Giáo án môn Ngữ văn 7 - Nguyễn Hữu Nguyên

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Nguyễn Hữu Nguyên

*Mục tiêu cần đạt

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đến trường; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình, chất thơ.

- Biết phân tích, chỉ ra phương thức miêu tả, tự sự biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật.

- Biết yêu quý, trân trọng những kỉ niệm, kính trọng người thân.

* Tiến trình giờ dạy :

 Hoạt động 1 : Khởi động

- Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 - GV giới thiệu bài .

 Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản :

 

doc 206 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Nguyễn Hữu Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : .
 Ngày dạy : .
Tiết 1 + 2 : Văn bản : Tôi đi học .
 ( Thanh Tịnh )
*Mục tiêu cần đạt
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi ngày đầu tiên đến trường; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất trữ tình, chất thơ...
- Biết phân tích, chỉ ra phương thức miêu tả, tự sự biểu cảm của các biện pháp nghệ thuật.
- Biết yêu quý, trân trọng những kỉ niệm, kính trọng người thân.
* Tiến trình giờ dạy :
 Hoạt động 1 : Khởi động 
- Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - GV giới thiệu bài .
 Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản : 
 Hoạt động của thầy và trò
? Nêu những nét chính về tác giả ?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
? Trình bày nội dung chính của văn bản 
GV hướng dẫn đọc : Chậm diễn tả được tâm trạng của nhân vật “ Tôi “. GV đọc mẫu một đoạn.
Gọi HS đọc, nhận xét.
? Truyện gồm có những nhân vật nào ? Nhân vật nào là chính?
? Truyện đựơc kể theo ngôi nào? Tại sao lại dùng ngôi kể đó?
? Bố cục ?
? Nội dung từng phần ?
? Điều gì khiến tôi sống lại những kỉ niệm ?
? Kỉ niệm được kể theo trình tự nào ?
? Cách kể của tác giả có gì ấn tượng ?
? Tâm trạng của tôi được kể theo mấy chặng ?
+ Trên đường đến trường
+ Trên sân trường và khi nghe gọi tên vào lớp.
+ Vào lớp học
? Kỉ niệm trong tôi hiện về bắt đầu bằng hình ảnh nào ? Con đường được tác giả kể ra sao ?
? Nhân vật tôi còn có suy nghĩ và hành động nào khác ?
? Điều đó cho ta thấy đựoc tâm trạng của tôi lúc này như thế nào ?
? Tại sao tôi có những suy nghĩ đó?
? Khi đứng trước sân trường, tôi có suy nghĩ gì ? Hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì ?
? Tôi nhìn thấy lũ học trò ra sao ? Hình ảnh nào cho em ấn tượng nhất ? 
? Khi nghe tiếng trống và tiếng gọi tên vào lớp, tôi có suy nghĩ gì ?
? Vì sao lại khóc, và thấy chưa lần nào xa mẹ như lần này ?
? Tâm trạng của tôi lúc này là gì ?
? Khi vào lớp học, tôi có những suy nghĩ và hành động gì ?
 ? ý nghĩa của từng việc đó ?
? Nhận xét về hình ảnh : “ Con chim liệng đến bên cửa sổ” ?
? Em hãy nêu nội dung chính của truyện ?
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
? Em học tập được gì khi viết văn tự sự?
? Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật so sánh trong văn bản ?
 Nội dung cần đạt
I-Tìm hiểu chung
1-Tác giả
-Là nhà văn có phong cách trữ tình.
-Họat động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật nhưng thành công nhất là truyện ngắn.
-Thơ văn của ông đạm chất trữ tình, đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2-Tác phẩm
-Thể loại : Truyện ngắn, in trong tập “ Quê mẹ”.
-Đại ý: kể về những cảm xúc, tâm trạng của nhan vật tôi ngày đầu tiên đến trường.
3-Tìm hiểu từ khó
4-Đọc văn bản
II-Phân tích
-2 phần
+Hồi ức về kỉ niệm
+ Tâm trạng của nhân vật tôi
1-Hồi ức về kỉ niệm
-Cảnh lá rụng cuối thu, những đám mây bàng bạc, những em nhỏ núp dưới nón mẹ...-> nguyên nhân đánh thức những kỉ niệm.
->Kể theo trình tự thời gian kết hợp với không gian: gợi nên những kỉ niệm mơn man, sống động. Khung cảnh hiện tại đánh thức quá khứ.
-Dùng 1 loạt từ láy: nao nao, tưng bừng, rộn rã...-> diễn tả những rung động tha thiết và vô cùng trẻ trung trong tâm hồn tác giả bất chấp cả năm tháng đã qua đi.
-Địêp khúc “ Hàng năm..” diễn tả sức sống lâu bền của kỉ niệm
2-Tâm trạng của tôi
*Tâm trạng của tôi trên đường đến trường
-Con đường: đã quen-nay lạ -> Tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ , đó là biểu hiện sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm vì tôi đã trưởng thành.
-Quần áo: bỗng nhiên thấy trang trọng
-Hành động: cố gắng cầm 2 quyển sách, đề nghị mẹ đưa cho cầm bút thước
-> Hồi hộp, bỡ ngỡ, mới mẻ
-Vì tôi đã đi học, có nghĩa là tôi đã lớn lên về nhận thức.
*Tâm trạng của tôi khi đứng trước sân và gọi tên vào lớp
-Ngôi trường như đình làng Hoà ấp ( so sánh ) -> Sự trang nghiêm và linh thiêng của ngôi trường đối với con người; đồng thời đề cao việc học.
-Học trò như chim con đén bên cửa sổ..
( so sánh )->Phía sau cổng trường là cả 1 thế giới kì diệu, đày hấp dẫn, là 1 khung trời rộng mà những cậu học trò chỉ là những chú chim non vừ a thèm muốn lại vừa lo sợ.
-Nghe tiếng trống vang dội cả lòng: tiếng trồng giao hoà quá khứ và hiện tại, khua động tâm hồn. Nó chấm dứt quãng thời gian bay nhảy mà nó chỉ còn mở ra hiện tại: Sắp phải xa nguời thân và vào học.
-Thấy tim như ngừng đập. Giật mình, lúng túng, khóc và chưa lần nào thấy xa mẹ như lần này
->Tâm trạng vừa sung sướng, vừa lo sợ
*Tâm trạng khi ngồi trong lớp
-Thấy cái gì cũng hay, sau đó lạm nhận.
-Ngửi mùi hương lạ -> lần đầu tiên vào môi trường mới.
-Thấy quen và gần gũi với bạn bè: nhận thức được việc học và sự gắn bó.
-Hình ảnh “ Con chim con liệng đến bên cửa sổ..” : Hình ảnh này vừa có bóng dáng của quá khứ, vừa của hiện tại và vừa của tương lai.
-Hình ảnh cuối cùng của tác phẩm có ý nghĩa: làm cho câu chuyện kết thúc bất ngờ nhưng rất tự nhiên. Dòng chữ đó vừa khép lại thế giới mới, 1 bầu trời mới, 1 tâm trạng mới, 1 giai đoạn mới trong cuộc đời.
III-Tổng kết 
1-Nội dung :
Truyện đã diễn đạt khá sâu sắc tâm trạng hồi hộp và những cảm xúc trong sáng của tuổi thơ ngày đầu đến trường. Từ đó thể hiện lòng yêu tuổi thơ, bạn bè, mái trường, quê hương của tác giả.
2-Nghệ thuật
-Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
-Ngôn ngữ trong sáng, giản dị. Bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
- Dùng nghệ thuật so sánh.
 Hoạt động 3: Luyện tập
Cho hs làm bài tập 1.
Từng cá nhân học sinh độc lập làm. Biết tổng hợp, khái quát lại dòng cảm xúc theo thời gian.
GV cho HS đọc, nhận xét.
GV nhận xét.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
Nắm lại tâm trạng của nhân vật “ tôi “ trong văn bản.
Làm bài tập 2.
Chuẩn bị bài : cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
. .
 Ngày soạn : 05 -09-2007
 Ngày dạy : 08- 09- 2007
Tiết 3 : Cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ
*Mục tiêu cần đạt
-Hiểu rõ cấp độ khái quát và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
-Rèn tư duy trong nhận thức giữa cái riêng và cái chung.
*Tiến trình giờ dạy
 Hoạt động 1: Khởi động :
 + GV kiểm tra vở ghi của học sinh
 + Giới thiệu bài
 Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm cho học sinh :
 Hoạt động của thầy và trò
GV đưa ví dụ
? Khi nói về “ vật nuôi” em sẽ nghĩ đến những gì ? Vì sao ?
? Nhận xét về nghĩa của từ “ Mèo “ so với mèo mướp, mèo tam thể ?
? Vậy nghĩa từ nào khái quát hơn từ “ mèo “ ?
? Như thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
-GV cho hs lấy ví dụ
GV cho hs quan sát sơ đồ trong sách.
? Có thể vẽ cách khác được không. Vì sao ?
? Từ “ Động vật” so với từ “ thú, chim, cá” như thế nào. Tại sao nó có nghĩa rộng hơn ?
? Từ “ hươu, voi” so với từ “ thú” như thế nào về nghĩa ?
? Từ được coi là nghĩa rộng khi nào ?
? Từ được coi là nghĩa hẹp khi nào ?
? Qua ví dụ, em rút ra đựoc gì về nghĩa của từ ngữ ?
=>GV cho đọc ghi nhớ
 Nội dung cần đạt
1-Thế nào là cấp độ khái quát ?
 Vật nuôi
Gia súc Gia cầm.
Trâu, Bò, Mèo, Chó
- Mèo : nghĩa khái quát hơn.
- Gia súc.
-Là mức độ khái quát từ nhỏ đến lớn của các từ ngữ
2-Từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp
- Động vật : Nghĩa rộng hơn.
- Thú : rộng hơn .
- Khi nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Khi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này đồng thời có thể là nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1-2-3.
BT 1 : Hình thức : làm việc theo tổ.
 Y phục
 Quần áo
 Quần đùi Quần dài áo dài áo sơ mi áo ngủ
BT 3 : HS làm việc độc lập.
Xe cộ : xe máy, xe ô tô, xe đạp
Kim loại : sắt ,thép..
Hoa quả : na , ổi,..
Họ hàng : chú , thím,
Mang : xách, khiêng, gánh 
 Hoạt động 4: H dẫn học bài ở nhà
 -Nắm lại các kiến thức trong bài, học kĩ lí thuyết, làm các bài còn lại
 - Chuẩn bị bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 . .
 Ngày soạn :
 Ngày dạy : 
 Tiết 4 : Tính thống nhất về chủ đề văn bản 
*Mục tiêu cần đạt :
 -HS nắm được chủ đề của văn bản , tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
 -Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề , biết cách xác định và duy trì đối tượng trình bày , chọn lựa , sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến 
 -Biết tích hợp với văn bản “ Tôi đi học”.
*Tổ chức các hoạt động dạy – học :
 Hoạt động 1 : Khởi động 
 -Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 -GV giới thiệu bài mới 
 Hoạt động 2 :Hình thành khái niệm :
 Hoạt động của thầy và trò 
 GV cho HS đọc thầm văn bản “ Tôi đi học
?Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình ?
? Theo em , tất cả những sự việc được kể trong văn bản có thể hiện cho nội dung đó không ? 
 ( HS thảo luận – trả lời )
? Đó gọi là chủ đề . Vậy chủ đề là gì ?
? Căn cứ vào đâu mà em biết “Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?
? Với nhan đề đó , tác giả đã thực hiện như thế Nào để làm rõ chủ đề ?
 ( HS lấy dẫn chứng )
? Ngày đầu tiên đi học , tôi có tâm trạng như thế nào ? Tâm trạng đó được biểu đạt qua từ ngữ nào .
 ( HS lấy dẫn chứng )
GV giảng : Các chi tiết , các phương tiện ngôn từ trong văn bản đều tập trung tô đậm cảm giác này . Tất cả những vấn đề vừa chỉ ra đó chính là sự mạch lạc của văn bản để làm rõ chủ đề .
 Tiểu kết : Tính thống nhất của chủ đề văn bản được biểu hiện ở bình diện thứ nhất : Bình diện cấu trúc hình thức : Nhan đề – tính mạch lạc .
? Văn bản “Tôi đi học” có nội dung gì ? Nội dung đó có làm rõ trong văn bản không ?
? Tính thống nhát chủ đề của văn bảncòn được thể hiện ở bình diện nào nữa ?
? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất chủ đề văn bản ?
 ( HS thảo luận –trả lời )
Hoạt động 3 :
Hình thức : làm theo tổ – cử đại diện trình bày 
 Nội dung cần đạt 
I-Khái niệm về chủ đề văn bản 
-“Tôi đi học” ghi lại những kỷ niệm của ngày đầu tiên đến trường : được mẹ cầm tay , gặp thầy mới , bạn mới , cảm giác khi ngồi học ...thể hiện tâm trạng bồi hồi , xúc động , lòng yêu mến bạn bè, làng quê.
-Chủ đề: đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu hiện 
II-Tính thống nhất về chủ đề của văn bản 
*Căn cứ vào nhan đề trong văn bản 
( đó chính là đối tượng mà văn bản phản ánh .)
+ Cách xưng tôi – nói chuyện của tôi 
+ Đi học – nói những chuyện liên quan đến học .=> Các câu đều nhắc đến kỷ niệm của ngày tựu trường .Đó chính là tính mạch lạc.
*Căn cứ vào bình diện nội dung :
+ Đối tượng phản ánh 
+Biểu hiện qua mục đích hay chủ định của chủ thể văn bản 
-Xác định được chủ đề , đề mục 
-Mối quan hệ giữa các phần 
-Các từ ngữ , hình ảnh phải hướng vào chủ đề 
III-Luyện tập :
Bài tập 1 
 Đáp án :
-Xét ở bình diện nội dung : Văn bản đẫ tập trung phản ánh rừng cọ => gửi gắm tình cảm yêu quý , tự hào về miền đất quê mình 
-Xét ở bình diện hình thức: 
 +Nhan đề 
 +  ... HS đọc ghi nhớ 1
+ Người viết tường trình: là người có liên quan đến sự việc.
+ Người nhận là cá nhân hoặc cơ quan thẩm quyền xem xét và giải quyết.
II-Cách làm văn bản tường trình
1-Tình huống cần phải viết bản tường trình.
-Đó là những tình huống gây hậu quả mà người điều tra chưa rõ bản chất, nội dung vấn đề.
2-Thể thức 1 văn bản tường trình.
*Phần đầu:
-Quốc hiệu
-Địa điểm , thời gian làm văn bản.
-Tên văn bản ( ghi bằng dầu in hoa )
*Phần chính
-Nơi nhận ( địa chỉ )
-Nơi gửi ( địa chỉ )
-Lí do.
*Phần kết
Kí tên, ghi rõ ngày, tháng, năm.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh luyện tập
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 -Chuẩn bị “ Luyện tập...”
Ngày 17-4-2006
Tiết 128 : Luyện tập làm văn bản tường trình.
*Mục tiêu cần đạt
-HS ôn lại những tri thức về văn bản tường trình: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 văn bản tường trình, nâng cao năng lực viết văn bản tường trình.
-Rèn kĩ năng nhận biết tình huống cần viết văn bản tường trình.
*Tiến trình giờ dạy
 Hoạt động 1
 + Kiểm tra
 + Tiến hành ôn tập
Hoạt động 2:
- HS nhắc lại lí thuyết
- Phân biệt giữa báo cáo và tướng trình.
-Cần nắm những điều cần nhớ về văn bản tường trình.
- Gv hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài trong sách.
*Bài tập 1:
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS lí gải
GV nhận xét.
I-Ôn tập lí thuyết
II-Hướng dẫn thực hành
-Cả 3 trường hợp không phải viết bản tường trình
Hoạt động 3: HS làm các bài tập trong sấch giáo khoa
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 -Xem lại toàn bộ kiến thức đã học.
 -Chuẩn bị bài mới.
Ngày 17-4-2006
Tiết 129 Trả bài kiểm tra Văn
*Mục tiêu cần đạt 
-Củng cố một lần nữa các văn bản đã học, tiếp tục củng cố các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
-Tích hợp với các đơn vị kiến thức đã học.
-Rèn kĩ năng tự nhận xét, chữa bài theo sự hướng dẫn của GV.
*Tiến trình giờ trả bài
Hoạt động 1:
-GV phát bài cho hs, hs đọc và tự phát hiện từ lời phê của cô giáo
-GV kiểm tra sự tự chữa bài của bản thân.
Hoạt động 2:
GV nhận xét chung về tình hình làm bài của lớp, những ưu điểm, nhược điểm chính về các mặt nội dung, hình thức.
Hoạt động 3: 
GV chữa 1 số lỗi tiêu biểu các loại.
Hoạt động 4: 
GV cho hs đọc một số bài theo từng loại : Giỏi - Khá - TB -Yếu .
GV gọi điểm vào sổ.
GV nhắc nhở chuẩn bị bài mới .
Ngày 17-4-2006
Tiết 130 Kiểm tra Tiếng Việt
*Mục tiêu cần đạt
-Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, về hành động nói, về hội thoại.
-Tích hợp với các văn bản Văn đã học.
-Rèn luyện kĩ năng xác định các kiểu câu, kĩ năng xác định lượt thoại.
*Tiến trình giờ kiểm tra
Hoạt động 1:
GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra
Hoạt động 2:
GV ghi đề:
 Đề bài
1-Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
 “ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng khoai chìa tận mặt mẹ (1):
-Này, u ăn đi ! (2)Để mãi ! (3) U có ăn thì con mới ăn. (4) U không ăn con cũng không ăn nữa .(5)
 Nể con, chị Dậu cầm lấy 1 củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (6)
 Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ 1 cách thiết tha (7):
-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8)
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt (9) :
-Không đau con ạ ! (10)
2-Lần lượt trả lời bằng các câu cầu khiến, cảm thán, trần thuật, nghi vấn cho câu hỏi sau:
 Em vừa nói gì thế ?
Hoạt động 3: GV thu bài
Hoạt động 4: Gv nhắc nhở hs học bài cũ.
 Đáp án
Câu 1:
Câu trần thuật-Hành động kể
Câu cầu khiến-Hành động đề nghị
Câu trần thuật-Hành động kể
Câu khẳng định-hành động nhận định
Câu khẳng định-Hành động nhận định
Câu trần thuật-hành động kể
Câu trần thuật –hành động kể.
Câu nghi vấn-hành động hỏi
Câu trần thuật-Hành động kể
Câu phủ định-Hành động phủ định phản bác.
Câu 2: Có thể trả lời cho câu hỏi
Nghi vấn: Anh điếc à ?
Câu cảm thán: Trời ơi, hoá ra hồn vía anh để đâu đâu !
Cầu khiến: Anh có thể bỏ cái kiểu nói ấy đi được đấy !
Câu trần thuật: Em nói rằng trời sắp mưa.
Mỗi câu trả lời đúng: 5đ
Ngày 17-4-2006
Tiết 131 Trả bài Tập làm văn số 7
*Mục tiêu cần đạt
-Giúp hs củng cố những kiến thức, kĩ năng về các dơn vị kiến thức đã học.
-Tích hợp với các dơn vị kiến thức của Văn và Tiếng Việt.
-Rèn đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài .
*Tiến trình giờ trả bài kiểm tra:
Hoạt động 1:
GV phát bài để hs kiểm tra các lỗi của mình theo lời phê của cô giáo.
GV cho hs tự nêu ra ý kiến của mình về bài làm .
Hoạt động 2:
GV nhận xét ưu, khuýêt điểm chính của từng học sinh.
Hoạt động 3:
GV cho đọc 1 số bài làm mẫu của các em đạt điểm cao ( Hoàng Liên ).
->HS rút ra nhận xét bài của bạn.
Hoạt động 4:
GV gọi điểm vào sổ
Nhắc nhở hs chuẩn bị tổng kết phần Văn.
Ngày 18-4-2006
Tiết 132 Văn bản thông báo
*Mục tiêu cần đạt :
-Giúp hs hiểu tình huống viết thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo.
-Tích hợp với các đơn vị kiến thức đã học.
-Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt với các văn bản khác như : tường trình, đề nghị...
*Tiến trình giờ dạy
Họat động 1:
 + Kiểm tra: 
 + Bài mới
Hoạt động 2:
HS đọc ví dụ 
? Ai là người viết thông báo
? Ai là đối tượng thông báo.
? Thông báo nhằm mục đích gì.
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì,
? Nhận xét về hình thức các thông báo.
-> GV bổ sung, nhận xét.
+ HS đọc ghi nhớ
? HS đọc và nhận xét, giải thích trong 3 tình huống trong SGK thì tình huống nào viết thông báo. Vì sao.
GV hướng dẫn viết thông báo
I-Đặc điểm của thông báo
II-Tình huống viết thông báo
-Tình huống a cần viết bản tườngtrình.
-Tình huống b phải viết thông báo.
-Tình huống c có thể viết thông báo, Với các đại biểu khách quý cần có giấy mời trang trọng.
III-Hướng dẫn cách làm thông báo
Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài ở nhà
 -Ôn lại các kiến thức đã học.
 -Làm các bài tập còn lại
 -Chuẩn bị kiểm tra.
Ngày 23-4-2006
Tiết 133 + 134 Tổng kết phần Văn ( Tiếp )
*Mục tiêu cần đạt
-Giúp hs hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nắm được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
-Tích hợp với các văn bản đã học và các kiến thức Tiếng Việt.
-Rèn kĩ năng học thuộc lòng, tổng hợp , so sánh, phân tích, chứng minh...
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1:
 + Kiểm tra các em học sinh về việc ôn tập trong vở bài tập.
 + Bài mới
Hoạt động 2: GV cho hs tổng kết
I-Hướng dẫn ôn tập các văn bản thuộc nghị luận
 -Gv cho HS kể tên các văn bản nghị luận trong chương trình lớp 8 đã học 
Cụ thể :
 + Tên văn bản
 +Tên tác giả
 + Thể loại
 + Giá trị nội dung
 + Giá trị nghệ thuật
->Đặc biệt với các tác phảm thuộc văn chính luận, cho HS nhắc lại các khái niệm về thể loại như : Hịch, cáo, chiếu.
Sau đó hs cần trả lời các câu hỏi sau:
Văn nghị luận là gì ?
Văn nghị luận trung đại có gì khác với văn nghị luận hiện đại.
Các văn bản nghị luận cần có các yếu tố nào.
HS cần trả lời :
Văn nghị luận : nêu ra các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ 1 vấn đề nào đó.
Kác biệt cơ bản:
+ Nghị luận trung đại :
 -Văn, sử, triết bất phân.
 -Khuôn vào những thể loại riêng., với kết cấu bố cục riêng.
 -In đậm thế giới quan của con người thời trung đại như: tư tưởng mệnh trời, thần chủ, tâm lí sùng cổ.
 -Dùng nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
+ Nghị luận hiện đại: 
 -Không có những đặc điểm trên.
 -Sử dụng trong những thể loại văn xuôi hiện đại: tiểu thuyết, tuyên ngôn...
 -Cách viết giản dị, câu văn gắn với lời nói thường, gắn với đời sống thực.
GV cho HS chứng minh 6 văn bản trên đều có lí, có tình, có sức thuyết phục.
II-Những nét chung về nội dung, nghệ thuật của văn bản nghị luận lớp 8
1-Nội dung
Đề cao ý thức độc lập, tự cường của dân tộc.
Ca ngợi lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
2-Nghệ thuật
 -Lí tình kết hợp, chứng cớ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
 -Giọng văn lúc nghiêm trang, lúc thân tình.
 -Lời lẽ đanh thép.
HS cần chỉ ra các nét riêng cơ bản trong từng tác phẩm.
Hoạt động 3: GV cho hs chỉ ra cách lập luận trong từng văn bản
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
 -Ôn lại các đơn vị kiến thức.
Tiết 135 + 136 Kiểm tra tổng hợp cuối năm
 ( Đề của Sở - Kiểm tra theo đề chung )
Tiết 137 Chương trình địa phương 
 Phần Tiếng Việt
*Mục tiêu cần đạt
-Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
-Tích hợp với các văn bản đã học về hành động nói và hội thoại.
-Rèn kĩ năng dùng đại từ xưng hô.
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1:
 + Kiểm tra
 + Bài mới
Hoạt động 2:
I-Ôn tập về đại từ xưng hô
1-Xưng hô
 -Xưng: người nói tự gọi mình.
 -Hô: người nói gọi người đối thoại.
2-Cách dùng từ xưng hô
 -Dùng đại từ chỉ người nói
 -Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và 1 số danh từ nghệ nghiệp. Như : ông, bà, cô, cậu, chú, bác, ...tổng thống, bộ trưởng,...
3-Quan hệ xưng hô
 -Quan hệ quốc tế: giao tiếp trong hoạt động ngoại giao, đối ngoại...
 -Quan hệ quốc gia: giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy...
 -Quan hệ xã hội: giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực...
II-Xác định các từ ngữ xưng hô
 Cho hs tìm hiểu các ví dụ trong SGK
 -Xác định từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích ?
 -Từ ngữ xưng hô nào không phải từ ngữ toàn dân, cũng không phải từ ngữ địa phương ? Tại sao ?
GV cho hs lưu ý
Hoạt động 3: GV cho hs làm các bài tập
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
Tiết 138 Luyện tập
 Làm văn bản thông báo
*Mục tiêu cần đạt
-HS củng cố lại kiến thức về văn bản thông báo.
-Tích hợp với các đơn vị kiến thức đã học.
-Rèn kĩ năng so sánh, khái quát, lập dàn ý...
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1:
 + Kiểm tra
 + Bài mới
Hoạt động 2:
I-Lí thuyết
GV cho hs nhắc lại những đơn vị kiến thức sau:
 + Khái niệm
 + Đặc điểm của thông báo.
 + Bố cục của thông báo.
II-Hướng dẫn thực hành
GV hướng dẫn học sinh lần lượt giải các bài tập trong sách.
Hoạt động 3: GV cho hs lên bảng trình bày bài tập
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 -Ôn lại các kiến thức đã học về thông báo.
 -Chuẩn bị bài “ Ôn tập Tập làm văn”
Tiết 139 Ôn tập Tập làm văn
*Mục tiêu cần đạt
-Hệ thống các kiến thức đã học về Tập làm văn đã học về các thể loại.
-Tích hợp với các bài ôn tập về Tiếng Việt và văn bản.
-Rèn các kĩ năng..
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1
 + Kiểm tra
 + Bài mới
Hoạt động 2:
I-Tính thống nhất của văn bản
HS cần nắm các kiến thức sau:
Tính thống nhất của văn bản là gì ?
Tính thống nhất của văn bản được thể hiện rõ nhất ở đâu ?
Chủ đề của văn bản là gì ?
GV đưa ví dụ cho hs triển khai.
II-Ôn tập về các thể loại 
1-Văn bản tự sự
2-Văn bản thuyết minh
3-Văn bản nghị luận
Mỗi loại GV cần cho hs nắm về
-Khái niệm
-Đặc điểm
-Bố cục.
GV đưa ví dụ để hs nhận diện
Hoạt động 3: GV cho hs làm các bài tập trong SGK
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài
 -GV cho hs ghi đề cương ôn hè.
 -Nắm lại tất cả chương trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(3).doc