ thơ 2?
? Những con gà mái và những quả trứng hồng hiện lên qua những chi tiết nào?
? Những màu sắc đó gợi tả vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê?
? Lời thơ “Này con gà mái..”như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ này có sức biểu hiện ntn tình cảm của con người với làng quê?
 ? Trong âm thanh “tiếng gà trưa”, nhiều kỉ niệm tình bà cháu hiện về. Đó là những kỉ niệm nào?
? Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình bà cháu?
? Em hãy cho biết, đó là hình ảnh một người bà ntn?
- Gv: Chốt.
? Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em những cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu?
? Tình bà cháu biểu hiện trong lời nói, cử chỉ, cảm xúc hết sức bình thường. Nhưng tại sao tình cảm ấy lại thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu?
? Tiếng gà trưa được lặp lại trong đoạn 2 có dụng ý gì?
 H. Trả lời.
 “Tiếng gà trưa” còn gợi cả những suy tư của con người về hạnh phúc, về cuộc chiến đấu hôm nay. Em hãy tìm những câu thơ tương ứng với những suy tư đó?
? Vì sao con người có thể nghĩ rằng:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc.?
? Nx ý nghĩa của từ “vì” đc lặp lại trong khổ thơ?
? Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “vì tiếng gà ”?
? Khi chiến đấu vì TQ, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà - con người sẽ mang 1 t/y ntn đối với đất nước?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Bài thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Tác dụng?
* Hoạt động 3.
? Qua bài thơ, em cảm nhận được những nội dung, nghệ thuật nào của bài thơ?
H. Khái quát.
G. Chốt.
H. Đọc Ghi nhớ (Sgk)
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ.
Hình ảnh về những con gà mái mơ, với những quả trứng hồng.
- Hình ảnh người bà với những lo toan.
- ổ rơm hồng những trứng
Khắp mình hoa đốm trắng
Lông óng như màu nắng.
=> vẻ đẹp bình dị, tươi sáng, đầm ấm, hiền hoà ở thôn quê.
- Điệp từ “này” => tình cảm nồng hậu gần gũi, thân thương, sự gắn bó của con người với gia đình và làng quê. 
- Có tiếng bà vẫn mắng.
..Lòng dại thơ lo lắng.
" Kỉ niệm về tuổi thơ dại, tò mò xem gà đẻ trứng bị bà mắng.
- Lời trách mắng yêu, vì bà muốn cháu mình sau này xinh đẹp, có hạnh phúc"thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu.
  “Tay bà khum soi trứng
 ..Bà lo đàn gà toi”
- Hình ảnh người bà đầy yêu thương: bà chăm chút, chắt chiu từng quả trứng.
- Bà lo đàn gà vì trời rét và nhiều sương muối.
- Bà lo dành dụm, chắt chiu mong đem đến niềm vui cho cháu.
-> Một người bà rất mực thương cháu, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
- Vì đó là t/c chân thật nhất, ấm áp nhất của tình ruột thịt.
- Đó là t/c gia đình, t/c quê hương, t/c cội nguồn không thể thiếu trong mỗi con người.
- Tiếng gà trưa vẫn tiếp tục và những h/a kỉ niệm tuổi thơ, với bà vẫn liên tục hiện theo tiếng gà. 
3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà.
- Tiếng gà trưa.hạnh phúc." suy tư về hạnh phúc.
- Cháu chiến đấu. Tuổi thơ." suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay.
" H thảo luận.
(tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật bình yên, no ấm.
- thức dậy bao t/c bà cháu, gđ, quê hương.
- là âm thanh bình dị của làng quê đem lại những yêu thương cho con người.)
[Từ “ vì” lặp lại "khẳng định những niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.
- ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật, thân thương, quí giá. Là biểu tượng hạnh phúc ở những miền quê.
Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật và quí giá đó.
" Một t/y đất nước gắn với t/y gia đình, t/y quê hương (từ t/y về cái nhỏ nhất mà yêu TQ).
4. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 tiếng, nhưng có những chỗ biến đổi linh hoạt.
- Sử dụng điệp ngữ: 
- Cách kể xen lẫn biểu cảm và biểu cảm trực tiếp.
- Cách tả song hành.
"Diễn tả sự gắn bó chặt chẽ: h/a ổ trứng – người bà yêu quí.
- Tiếng gà trưa gợi nhiều cảm xúc cho người đọc- là sự khai thác những điều giản dị, dễ hiểu, t/c trầm lắng, trong sáng" nói lên những t/c cao đẹp hơn.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
- Tình yêu bà, yêu làng quê của nhà thơ.
- Tình yêu đất nước giản dị mà sâu sắc.
2. Nghệ thuật.
- Hình ảnh giản dị, gần gũi.
- Điệp từ, điệpngữ gợi hình, gợi cảm.
 * Ghi nhớ: (sgk 151)
IV. Luyện tập.
 - Thử bỏ tất cả điệp “Tiếng gà trưa” (trừ khổ đầu). 
 Nhận xét vai trò của điệp ngữ trên trong vb?
	V. Củng cố - Dặn dò.
 - Học thuộc 1 đoạn thơ.
 - Bài tập 2 (151).
 - Chuẩn bị: Điệp ngữ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ...
.
....
....
===============================
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
 Tiết 55. Điệp ngữ
A. Mục tiêu. 
 	Giúp hs hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu cảm của điệp ngữ.
 	Biết vận dụng điệp ngữ trong nói và viết. Rèn kỹ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong các văn cảnh cụ thể.
B. Chuẩn bị:
 	Gv: G/án; Mẫu bài tập.
 	Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 	I. ổn định tổ chức.
 	II. Kiểm trạ - Thành ngữ là gì? Cho ví dụ? Giải nghĩa, đặt câu?
 - Nêu một số thành ngữ có sử dụng hình ảnh ẩn dụ “chuột”?
 	III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài: Gv nêu ví dụ dẫn vào bài.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
 Gọi H đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”.
? ở 2 khổ thơ đó, có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại? Lặp như thế nào có tác dụng gì? 
? Từ ví dụ trên, em hiểu thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ?
? Em hãy tìm 1 số vd có sử dụng điệp ngữ và phân tích?
- Hs vận dụng tìm nhanh điệp ngữ trong các ví dụ:
 (1) Đoàn kết đại thành công.
 (2) Cảnh khuya nước nhà.
 (3) Dưới bóng tre khai hoang.
 (4) Tôi chỉ có một ham muốn,
Hoạt động 2.
? So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa”, với điệp ngữ trong các đoạn thơ sau?
? Tìm đặc điểm của mỗi dạng?
? Qua các ví dụ trên theo em có mấy loại điệp ngữ, đó là những loại nào? Đặc điểm của mỗi loại điệp ngữ?
Qua các ví dụ, em thấy điệp ngữ có mấy dạng? Nêu đặc điểm của mỗi dạng? Cho ví dụ?
 * Hoạt động 3
- Gv chia hs làm 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, làm 1 bài tập 1, 2, 3 (153) 
- Đại diện từng nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv chốt đáp án.
- Hs làm bài tập 4 ra giấy.
- Hai hs trao đổi bài, nhận xét, chấm điểm bài của nhau.
- Gv thu bài kiểm tra, đánh giá.
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ.
1.Ví dụ: 
- Khổ 1:Điệp từ “Nghe” (3 lần) - Nhấn mạnh cảm giác, cảm xúc khi nghe tiếng gà.
- Khổ cuối: Điệp từ “Vì” (4 lần) - Nhấn mạnh mđ chiến đấu của người chiến sĩ.
2. Ghi nhớ 1: sgk (152).
VD: Mai sau
 Mai sau
 Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
"Nhấn mạnh sự trường tồn của tre.
II. Các dạng điệp ngữ.
Ví dụ 1: Nghe xao động nắng trưa.
 Nghe bàn chân đỡ mỏi.
 Nghe gọi về tuổi thơ. 
"Điệp ngữ cách quãng: Sau một quãng (từ) lại lặp lại điệp ngữ.
Ví dụ 2: Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu.
..Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy.
Thương em, thương em, thương em biết mấy.
-> Điệp ngữ nối tiếp: lặp liên tiếp từ, điệp nối tiếp nhau.
Ví dụ 3: 
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy.
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu..
-> Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): Lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau.
* Ghi nhớ:SGK trang 152.
III. Luyện tập.
1. Bài 1: Xác định điệp ngữ, t/d:
 a.- Nhấn mạnh bản chất cứng rắn, kiên cường của dân tộc (Một dân tộc đã gan góc)
 - Nhấn mạnh kết quả tất yếu, xứng đáng, khẳng định chủ quyền DT...(dân tộc đó, phải được)
b. Trông: mối quan tâm nhiều bề, tầm quan sát.
đi cấy: công việc của nhà nông.
2. Bài 2. Phân loại điệp ngữ.
 - Điệp ngữ cách quãng: xa nhau.
 - Điệp ngữ nối tiếp: một giấc mơ.
3. Bài 3.
a, Đoạn văn mắc lỗi lặp từ, một số từ ngữ trong đoạn văn không có tác dụng biểu cảm.
b, Diễn đạt lại đ.v.
4. Bài 4. Viết đoạn văn.
IV. Củng cố.
 - Khái niệm, các dạng điệp ngữ, tác dụng.
 - Điệp ngữ được sử dụng phổ biến trong thơ, văn.
 (Văn b/c, văn chính luận)
V. Dặn dò.
 - Học bài. Vận dụng sử dụng điệp ngữ trong văn.
 - Hoàn thiện bài tập 4.
 - Soạn bài : Luyện nói PBCN về TPVH (phần chuẩn bị ở nhà).
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ...
.
....
....
===============================
Ngày soạn: ../../2011
Ngày dạy: .../.../2011
Tiết 56. luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
A. Mục tiêu. 
 Giúp hs củng cố về cách làm bài PBCN về TPVH.
 Luyện kĩ năng nói trước tập thể, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về TPVH.
B. Chuẩn bị:
 Gv: G/án; mẫu bài tập.
 Hs: Học bài, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định tổ chức.
 II. Kiểm trạ 	- Thế nào là PBCN về TPVH? 
 	- Nội dung từng phần của bài PBCN về TPVH?
 III. Bài mới.
 1.Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu của tiết Luyện nói.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1.
? Khi đọc 1 TPVH em thường có thái độ gì? Vì sao em có thái độ như vậy?
- Hs suy nghĩ trả lời.
? Khi ta thích tp thì ta thích những cái gì thật cụ thể trong tp. Theo em đó là những gì?
* Gv nhấn:
 + PBCN về TPVH là nói lên cảm xúc của người đọc bắt nguồn từ 1 nhân vật, 1 chi tiết, 1 h/a, lời văn, lời thơ hay ý nghĩa trong tp.
 + PBCN là bày tỏ thái độ, tình cảm, suy nghĩ đối với tp 1 cách cảm tính.
Đọc bài thơ, em tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên và tình cảm của tác giả H.C.M ntn?
? Chi tiết nào làm cho em hứng thú? Vì sao?
Qua bài thơ em thấy H.C.M là con người ntn?
?Hãy trình bày dàn ý cho bài nói của em?
- Hs: Tập trình bày bài nói. 
 Nhận xét, bổ sung. Tiếp tục trình bày.
I. Một số điều cần lưu ý.
 Khi PBCN về TPVH cần:
+ Xác định thái độ thích hay ko thích. Lí do:
 - Tp hay, hấp dẫn, cuốn hút.
 - Tp thiết thực, gần gũi.
 - Tp khiến em cảm động, day dứt, trăn trở...
+ Nêu được cái thích từ những yếu tố rất cụ thể.
 - Thích 1 nhân vật nào đó trong tp.
 - Thích vài chi tiết, sự việc, h/a...
 - Thích lời văn, lời thơ.
II.Đề bài.
 Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”.
III. Nội dung chuẩn bị:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a) Cảnh rừng khuya dưới ánh trăng chan hoà rất đẹp, lung linh, huyền ảo.
- Cảnh sông nước đầy sức xuân dưới ánh trăng rằm xuân lồng lộng "không gian bát ngát, mênh mông.
- T/y thiên nhiên, đất nước của Bác "thể hiện tư thế ung dung, lạc quan trong mọi h/c.
b) Tiếng suối – tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
- Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
"So sánh, miêu tả đặc sắc.giàu h/a, cảm xúc"con người bác hoà hợp giữa tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ. Một tâm hồn nhạy cảm với vẻ đẹp t/n, yêu quê hương, đất nước, luôn lạc quan, ung dung trước mọi h/c.
2. Dàn ý:
a) Mở bài: Giới thiệu bài.
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của mình.
b) Thân bài:
- Cảm nhận chung về h/a trong bài.
- Cảm nghĩ theo từng câu thơ.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
IV. Thực hành trên lớp:
 IV. Củng cố- Dặn dò.
 - Cách phát biểu cảm nghĩ về TPVH.
 - Đọc tham khảo.
 - Sưu tầm tư liệu liên quan đến các vb. Tập viết thành văn.
 - Soạn bài : Một thứ quà của lúa non: Cốm.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
..
..
===============================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 14 - Nam học 2011-2012.doc