Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 4

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 4

A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp HS:

 - Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của bài ca dao về chử đề than thân.

 - Thuộc những bài ca dao trong văn bản.

B. Chẩn bị:

 GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

 HS: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.

C. Kiểm tra bài cũ:

 GV: Kiển tra HS chuẩn bị bài ở nhà.

 H: Đọc thuộc long 2 bài ca dao về chủ để tình yêu quê hương đất nước và nêu nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật.

D. Các hoạt động dạy và học.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 4
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 13: những câu hát than thân
A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp HS:
	- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của bài ca dao về chử đề than thân.
	- Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
B. Chẩn bị:
	GV: Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
	HS: Soạn bài theo câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản.
C. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Kiển tra HS chuẩn bị bài ở nhà.
	H: Đọc thuộc long 2 bài ca dao về chủ để tình yêu quê hương đất nước và nêu nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật.
D. Các hoạt động dạy và học.
GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viện và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
GV: Đọc mẫu và cho SH đọc.
HS: Tìm hiểu chú thích.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
H: Trong ca dao nhân dân ta thời xưa thường mượn hình ảnh con vật nào để diễn tả cuộc đời thân phận của mình? (con cò)
H: Em hãy sưu tầm một số bài ca dao mượn hình ảnh con cò để chứng minh và giải thích vì sao ?
GV: Giảng bổ sung.
H: Cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả ntn?
H: NT diễn tả ở đây là gì?
HS: Tìm hiểu.
H: Sự đối lập như thế nào?
H: Miêu tả hình dáng con cò ntn?
H: Hình ảnh con cò là biểu tượng cho ai?
H: Bài ca còn có nội dung nào khác?
HS: Phát biểu.
GV: Sống trong XH áp bức, bất công ấy, thân phận cò phảI “lên thác xuống ghềnh” lận đận. Chính XH ấy tạo nên những cảnh ngang trái làm cho lúc thì “bể đầy”, lúc thì “ao cạn” khiến “cho gầy cò con”
H: Bài 2 là lời của ai, nói về điều gì?
H: Em hiểu cụm từ “thương thay” ntn? Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại đó?
H: Nỗi thương thân của người lao động qua các h/a ẩn dụ được thể hiện ntn? 
HS: Thảo luận và phát biểu.
GV: Trong ca dao, t/g dân gian có thói quen nhìn sự vật thường liên hệ đến cảnh ngộ, vân vào thân phận mình, đồng thời họ cũng có đồng cảm tự nhiên với những con vật nhỏ bé, tội nghiệp mà họ cho là cũng có số kiếp, thân phận khốn khổ như mình.
HS: Sưu tầm một số bài ca dao mở đầu bằng từ “thân em”.
H: Những bài ca ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau ntn về nghệ thuật?
HS: Phát biểu.
GV: Giảng, mở rộng ý trên.
GV: Hướng dẫn HS luyện tập và đọc thêm.
I/. Tìm hiểu chung.
1). Đọc.
2). Tìm hiểu chú thích.
II/. Tìm hiểu văn bản.
1). Hình ảnh con cò trong bài ca dao.
- Sưu tầm (đọc thêm).
VD: + Trời mưa
Quả dưa vẹo vọ
Con ốc nằm co
Con tôm đánh đáo
Con cò kiếm ăn
 + Con cò lăn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khọc nỉ non
- Trong ca dao người nông dân thời xưa thường mượn h/a con cò để diễn tả cuộc đời thân phận mình.
- Con cò gần gũi hơn với người nông dân: bên luống cày, đồng lúa, bờ ruộng.
- Có những đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân: gắn bó với đồng ruộng, chịu khó lặn lội kiến sống.
2). Phân tích.
Bài 1.
* Cuộc đời lận đận, vất vả, cay đắng của con cò:
+ Khó nhọc, vất vả vì gặp nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái: một mình lận đận giữa nước non, thân cò gày guộc mà phải lên thác, xuống ghềnh. Nó gặp nhiều cảnh “bể đầy”, “ao cạn” ngang trái khó nhọc và kiếm sống một cách vất vả.
+ NT diễn tả:
- Các từ láy.
- Sự đối lập: nước non > < một mình.
 Thân cò (nhỏ, gầy) > < thác ghềnh.
Từ đối lập: lên > < ao cạn.
- MT hình dáng con cò, số phận con cò:
 “ thân cò, gầy cò con”
=> Khắc học đậm nét những khó khăn của cò.
=> Cò là biểu tượng chân thực và xúc động cho h/a và cuộc đời vất vả và gian khổ của người nông dân trong XH cũ.
* Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến trước đây.
Bài 2.
- Là lời người lao động thương cho thân phận những người khốn khổ và cũng chính là mình trong XH cũ.
- “Thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
- “Thương thay” lặp 4 lần, mỗi lần diễn tả một nỗi thương (thân phận mình và người cùng cảnh ngộ). Tô đậm nỗi thương cảm xót xa, cay đắng nhiều bề của người dân thường.
- Nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ:
+ Thương con tằm “kiếm ăn.tơ”: là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
+ Thương lũ kiến “kiếm ăn .tìm mồi”: nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôI ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.
+ Thương “hạc lãnh đường mây” là thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong XH cũ.
+ Thương con cuốc: thương cho thân phận thấp cổ, bé họng, nỗi khổ đau, oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.
=> Hình ảnh ẩn dụ biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong XH cũ.
Bài 3.
- Bài ca diễn tả thân phận người phụ nữ trong XH cũ.
- Hình ảnh so sánh:
+ Trái bần: dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó.
+ Hình ảnh so sánh được bổ sung chi tiết: trái bần bé bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy quăng quật trên sông nước mênh mông. Không biết “tấp vào đâu” nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô định của người phụ nữ tronh XH cũ.
III/. Luyện tập.
Nêu một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của 3 bài ca dao trên.
Học thuộc các bài ca dao đã học.
Đọc thêm.
* Củng cố: GV khái quát nội dunh bài học.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 14: Những câu hát châm biếm.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
.
.
***********************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 14. Những câu hát châm biếm
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức NT tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề chân biếm.
	HS học thuộc những bài ca dao trên.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Sưu tầm thêm một số bài ca dao về chủ đề châm biếm.
	HS: Trả lời câu hỏi SGK.
C. Kiểm tra bài cũ.
	H: Những câu hát than thân đã thể hiện cuộc đời, số phận  của người nông dân xưa ntn?
	H: Qua những bài ca dao than thân, em thấy người nông dân trong XH cũ được ví với những vật ntn?
D. Các hoạt động dạy và học.
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Đọc mẫu.
HS: Đọc và tìm hiểu chú thích.
GV: Gợi ý HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.
H: Bài 1 giới thiệu về “chú tôi” ntn?
HS: Phát biểu, em khác nhận xét.
GV: Bổ sung.
H: Em thấy chân dung đó như thế nào?
GV: Chữ “hay” rất mỉa mai. “Hay” là giỏi nhưng “giỏi” rượu chề và ngủ thì không ai khen.
H: Hai dòng đầu có ý nghĩa gì?
GV: Yếm đào tượng trưng cho gái trẻ, đẹp; người xứng đáng phải là người nhiều nết tốt, giỏi dang chữ không phải là người như “chú tôi” được.
H: Bài ca dao này châm biếm những hạng người nào trong xã hội?
HS: Đọc bài 2.
H: Bài ca dao nhại lời cua ai với ai?
H:Em có nhận xét gì về lời của thầy bói?
H: Thầy bói đã phán những gì?
H: Thầy bói phán ntn?
HS: Nhận xét.
H: Bài ca phê phán hạng người nào trong xã hội?
HS: Đọc bài 3.
H: Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho những hạng người nào trong xã hội?
H: Việc chọn các con vật để miêu tả “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào?
HS: Thảo luận và phát biểu.
GV: Bổ sung.
H: Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không?
H: Bài ca này phê phán, châm biếm cái gì?
GV: Tổng kết ý trên.
HS: Đọc bài 4.
H: Chân dung cậu cai được miêu tả ntn?
HS : Tìm nhưng chi tiết miêu tả và nêu ý nghĩa.
H: Em có nhận xét gì về NT chân biếm của bài ca này?
GV: Qua trang phục, công việc cậu cai xuất hiện như kể lố lăng, bẵng nhẵng và không một chút quyền hành.
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Hướng dẫn hs luyện tập .
I/. Tiếp xúc văn bản.
- Đọc văn bản 
- Tìm hiểu chú thích.
II/. Tìm hiểu văn bản.
Bài 1.
a). Giới thiệu chân dung của “chú tôi” để cầu hôn cho “chú tôi”. Chân dung ấy có mấy nét biếm họa mỉa mai:
- “Hay tửu hay tăm”: nghiện rượu, nát rượu.
- “Hay nước chè đặc”: nghiện chè.
- “Hay nằm ngủ trưa” và “ước những ngày mưa” để không phải đi làm và ước “đêm thừa trống canh” để được ngủ nhiều (tài ngủ).
=> là người lắm tật, vừa rượu chè, vừa lười biếng.
b). Hai dòng đầu.
- Vừa để bắt vần, vừa để giới thiệu nhân vật.
- Nói tới “cô yếm đào” thể hiện sự đối lập với “chú tôi”.
c). Bài ca chễ diễu hạng người nghiện ngập và lười biếng. Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phê phán.
Bài 2.
- Nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói.
- Bói về những chuyện hệ trọng về số phận mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Chuyện nào cũng dược phán vẻ cụ thể.
- Cách phán là kiểu nói dựa, nước đôi. Thầy rõ ràng khẳng định chắc chắn cho người đi xem bói đang hồi hộp lắng nghe, nhưng nói về sự hiển nhiên nên lời phán vô nghĩa, nực cười.
=> Phê phán, châm biếm ngững kể hành nghề mê tín dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin người khác để kiếm tiền. Đồng thời phê phán sự mê tín mù quáng của ngững người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học
Bài 3.
- Vẽ lên cảnh tượng một đám ma theo tục lệ cũ. Mỗi vật tượng trưng cho một hạng người, một loại người:
+ Con cò: người nông dân.
+ Cà cuống: những kẻ tai to, mặt lớn như xã trưởng, lí trưởng.
+ Chim ri, chào mào: những tên cai lệ, lính lệ.
- Dùng thế giời lòi vật để nói về con người. Từng con vật với những đặc điêm của nó là hình ảnh sinh đông cho các loài người, hạng người trong XH mà nó ám chỉ.
=> Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo hơn.
- Cảnh tượng trong bài hoàn toàn không phù hợp với đám ma. Cuộc đánh chén vui vẻ, chia chát diễn ra trong cảnh mất mát, tang tóc của gia đình người chết. Cái chết thương tâm của con cò trỏ thành dịp cho cuộc đánh chén, chia chác vô lối om sòm kia.
- Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ. Tàn tích của hủ tục ấy đến nay đôi khi vẫn còn và cần phê phán manh mẽ.
Bài 4.
- Miêu tả chân dunh cậu cai.
+ Đầu đội “nón dấu lông gà” chi tiết chứng tỏ cậu cai là lính và bộc lộ “quyền lực” của câu.
+ “tay đeo nhẫn”: tính cach phô trương.
+ “áo ngắn  quần dài” ba năm mới được mặc một lần khi có “chuyến sai” ấy vậy mà toàn la những đồ đI thuê, đI mượn.
- NT chân biếm:
+ Gọi là “cậu cai”: cách xưng hô ấy vừa là để lấy lòng vừa la để châm biếm.
+ Dùng kiểu câu định nghĩa để định nghĩa về cậu cai.
+ NT phóng đại: để nói lên quyền hành và thân phận thảm hại của cậu.
* Ghi nhớ (SGK)
III/. Luyện tập.
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 15: Đại từ.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
****************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 15: đại từ
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:
	- Nắm được thế nào là Đại từ.
	- Nắm được các loại Đại từ tiếng Việt.
 - Có ý thức sử dụng Đai từ hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ phần I và II.
	HS: Soạn theo yêu cầu trong SGK.
C. Kiểm tra bài cũ:
	H: Bài tập 4/ SGK / trang 43.
	H: từ láy là gì? Có mấy loại từ láy? Nghĩa của từ láy ntn?
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Tìm hiểu khái niệm đại từ.
HS: Đọc và quan sát các đoan văn trong SGK.
H: Từ “no” ở đoạn văn đầu trỏ ai? Từ “nó” ở đoan văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của từ “nó” trong hai đoạn văn? (những cái được nói đến trong câu)
H: Từ “thế” trong đoan văn thứ 3 trỏ sự việc gfi? Nhờ đâu mà em biết được nghĩa của từ này trong đoạn văn?
H: Từ “ai” trong đoạn văn dùng để làm gì?
H: Các từ “nó”, “thế”, “ai” trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
GV: Tổng kết phần I.
HS: Đọc ghi nhớ.
HS: Quan sát SGK hoặc bảng phụ.
H: Các đại từ ở các phần a,b,c trỏ gì?
HS: Đặt câu với các đại từ đó.
HS: Quan sát.
H: Các đại từ ở a,b,c hỏi về cái gì?
HS: Rút ra kết luận ở ghi nhớ 2 và 3.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3 ở lớp.
HS: Kẻ bảng và xếp theo mẫu trong SGK
GV: Giải thích thế nào là ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba; số ít, số nhiều
HS: Lên làm và hs khác nhận xét
GV: Uốn nắn hs.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
I/. Thế nào là đại từ?
1). Từ “nó” ở (a) trỏ “em tôi”; ở đoạn (b) chỉ “con gà của anh Bốn Linh”
2). Từ “thế” ở (c) trỏ việc chia đồ chơi của hai anh em.
3). Từ “ai” trong bài ca dao dùng để hỏi.
4). Vai trò ngữ pháp của Đai từ:
a) nó: là chủ ngữ.
b) nó: là phụ ngư của danh từ.
c) thế: là phụ ngữ của động từ.
d) ai: là chủ ngữ.
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Các loại đại từ.
1). Đại từ để trỏ.
a) Trỏ người.
b) Trỏ số lượng.
c) Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
2). Đại từ để hỏi
a) Hỏi về người, sự vật.
b) Hỏi vè số lượng.
c) Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc.
* Ghi nhớ (SGK).
III/. Luyện tập.
Bài 1.
a) SGK.
b) – “Mình” câu đầu ngôi thứ nhất.
 - “Mình” câu 2 ngôi thứ hai.
Bài 2.
HS: Tự làm.
Bài 3. Đặt câu.
VD:
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Bài 4, 5: HS làn ở nhà.
	* GV: Củng cố nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS: Làm BT 4,5 (SGK); soạn tiết 16: Luyện tập tạo lập văn bản.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
.
****************************
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 16: luyện tập tạo lập văn bản
Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS:
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
- Dưới sự hướng dẫn của GV, có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Bảng phụ dàn bài tình huống phần I.
	- HS: Chuẩn bị phần I (SGK).
C. Kiểm tra bài cũ:
	- H: Để tạo lập một văn bản ta cần thực hiện những bước nào?
	- GV: Kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà.
D. Các hoạt động dạy và học:
GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Chuẩn bị bài theo nội dung trong SGK ở nhà.
GV: Kiểm tra HS chuẩn bị bài ở nhà.
HS: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết một số đoạn văn.
HS: Tham khảo phần gợi ý để làm dàn bài.
HS: Viết một số đoạn văn theo dàn bài đã chuẩn bị và đọc trước lớp.
I/. Chuẩn bị ở nhà.
1). Cho tình huống: Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh bưu chính Quốc tế (UPU) tổ chức với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
2). Đàn bài:
a) MB.
- Lời chào.
- Lí do viết thư (cho một người bạn nước ngoài bất kì).
b) TB.
- Giới thiệu về đất nước Việt nam.
+ Truyền thống lịch sử.
+ Cảnh đẹp thiên nhiên.
+ Những đặc sắc về văn hóa và trang phục.
- Tình cảm của em với đất nược như thế nào?
+ Tự hào và yêu quí đất nước.
+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
c) KB.
 Lời tạm biệt, hứa hẹn.
II/. Thực hành trên lớp.
1). Tham gia phát biểu, viết đoạn xây dựng bài viết ở lớp theo sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo.
2). Bổ sung, sửa chữa dàn bài.
* GV: Củng cố nội dung bài luyện tập.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 17: Sông núi nước nam, Phò giá về kinh.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
========================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 4 - Nam học 2011-2012.doc