Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 9

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 9

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS :

- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ

- Nâng cao kĩ năng sự dụng quan hệ từ.

- Sự dụng quan hệ từ khi nói và viết bài tập làm văn biểu cảm, đánh giá

B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 1. Ổn định lớp

 2. Bài cũ: Quan hệ từ là gì? Khi nào ta cần sự dụng quan hệ từ?

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 33: chữa lỗi về quan hệ từ
a. mục tiêu cần đạt
 	 Giúp HS :
- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ
- Nâng cao kĩ năng sự dụng quan hệ từ.
- Sự dụng quan hệ từ khi nói và viết bài tập làm văn biểu cảm, đánh giá
b. tổ chức các hoạt động dạy – học.
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: Quan hệ từ là gì? Khi nào ta cần sự dụng quan hệ từ? 
Gợi ý trả lời
 Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nguyên nhân- kết quả, điều kiện- kết quả,... giữa các bộ phận của câu hoặc giữa câu với câu trong đoan văn. Khi cần nhấn mạnh, chúng ta cần sự dụng quan hệ từ.
3. Bài mới.
hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
* GV cho HS quan sát những câu văn sau:
Câu 1: Đừng nên nhìn hình thức đánh giá người khác
Câu 2: Câu tục ngữ này chỉ đúng thời xưa còn thời nay thì không đúng.
Câu 3 : Chúng ta không nên nghe họ nói đánh giá họ.
? Tìm lỗi sai của các câu trên và sữa lỗi cho đúng?
*) Cho các ví dụ:
a) Nhà em xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
b)Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại.
c) Chúng em luôn tranh thủ thời gian vì học tập
d) Bạn ấy có thể giúp em học giỏi môn Toán để bạn ấy học giỏi.
? Nhận xét cách diễn đạt của các câu trên?
Cho VD 
a) Qua câu ca dao : “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ
b) Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.
? Xác định thành phần chính của các câu đã cho? Nêu lí do tại sao các câu trên lại thiếu thành phần chính?
* Cho các câu sau: Nam là HS giỏi toàn diện. Không những giỏi môn Toán, không những giỏi môn Văn. Thầy giáo rất khen Nam.
? Các câu cho ở trên sai ở chỗ nào? Sửa lại câu cho đúng?
? Từ việc tìm hiểu trên, em hạy cho biết có bao lỗi thường gặp về quan hệ từ?
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1. Thiếu quan hệ từ.
Các câu trên đều sai ở lỗi thiếu quan hệ từ.
Câu 1: Thiếu quan hệ từ “ mà”
Câu 2: Thiếu quan hệ từ “ với”
Câu 3: Thiếu quan hệ từ “mà” Hoặc từ “ để”
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
- Các câu ở VD trên diễn đạt chưa đúng về ý nghĩa
VD a) Thay quan hệ từ “ và” bằng quan hệ từ “ nhưng”
VD b) Thay quan hệ từ “ để” bằng quan hệ từ” vì”
VD c) Thay “ vì “ bằng “ để “
VD d) Thay “ để” bằng “ vì”
3. Dùng thừa Quan hệ từ
- Câu a thiếu Chủ ngữ. Lí do: Thừa quan hệ từ “ qua”. Vì vậy ta cần bỏ quan hệ từ.
- Câu b thiếu Chủ ngữ. Lí do: Thừa quan hệ từ “ Về “ Vì vậy ta bỏ đi quan hệ từ “ về”.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
- Dùng quan hệ từ không có sự liên kết
- Sửa đúng: Không những giỏi môn Toán mà con giỏi cả môn Văn và các môn khác nữa.
* Ghi nhớ: Trong khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi : Thiếu quan hệ từ, dùng quan hệ từ không hợp nghĩa, thừa quan hệ từ, dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
II. luyện tập
Bài tập 1: 	Thêm từ “ từ “ làm quan hệ từ./ Thêm từ “ để “ làm quan hệ từ
Bài tập 2:	Thay quan hệ từ “ với” bằng “ như”
 	Thay quan hệ từ “ tuy” bằng “ dù”
 	Thay quan hệ từ “ bằng” bằng “ về”
Bài tập 3.
- Bản thân em còn thiếu sót, em sữ tích cực sữa chữa
- Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
Bài tập 4: ý đúng: a, b, d. ý sai : c, e, g, i.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
..
..
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 34. 
hướng dẫn học thêm: Xa ngắm thác núi lư
I. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thác nước Lư Sơn và qua đó thấy được tâm hồn, tính cách của nhà thơ Lí Bạch
- Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần định nghĩa để phát triển tác phẩm đồng thời có ý thức tích luỹ từ Hán Việt
II. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên kiểm tra vở soạn bài của học sinh 
- Giáo viên giới thiệu bài mới.
- Thơ Đường là một thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa. Xa ngắm thác núi Lư là một trong những bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch. Nhà thơ đờng nổi tiếng hàng đầu.
3. Bài mới : 
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Học sinh đọc chú thích
Giáo viên giới thiệu về thơ Đường
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả của Lí Bạch.
Giáo viên đọc mẫuà gọ 3 học sinh đọc.
? Xác định thể thơ của bài ‘Xa ngắm thác núi L’
? văn bản này được tạo bằng phương thức mô tả hay biểu cảm (cả 2)
? Cái được mô tả ở đây là gì ?
Điều gì được biểu cảm 
? Xác định nội dung của văn bản ?
? nội dung nào vẽ thành tranh còn nội dung nào khó vẽ thành tranh.
? Em có nhận xét gì về bức tranh minh họa ở SGK
? Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư được mô tả trong lời thơ nào.
- Giáo viên chiếu hắt câu thơ đầu ở văn bản phát âm định nghĩa, dịch thơ để phân tích.
? Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô ?
? Vị trí của câu thơ đầu so với cả bài
? Chi tiết ngôn từ nào cần được khai thác ở đây
? Các chi tiết đó gợi tả một cảnh tượng như thế nào
- Giáo viên cho học sinh so sánh câu thơ của Lí Bạch và câu văn của Tuệ Viễn.
? Qua đó em có nhận xét gì về cảnh tượng này.
- Giáo viên : trên nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó, một thác nước hiện ra khác nào một dòng sông treo trước mặt.
? Lời tho nào tạo hình ảnh này.
- Giáo viên chiếu hắt câu thứ 2 của bản phiên âm, định nghĩa, dịch thơ.
? Dựa vào từ ‘quải’ và từ tiền xuyên, đã được định nghĩa ở chú thích hãy xác định nghĩa của câu thơ này.
? Hãy nhận xét cách dịch của các tác giả
? Lời nào trong bài thơ diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư.
- Giáo viên nêu câu thứ 3
? Chữ nào trong lời thơ đã chuyển cảnh của bức tranh từ tĩnh sang động ?
? Tác dụng của chi tiết ngôn từ này là gì
? ‘Nước hay thẳng .. thước’ là 1 cảnh tượng như thế nào 
? Cảnh tượng đó đã kích thích nhà thơ viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng
Đó là lời thơ nào
? Lời thơ này gợi tiếp 1 cảnh tượng như thế nào 
? Chữ dùng táo bạo nhất trong lời thơ này là chữ nào
? Tìm trong văn bản các ngôn từ chỉ sự có mặt của nhà thơ nơi thác núi Lư
? Các hoạt động trên mang ý nghĩa (nhìn, nghĩ, thấy) thông thường hay mang ý nghĩa nào trước vẻ đẹp của tự nhiên.
? Theo em đó là sự thưởng ngoại như thế nào 
? Qua đó em thấy tình cảm yêu quí tự nhiên của tác giả nh thế nào 
?Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn và tính cách nhà thơ Lí Bạch 
? Xác định nội dung nổi bật được phản ánh trong văn bản 
? Cái cách tả cảnh, tả tình của tác giả có gì đặc sắc để chúng ta học tập khi làm văn miêu tả và biểu cảm 
Nội dung bài học
1. Giới thiệu về thơ Đường
- Thơ TQ, thơ Đường.
- Thể loại : tứ tuyệt, bát cú, ngũ ngôn
- Thơ Đường ảnh hưởng tới các nhà thơ Việt Nam.
2. Tác giả
- Lí Bạch thi tiên là nhà thơ Đường nôi tiếng nhất.
- ông có nhiều bài thơ hay về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, thơ, rượu
3. Từ ngữ khó
- Giáo viên giải thích các từ : bộc bố, vọng tam, thiên xích.
4. Đọc văn bản 
1. Thể thơ TNTT
2. 
- Thác núi Lư
- Cảm xúc của tác giả trước cảnh thác này.
III. Đọc hiểu nội dung văn bản 
1. Cảnh thác núi Lư
* Câu thơ đầu
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
- Hương Lô : Núi cao có mây mù che phủ trông xa nh chiếc lò hương nên gọi là Hương Lô
- Vị trí : Tả cái nền chung của bức tranh toàn cảnh
- Động từ : Chiếu, sinh
à quan hệ nguyên nhân, kết quả
à Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng làm nảy sinh màu khói tía à cảnh vật đang chuyển động, rất có hồn
à đó là một cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại.
* Câu thơ thứ 2
Dan khan bộc bố quải tiền xuyên
- Quải : treo
- Tiền xuyên : dòng sông phía trước.
à hình ảnh dùng để so sánh với dòng thác nhìn từ xa.
à cảnh động à tĩnh à đỉnh núi khói tía mù mịt, chân núi dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo cao như dải lụa à một bức tranh tráng lệ.
* Câu thứ 3
- phi : bay à gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước.
à cảnh tượng mãnh liệt kì diệu của thiên nhiên.
* Câu cuối
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
à Con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sông Ngân Hà từ trên trời rơi xuống. Đây là một cảnh tượng mãnh liệt, huyền ảo, kì vĩ của thiên nhiên.
- Lạc : rơi xuống
- Nghi : ngỡ là
- Hỉnh ảnh : Ngân hà
à táo bạo, gợi cảm, gợi tình, cao mới mẻ
à tài quan sát, trí tưởng tượng mãnh liệt.
2. Tình cảm của nhà thơ trước thác núi Lư.
- Vọng : ngắm
- Dao khan : xa nhìn, xa trông
- Nghi (ngờ, tởng)
à ý nghĩa thưởng ngoại
à say mê khám phá những vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên à đắm say mãnh liệt.
* Thác núi Lư : cao rộng, mãnh liệt, hùng vĩ, phi thường, tráng lệ, huyền ảo
* Tâm hồn nhạy cảm, thiết tha với những vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ, phi thường của thiên nhiên à tính cách mãnh liệt, hào phóng.
IV. Tổng kết
1. Nội dung
- Cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ, huyền ảo.
- Tình ngời đắm say với thiên nhiên
2. Nghệ thuật
- Tả cảnh bằng trí tưởng tượng, mãnh liệt, táo bạo, tạo ra các hình ảnh thơ phi thường
- Thông qua cảnh để tả tình
- Tình khi tả cảnh là cái tình dắm say
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
..
..
..
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 35. từ đồng nghĩa
a. mục tiêu cần đạt
Giúp HS: 
- Nắm được khái niệm ytừ đồng nghĩa và việc phân loại từ đồng nghĩa
- Phân biệt được những nét nghĩa khu biệt, tinh tế giữa ác từ đồngnghĩa trong nói viết có hiệu quả.
- Luyện tập nâng cao kĩ năng phân tích từ đồng gnhĩa
- Có ý thức trong việc lựa chọn để sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.
B. tổ chức các hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy cho biết, trong quá trình sử dụng quan hệ từ, ta thường mắc những lỗi nào?
 3. Bài mới. 
Giới thiệu bài :
 Khi nói và viết, ta phải hết sức cận trọng vì có những từ phát âm nó hoàn toàn giống nhau nhưng nghĩa của nó lại khác nhau cơ bản. Ngược lại, có những từ phát âm khác nhau nhưng nghĩa của nó lại hoàn toàn giống nhau hoặc gần giống nhau. Hiện tượng như vậy ta gọi là từ đồng nghĩa. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa, việc sử dụng từ đồng nghĩa có tác dụng như thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của nó trong tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động của gv và hs nội dung cần đạt
Hoạt động 1: thế nào là từ đồng nghĩa
GV ghi VD lên bảng:
VD1 :
 a) Rủ nhau xuống bể mò cua
đem về nấu quả mơ chua trên rừng
b) Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.
? Dưạ vào kiến thức đã học vế từ đồng nghĩa ở bậc Tiểu học, em hãy tìm những từ có chung nét nghĩa ở VD trên?
? Em có thể thay thế từ trái cho mục “a”, từ “ quả cho mục “b” được không?
1. Thế nào là từ đồng nghĩa
Các từ có chung nét nghĩa : Quả , trái ( ý nghĩa của nó giống nhau. Quả là tên gọi ở các tỉnh phía Bắc; Trái là tên gọi ở các tỉnh phía Nam.)
- Có thể thay thế từ “ trái cho mục a và từ quả cho mục b được , vì nội dung ý nghĩa và sắc thái biểu cảm không thay đổi.
Trên cơ sở đó, em hãy tìm từ đồng gnĩa với các từ sau: bố, bao diêm, lơn
VD2:
a) Trước sức tấn công như vũ bạo và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
b) Công chúa ha- ba- nahy sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm trên tay.
? Tìm từ dồng nghĩa ở mục a và b sau đó so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng? Những từ đó có thể thay thế được cho nhau không?
? Từ những bài tập đã tìm hiểu ở tren, em hãy rút ra khái niệm về từ đồng nghĩa?
- Các từ đồng nghĩa với :
 + bố = cha = ba = thầy = tía ,...
 + bao diêm = hộp quẹt
 + Lợn = heo
- Từ đồng nghĩa: bỏ mạng = hy sinh
- Giống nhau: Đều chung một nét nghĩa là “ Chêt”
- Khác nhau: Khác về sắc thái ý nghĩa. Vì, “ bỏ mạng “ có nghĩa là chết vô ích ; Hy sinh là chết vì nghĩa vụ , lý tưởng cao cả > sắc thái kính trọng. Những từ đó không thay thế được cho nhau , mặc dù chúng có nghĩa giống nhau nhưng sắc thái biểu cảm lại hoàn toàn khác nhau.
=>Từ đồng nghĩa là những từ có nét nghĩa giống hoặc gần giống nhau.
II. Các loại tư đồng nghĩa
Cho VD 1:
Em về Nha Trang bằng tàu hoả
Em về Nha Trang bằng xe hoả
Em về Nha Trang bằng xe lửa
Cây bút này dùng được lâu lắm
- Cây bút này sử dụng được lâu lắm
? Tìm từ đồng nghĩa trong VD trên. Em có nhận xét gì về các từ đồng nghĩa đó ? Những từ đồng nghĩa đó ta gọi là từ đồng nghĩa nào?
VD 2:
- Bạn ăn cơm với mình nhé.
- Các từ đồng nghĩa: 1) tàu hoả = xe hoả = xe lửa ; 2) dùng = sử dụng.
- Nó có nghĩa giống nhau , có thể thay thế cho nhau trong cùng một ngữ cảnh
=> Nó là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Bạn chén cơm với mình nhé
- Bạn xơi cơm với mình nhé.
? Tìm những từ đồng nghĩa ở VD trên và so sánh sự giống và khác nhau giữa chúng?
? Tương tự như vậy , em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các từ ngữ sau:
 Chè = trà / tu = nhấp = nốc
? Từ đó , em hãy rát ra nhận xét?
? Từ việc tìm hiểu các VD trên , em hày cho biết có mấy loại từ đồng nghĩa?
? Từ đồng nghĩa không hoàn tàn có những nét nghĩa khác nhau nào?
- Các từ đồng nghĩa: ăn , xơi , chén
- Giống nhau: Là hoạt động cho thức ăn vào miệng, qua thực quản đến dạ dày để nuôi sống cơ thể.
- Khác nhau
+ Ăn : Sắc thái bình thường
 + Xơi : Sắc thái lịch sử, xã giao
 + Sắc thái thân mật
- Giống nhau:
 Chè , trà ( là thức uống lấy từ nguyên liệu cây chè )
Tu nốc ( đều là uống , cho nước oà cơ thể )
- Khác nhau:
Chè: Thức uống lấy từ nguyên liệu cây chè ( kể cả thứ chè đa được chế biến)
Trà : Búp hoăc lá chè đã sao, đã ché biến.
 Nghĩa của chè rộng hơn nghĩa của từ trà.
Tu : uống nhiều liền một mạch
Nhấp : Uống lần một ít bằng cách chỉ mớm đầu môi để thưởng thức hương vị.
Nốc : uống nhiều và hết ngay trong một thời gian ngắn.
=> Những từ đồng nghĩa trên có những nét chính giống nhau nhưng cũng có nét nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm,...
 Vì vậy đó là từ đồng ngbĩa khong hoàn toàn.
=> Có hai loại từ đồng nghĩa : Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có những nét nghĩa khác nhau: sắc thái biểu cảm; phạm vi sử dung ( rộng hẹp) ; sắc thái ý nghĩa.
III. luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài tập 2 : Máy thu thanh = ra - đi - ô / Sinh tố = Vi ta min / Xe hơi = ô tô / Dương cầm = Pi a nô.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
..
..
========================
Ngày soạn: ../ ./2011
Ngày dạy: .../ ../2011
Tiết 36 :
cách lập ý của bài văn biểu cảm
A.mục tiêu cần đạt:
Giúp HS : 
-Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của văn biểu cảm, để mở rộng phạm vi, kỹ năng làm văn biểu cảm.
- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
B. tổ chức các hoạt động dạy và học
ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ: Từ đồng nghĩa là gì ? Có mấy loại từ đồng nghĩa ? Cho VD minh hoạ cho mỗi loại từ đồng nghĩa.
Gợi ý trả lời
 => Có hai loại từ đồng nghĩa : Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có những nét nghĩa khác nhau: sắc thái biểu cảm; phạm vi sử dung ( rộng hẹp) ; sắc thái ý nghĩa.
3.Bài mới
 	Giới thiệu bài: Khi làm bài văn biểu cảm ở bài viết số 2, các em đã đã có ý thức khơi gợi cảm xúc của mình về đối tương biểu cảm. Từ đó giúp người đọc, người nghe có sử rung động thực sự trước những cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình. Để giúp các em có thể mở rộng thêm phạm vi và kỹ năng biểu cảm, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu “ Các cách lập ý văn biểu cảm qua tiết học hôm nay”.
Hoạt động của hs và gv nội dung cần đạt
hoạt động 1: Những cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm.
? Cho HS đọc đoạn văn a trang 117, 118.
? Cây tre đã gắn bó với đời sống người Việt Nam bởi những công dụng của nó như thế nào?
? Tre luôn gắn bó và còn mãi với con người trong mọi hoàn cnhr. Hãy tìm những chi tiết làm dẫn chứng cho điều ấy?
1. Đọc tìm hiểu đoạn văn về cây tre
- Tre che bóng mát trên đường, tre mang khúc nhạc, tre làm cổng chào, sáo diều tre bay cao,....
- Nứa ,tre sẽ chia bùi sẽ ngọt của những ngày mai tươi mát, còn mãi với chúng ta vui hạnh phúc , hoà bình
? Viết về tre, người viết đã có những liên tưởng, tượng tượng gi?
? Dựa vào đặc điểm nào của cây tre mà người viết đã liên tưởng, tượng tượng như thế ?
? Qua những đặc điểm đó, người viết đã hình dung về một cây tre trong tương lai như thế nào?
? Với những nộ dung vừa tìm hiểu, em hãy cho biết tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình với sự vật bằng cách nào?
? Xác định nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình trong đoạn văn? 
? Tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình như thế nào với con gà đất
? Bày tỏ những cảm xúc ấy, tác giả đã lựa chọn hình thức nào ?
? Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo?
- Liên tưởng đến con người ngay thẳng, nhũn nhặn, thuỷ chung , can đạm
*) Đặc điểm: 
- Tre dẻo dai, có thể uốn cong, đan lát:nhũn nhẵn
- Đốt tre mọc thẳng: ngay thẳng
- Gắn bó với con người: thuỷ chung....
- Trong tương lại:Chia ngọt sẽ bài những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta vui hạnh phúc hoà bình. Là dụng cụ cần thiết và còn là giai điệu tinh thần,...
=> Dùng trí tượng tượng để liên tượng tới tương lai
2. Đọc – tìm hiểu đoạn văn “ Người ham chơi ( Mục 2. SGK trang 118 )
- Nhân vật trữ tình : tác giả
- Đối tượng trữ tình: con gà đất
- ấp nó trong lòng bàn tay, dồn hơi đày ngực, ngửa mặt lên trời và gập người dần dần lúc hạ giọng giống y như dáng điệu con gà lúc gáy. / Hoá thân thành con gà trống để giọng dạc cất lên điệu nhạc sáng mai,...
- Liên tưởng tới những kí ức trong quá khứ để gợi sống dậy những kỉ niệm.
=> Hồi tượng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
3. Đọc – tìm hiểu đoạn văn về cô giáo.
- Đọan văn đã gợi những kỉ niệm: 
 + Cô giáo giữa đàn em nhỏ / Nghe tiếng cô giảng bài / Cô theo dõi lớp học / Cô htất vọng khi một em cầm bút sai / Cô sung sướng khi HS có kết quả xuất sắc.
=> Do nhiều kỉ niệm nên HS không bao giờ quên được cô.
 ? Qua đoạn văn, ta thấy tác giả đã bày tỏ tình cảm với cô giáo như thế nào? 
? Hình ảnh u tôi trong đoạn văn được nhắc đến như thế nào?
? Hình dáng và khuôn mặt u được miêu ả như thế nào
? Để thể hiện tình thương đối với mẹ, tác giả đã lựa chọn hình thức biểu đạt nào?
- Đặt ra những tình huống bằng cách tượng tượng phong phú để gửi gắm tình cảm, suy nghĩ đến đối tượng biểu cảm: “ Sau này, em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ”..Mỗi bận đi ngang qua một trường học, nghe một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại,...
=> Tượng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước.
4. Đọc – tìm hiểu đoạn văn “U tôi”
- Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt của u: mái tóc, nết nhăn, vết rạn, hàm răng
- Gợi tả bóng dáng và khuôn mặt u đã già với tất cả lòng thương cảm và hối hận vài mình đã thờ ơ , vô tình
=> Liên tưởng quan sát những hình ảnh đang hiện hữu để có suy ngẫm về đối tượng
 II. luyện tập
Lập dàn ý cho đề văn biểu cảm sau: “ Cảm xúc về người thân
Bước 1. Tìm hiểu đề
- Đề thuộc thể laọi văn biểu cảm( dựa vào từ ngữ “ cảm xúc”)
- Yêu cầu nêu cảm nghĩ về người thân ( có thể là : ông , bà, cha , mẹ,thầy, cô ,bạn thân,...)
Bước 2: Tìm ý cho bài văn
GV cho Một hệ thống câu hỏi để HS tự đi tìm ý:
? Người thân nào đã đểlại cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng nhất? 
? Người ấy có những nét gì đáng nhớ ( miêu tả suy nghĩ ) 
? Người ấy có đặc điểm gì về tính tình, phảm chất? ( Nhắc đến đặc điểm, minh hoạ bằng cách ại một mẫu chuyện)
? Mối quan hệ của em với người ấy ( Ghi lại kỉ niệm, suy nghĩ, monh muốn)
? Hình ảnh và phẩm chất người ấy đọng lại trong em như thế nào?
 Bước 3 Lập dàn ý:
MB: Giới thiệu chung về người thân. Neu tình cảm, ấn tượng của mình đối với họ.
TB: Miêu tả những nét tiêu biểu để bộc lộ cảm xúc. Kể lại một thói que, tính tình và tính cách,.... Gợi lại kỉ niệm giữa mình và người thân. Nêu suy nghĩ và mong muốn về mối quan hệ giữa em và người ấy
KB: ấn tượng và cảm xúc của mình về người thân ấy
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..
..
..
..
========================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 9 - Nam học 2011-2012.doc