Giáo án môn Ngữ văn 7 - Nguyễn Thị Hồng Trâm - Tuần 6

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Nguyễn Thị Hồng Trâm - Tuần 6

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kín thức:

- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua bài Thiên Trường vãn vọng và sự hòa nhập nên thơ giữa con người và thiên nhiên qua đoạn trích trong bài "Côn Sơn ca".

2. Kỹ năng

- Củng cố khắc sâu thể loại bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, cách khai thác yếu tố miêu tả trong thơ.

- Bước đầu hình thành khái niệm về thơ lục bát.

3. Thái độ:

- Bồi đắp tình cảm yêu thiên nhiên, con người, môi trường trong lành của Côn Sơn.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

+Tranh ảnh Côn Sơn, đền thờ các Vua Trần (Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định).

Học sinh:

 

doc 18 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Nguyễn Thị Hồng Trâm - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 06/9/2009
Tiết 21
Lớp 7/1 -7/2 Ngày dạy: 15/9/2009
Bài 6:
BÀI CA CÔN SƠN
(Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 	
Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông qua bài Thiên Trường vãn vọng và sự hòa nhập nên thơ giữa con người và thiên nhiên qua đoạn trích trong bài "Côn Sơn ca".
2. Kỹ năng
Củng cố khắc sâu thể loại bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, cách khai thác yếu tố miêu tả trong thơ.
Bước đầu hình thành khái niệm về thơ lục bát.
3. Thái đợ:
Bồi đắp tình cảm yêu thiên nhiên, con người, môi trường trong lành của Côn Sơn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
+Tranh ảnh Côn Sơn, đền thờ các Vua Trần (Tức Mặc, Thiên Trường, Nam Định).
Học sinh:
+Đọc trước 2 bài thơ ở nhà và có sự hướng dẫn của GV ở lớp.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
-Đọc thuộc lòng 2 bài dịch Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
H. Vì sao bài Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập, bài Phò giá về kinh là sáng ngời hào khí Đông A?
3. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản: Bài ca Côn Sơn
Bước 1: Hướng dẫn HS đọc và nắm được về cấu trúc văn bản.
- Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trãi?
* GV cho HS quan sát ảnh Nguyễn Trãi.
- Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
GV: Giảng thêm: "Côn Sơn ca" viết theo thể điệu "ca khúc" cổ điển, gồm 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần lớn là câu ngũ ngôn, thất ngôn chuyển thể thành 26 câu lục bát.
Bước 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
- Hãy cho biết cảm hứng trữ tình trong đoạn thơ?
- Nguyễn Trãi đã miêu tả trực tiếp cảnh Côn Sơn như thế nào?
- Cảnh miêu tả gợi cảm nhận ở người đọc về cảnh Côn Sơn như thế nào?
- Với những nét đặc tả này em có nhận xét gì về cảnh trí Côn Sơn.
- Nguyễn Trãi đã xem Côn Sơn là quê cũ của mình, vậy việc Nguyễn Trãi gắn bó với Côn Sơn ta còn cảm nhận được điều gì về tình cảm của Nguyễn Trãi đối với quê?
- Ta là ai, Ta có mặt trong bài thơ mấy lần?
- Năm lần “ta” trong đoạn thơ đã lột tả tâm trạng, tâm hồn Nguyễn Trãi lúc này như thế nào?
Bước 3: Hướng dẫn HS tổng kết văn bản: 
? Đến đây em hiểu thêm ý nghĩa nào của bài thơ này?
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bài thơ?
Ho¹t ®éng 2: Tìm hiểu văn bản: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
GV nêu ra một số câu hỏi để HS về nhà tự học tự đọc à hiểu văn bản dưới sự hướng dẫn của GV 
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
? Hai câu đầu miêu tả cảnh vật ở thời điểm nào? 
? Cảnh tượng chung ở phủ Thiên Trường lúc đó ra sao? 
? Hình ảnh nào để lại ấn tượng nhất ở 2 câu cuối? 
? Nhận xét cảnh làng quê vào buổi chiều “đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” 
? Em hiểu gì về tâm hồn của tác giả trước cảnh tượng đó? 
Ho¹t ®éng 3: Luyện tập
- Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau?
4. Cđng cè
-§äc diƠn c¶m l¹i hai bµi th¬ trªn 
5.Hướng dẫn về nhà: 
-Học thuộc lòng hai bài thơ và hiểu nội dung chính của 2 bài thơ.
-Chuẩn bị bài: Bánh trôi nước (soạn nội dung câu hỏi SGK) và đọc nội dung đoạn trích Sau phút chia li.
Định hướng: HS dựa vào nội dung 2 mục ghi nhớ để nêu ý cơ bản theo yêu cầu câu hỏi
HS dựa vào chú thích * giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi.
- HS theo dõi SGK và trả lời hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
-Côn Sơn nước chảy rì rầm
- Côn Sơn có đá rêu phơi 
-Trong ghềnh thông mọc như nêm
-Trong rừng có bóng trúc râm
- 2-3 em nêu cảm nhận 
- HS nhận xét
- HS nhận xét.
- HS trả lời: ta là Nguyễn Trãi thi nhân, “ta” có mặt trong thơ năm lần (ta nghe suối, ta ngồi trên đá, ta nằm bóng mát, ta ngâm thơ)
- HS trao đổi nhanh
-->Bài ca về cách sống thanh cao hoà hợp giưã con người với thiên nhiên trong lành 
-->(Trong dịp vua Trần Nhân Tông về thăm quê) 
-->(Lúc chiều về, sắp tối)
- Trẻ chăn trâu thổi sáo...
- Cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng
-->(đơn sơ, đậm đà sắc quê)
-->(Gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã --> Điều không dễ có được)
- HS làm theo nhóm
BÀI CA CÔN SƠN
(Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
I. Đọc - tiếp xúc văn bản 
1.Tác giả:
- Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai (1380-1442) quê chính ở Hải Dương, gia đình đến lập nghiệp ở Thường Tín - Hà Tây.
- Là nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Có vai trò quan trọng trong việc giúp Lê Lợi chống giặc Minh xâm lược.
- Là người VN đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
2. Tác phẩm
- Bài ca Côn Sơn có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông cáo quan về sống ở Côn Sơn.
- Tác phẩm nguyên tác bằng chữ Hán có 36 câu, câu ngắn nhất có 4 chữ, câu dài nhất có 10 chữ, phần lớn là nhất ngôn và ngũ ngôn. Dịch giả đã chuyển thành thơ lục bát.
II. §äc vµ t×m hiĨu néi dung
- Cảm hứng chung của đoạn thơ là bài ca thiên nhiên và bài ca tâm trạng.
a. Cảnh trí Côn Sơn:
- Suối chảy rì rầm
- Đá rêu phơi
- Rừng thông
- Rừng trúc
-> Cảnh vật Côn Sơn hiện lên bằng ngòi bút đặc tả: suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn lúc nhặt, lúc khoan, phiến đá qua mưa, rêu phơi xanh biếc như chiếc lọng xanh: Rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Thiên nhiên khoáng đạt thanh tĩnh nên thơ.
- Cảnh Côn Sơn hiện lên mang những đặc điểm riêng không lẫn với bất cứ bức tranh sơn thuỷ hữu tình nào. Côn Sơn với vẻ đẹp sống động, đầy ắp âm thanh, đậm đà màu sắc bởi cảnh vật được cảm nhận qua tâm hồn Ức Trai giàu chất nhạc, chất hoạ, chất thơ, Nguyễn Trãi vẽ thiên nhiên bằng cả tấm lòng yêu thiên nhiên hoà nhập với thiên nhiên với cảnh vật Côn Sơn.
- Nguyên Trãi gắn bó chan hoà với Côn Sơn chính là biểu lộ tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với quê cũ yêu thương. Mấy chục năm trời loạn lạc không đêm nào ông không nằm mộng nhớ quê hương nhớ luống cúc vườn cũ:
“Tưởng nhớ vườn nhà ba rặng cúc
Hồn về đêm vẫn gửi chiêm bao”
b. Tâm hồn thi nhân Nguyễn Trãi:
- Tâm trạng tự do vui say giữa cảnh trí Côn Sơn. Thi sĩ Nguyễn Trãi đang sống trong những phút giây thảnh thơi (xa chốn bụi trần nơi phồn hoa đô hội, tục lợi bon chen). Ông đang thả hồn mình vào thiên nhiên khoáng đạt, nên thơ. Một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát , âm điệu ngọt ngào
- Nghệ thuật điệp từ, hình ảnh so sánh độc đáo
2.Nội dung:
 Ghi nhớ SGK/81. 
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
(Tự học có hướng dẫn)
Ýnghĩa văn bản:
-Bài thơ là sự hài hoà, gắn bó giữa cảnh vật và con người, sự đạm bạc của cảnh vật  thể hiện tâm hồn gắn bó thiết tha của vị minh quân Trần Nhân Tông® vị vua anh hùng, nhà thi sĩ người góp phần làm nên hào khí Đông A rực rỡ thời Trần
Ghi nhớ: SGK.
*Luyện tập:
1. So sánh cách ví von của Nguyễn Trãi và cách ví von của nhà thơ Hồ Chí Minh trong bài Cảnh khuya.
+ Giống: Đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, tâm hồn luôn hướng tới và hào nhập với thiên nhiên.
+ Khác:
*Nguyễn Trãi
- So sánh âm thanh tự nhiên với âm thanh tự nhiên;
- Về với thiên nhiên để di dưỡng tinh.
* Hồ Chí Minh:
- So sánh âm thanh tự nhiên với âm thanh của con người (Tiếng hát)
- Về với thiên nhiên để làm Cách Mạng, đến với thiên nhiên là giây phút tạm nghỉ ngơi sau ngày làm việc căng thẳng.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 6
Ngày soạn: 06/9/2009
Tiết 22
Lớp 7/1 -7/2 Ngày dạy: 15/9/2009
TỪ HÁN VIỆT (tt)
.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 	
Hiểu được sắc thái ý nghĩa của từ Hán Việt
2. Kỹ năng
Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái đợ:
Bảo vệ môi trường đang sống
Yêu mến, làm phong phú tiếng mẹ đẻ
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
+ SGV- SGK, giáo án. Bảng phụ ghi các từ Hán Việt và vận dụng giải các bài tập.
Học sinh:
+ Đọc và tìm hiểu nội dung phần bài Hán Việt (tiếp theo) nắm nội dung cơ bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 H. Thế nào là yếu tố Hán Việt. Cách cấu tạo của từ ghép Hán Việt. 
H. Trong bài SNNN và PGVK có những từ Hán Việt nào?
 (HS trả lời, GV nhận xét phần kiểm tra).
3. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động 1:
Bước 1:
+GV nêu vấn đề1.
 Trong giao tiếp hằng ngày và trong khi viết văn bản ta thường gặp các cặp từ đồng nghĩa Thuần Việt, Hán Việt. Em hãy tìm số cặp từ như vậy?.
+GV nêu vấn đề 2.
 -Trường hợp 1(a) SGK
H.Tại sao tác giả lại dùng từ Hán Việt?
-Trường hợp 1(b).
-GV gọi HS đọc chậm, rõ ghi nhớ ý 1 Tr/82.
Bước 2:
+GV nêu vấn đề1.
 Có người cho rằng chỉ dùng Thuần Việt, tuyệt đối không dùng Hán Việt.
Ví dụ: Trong học tập mọi người cần độc lập suy nghĩ.
Viết .mọi người cần đứng một mình suy nghĩ.
-Ý kiến em như thế nào? Có đúng không? Tại sao?
H. Vậy em có nhận xét gì về cách dùng từ Hán Việt trong 2 cặp câu (a),(b) SGK.
H. Trong nói, viết khi gặp 1 cặp từ tiếng Việt từ Hán Việt đồng nghĩa thì ta giải quyết như thế nào?
-GV gọi 1HS đọc to mục ghi nhớ ý 2 Tr/83.
Hoạt động 2:
+Gọi mỗi em làm một phần của bài tập.
- Hãy thống kê trong tổ, lớp có bao nhiêu bạn tên từ Hán Việt? Kể một số tên địa lí là từ Hán Việt? Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí?
- Tìm từ Hán Việt tạo s ... ïc đoạn văn trong văn bản: Cổng trường mở ra SGK Tr/5 “Con là một đứa trẻ nhạy cảm cho kịp giờ” và nhận xét: đây có phải là văn biểu cảm không?
3. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động1:
Bước 1:
+Dẫn dắt HS đọc văn bản Tấm gương và trả lời nội dung câu hỏi SGK Tr/86
 H. Bài văn “Tấm gương” biểu đạt tình cảm gì?
(GV nhắc HS chú ý những từ ngữ và giọng điệu ca ngợi và lời phê phán tính không trung thực).
H. Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
H.Bố cục bài văn theo em có mấy phần?
-Quan hệ giữa Mở bài, Kết bài có quan hệ như thế nào?
-Phần Thân bài nêu lên những ýù gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề ra sao? 
+ GV gợi ý cho HS chỉ nêu những nét cơ bản® (có minh hoạ)
H.Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không?
-Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?.
Bước 2:
+Dẫn dắt HS đọc đoạn văn của Nguyên Hồng SGK Tr/86® gợi ý câu hỏi:
H. Đoạn văn biểu hiện tình cảm gì? 
-Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp.
-Em dựa vào đâu mà đưa ra nhận xét đó?
(GV hướng dẫn cho HS nhắc lại đặc điểm của bài văn biểu cảm® tổng kết qua nội dung ghi nhớ).
Hoạt động 2:
Bước 1:
+Gợi ý nội dung bài văn SGK Tr/87
-Gọi HS đọc bài văn Hoa học trò và trả lời câu hỏi để củng cố kết quả ghi nhớ.
H. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa- học- trò ?
-Miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm?
(GV gợi ý nhận xét SGV Tr/99).
Câu :“Phượng cứ nở”, “Phượng cứ rơi” biểu hiện cảm xúc gì ?
“Sắc hoa phượng nằm ở trong hồn” là sắc gì?
Câu :“phượng xa ta nhớ cái gì đâu” có phải thể hiện cảm xúc bối rối thẫn thờ không.
H. Đoạn thứ 2 thể hiện cảm xúc gì? Có phải cảm xúc trống trải không?
H. Đoạn thứ 3 có phải thể hiện cảm xúc cô đơn, nhớ bạn và pha chút hờn dỗi không?
4. Cđng cè
-§Ỉc ®iĨm cđa bµi v¨n biĨu c¶m 
5. Hướng dẫn về nhà:
-Học bài và tự tìm những đoạn văn có biểu cảm ® nhận xét nêu ra cơ bản.
-Xem trước nội dung bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
-1HS đọc bài “Tấm gương” (SGK Tr/85).
Thảo luận nhóm 1’® phát biểu
 ® Ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh dối trá.
Trả lời: 
+Mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa vì tấm gương luôn luôn phản chiếu trung thành mọi vật xung quanh. Nói với gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực.
Trả lời:
* Bố cục gồm 3 phần.
+Đoạn đầu là mở bài, đoạn cuối là kết bài.
-HS nhận xét nêu ý.
Lớp bổ sung.
+Phần Thân bài nói về các đức tính của tấm gương.
®Nội dung bài văn là biểu dương tính trung thực.
Minh hoạ: Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi là ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương nếu soi gương thì gương không vì tình cảm mà nói sai sự thật.
Trả lời:
+ Tình cảm và sự đánh giá của tác giả rõ ràng chân thực, hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi ® tạo nên giá trị của bài văn.
-1HS đọc đoạn văn SGK Tr/86.
Thảo luận nhóm 1’® trả lời.
®Thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
+Tình cảm của nhân vật biểu hiện trong trực tiếp.
+Tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm.
-1HS đọc phần ghi nhớ Tr/86.
-HS thảo luận trả lời theo nội dung câu hỏi SGK.
® Thể hiện sự bối rối, thẫn thờ.
® Cảm xúc trống trải.
-Cảm xúc cô đơn, nhớ bạn, sự hờn dỗi.
Định hướng trả lời: 
-Nắm cơ bản mục ghi nhớ ý1 và ý 4 trả lời 2 nội dung câu hỏi.
-Đây là đoạn văn biểu cảm
I.Tìm hiểu đặc điểm bài văn biểu cảm:
1.Đọc bài văn Tấm gương
 SGK Tr/84.
+ Ca ngợi tính trung thực.
+ Ghét thói xu nịnh, dối trá.
=> Mượn hình ảnh tấm gương®gián tiếp ca ngợi người trung thực.
-Bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
(đoạn mở đầu là Mở bài-Thân bài nói về các đức tính của tấm gương - Kết bài.)
® Tình cảm, đánh giá rõ ràng chân thực.
2. Đoạn văn của Nguyên Hồng 
 SGK Tr/86
+Thể hiện tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.
+Tình cảm nhân vật biểu hiện trực tiếp ® qua lời than câu hỏi biểu cảm
 Ghi nhớ: SGK Tr/86
II. Luyện tập:
-Nhà thơ xuân Diệu đã biến hoa phượng một loại hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học® thành biểu tượng chia ly ngày hè đối với học trò.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 6
Ngày soạn: 06/9/2009
Tiết 24
Lớp 7/1 -7/2 Ngày dạy: 17/9/2009
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
Giúp học sinh 
1. Kiến thức: 	
Nắm và nhận diện được kiểu đề văn biểu cảm.
Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm và vận dụng tốt các đề biểu cảm khi viết bài.
2. Kỹ năng: Nhận biết một văn bản biểu cảm.
3. Thái đợ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để tạo lâp văn bản KH
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Giáo án, tham khảo SGV và định hướng nội dung các đề biểu cảm
Sử dụng bảng phụ minh hoạ nội dung đề bài văn biểu cảm
Học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước nội dung® trả lời câu hỏi phần SGK/88.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
(GV kiểm tra nội dung chuẩn bị của HS ở nhà theo các yêu cầu đã hướng dẫn tiết trước và nhận xét)
3. Tiến trình bài dạy:
Giới thiệu bài: Ở bài trước, các em đã nắm được khái niệm văn biểu cảm và đặc điểm của loại văn đó. Trong tiết học này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu đề văn và cách làm bài văn biểu cảm
Hoạt động 1: 
+Hướng dẫn tìm hiểu đề văn và các bước làm bài văn biểu cảm.
-GV gọi HS đọc các đề® nêu câu hỏi để HS nhận xét về đề văn biểu cảm (SGK Tr/88)
H. Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong đề văn là gì?
Bước 1:
-Treo bảng phụ nội dung đề SGK/88 a. b, c, d, e. 
-GV chọn đề (c) ghi bảng và định hướng câu hỏi để HS tìm hiểu đề bài 
H. Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về cái gì?
(Tìm hiểu đề bài).
Bước 2: 
-Tìm hiểu các bước làm bài văn biểu cảm
 (Dựa vào nội dung gợi ý SGK Tr/88 dẫn dắt câu hỏi).
H. Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy? ( Tìm ý)
Bước 3:
 (GV có thể lập dàn bài riêng hoặc sử dụng dàn bài SGV Tr/101 hướng dẫn HS.
-Lập dàn bài sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần.
(GV hướng dẫn HS tự lập dàn bài).
a.Mở bài:
 -Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: Nụ cười ấm lòng.
b.Thân bài: 
-Nêu cách biểu hiện, sắc thái và nụ cười của mẹ.
 +Nụ cười vui, thương yêu.
 +Nụ cười khuyến khích.
 +Nụ cười an ủi.
 +Những khi nắng nụ cười của mẹ.
c.Kết bài: Lòng thương yêu và kính trọng mẹ.
Bước 4 : 
+Căn cứ vào dàn bài, GV cho 1 HS viết 1 đoạn văn (Mở bài, Thân bài, Kết bài )
-Yêu cầu chỉ nêu 1 vài ý
H. Em biết như thế nào để bày tỏ biết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ?.
-GV có thể chuẩn bị 1 đoạn văn tham khảo để HS hình dung đủ các bước ® sau đó GV chốt phần ghi nhớ.
- Gọi 1HS đọc lại mục ghi nhớ 
Hoạt động 2:
Hướng dẫn luyện tập để củng cố nội dung kiến thức bài học.
Bước 1:
+Gọi 1HS đọc bài văn mẫu của Mai Tạo tr/ 89, 90 
GV nêu câu hỏi gợi ý:
H. Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Đối với ai?
-Biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
H. Em hãy đặt nhan đề cho bài văn?
+ GV gợi ý cho HS lập dàn bài 
® (có thể chuẩn bị 1 bài cho HS tham khảo).
Bước 2:
-Nhắc lại trọng tâm của nội dung bài học (HS đọc mục ghi nhớ)
(dựa vào bài tập GV củng cố chốt lại cơ bản cho HS).
4. Cđng cè
- Nªu c¸ch lµm bµi v¨n biĨu c¶m 
5. Hướng dẫn về nhà:
 -Học thuộc phần ghi nhớ và từ dàn bài của bài tập đã vận dụngở lớp, các em viết bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm.
- Chú ý: Dựa vào gợi ý SGK để lập dàn bài cụ thể cho đề bài: Loài cây em yêu. 
Trả lời:
 ® Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện trong đề văn (cảm nghĩ, vui buồn, em yêu)
-HS theo dõi đề ở bảng phụ
Thảo luận yêu cầu câu hỏi gợi dẫn của GV® trả lời nêu ý: 
® Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
-HS trả lời nội dung câu hỏi gợi ý của GV
Trao đổi nhóm® tìm ý cho đề bài
Trao đổi nhóm 5’® thực hiện bước lập dàn bài
-Trình bày nội dung dàn bài® lớp bổ sung
-HS viết đoạn văn theo yêu cầu 1 bố cục dựa trên dàn bài đã gợi ý.
Thực hiện theo nhóm 5’
-HS chú ý đoạn văn để tham khảo nắm được các bước làm bài
-1HS đọc ghi nhớ tr/88.
-1HS đọc bài văn tr/ 89.90.
Thảo luận nhóm và nêu nhan đề cho bài văn.
-Nhóm trao đổi 2’ đặt nhan đề ® lập dàn ý có sự hướng dẫn gợi ý của GV.
-HS nắm được các yêu cầu bài học®khái quát ý cơ bản nội dung mục ghi nhớ.
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm:
1. Đề văn biểu cảm:
 Cảm nghĩ.
 Vui buồn.
 Em yêu.
2.Tìm hiểu và cách làm bài văn biểu cảm:
Đề bài
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.
b. Lập dàn bài:
MỞ BÀI:
 Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ: nụ cười ấm lòng.
THÂN BÀI:
Biểu hiện, sắc thái.
+ Nụ cười vui, thương yêu.
+ Nụ cười khuyến khích.
+ Nụ cười an ủi.
+ Những khi nắng nụ cười của mẹ:
KẾT BÀI: 
Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.
Ghi nhớ Sgk Tr/88.
II. Luyện tập:
® Bài văn thể lộ tình cảm tha thiết đối với quê hương An Giang.
® biểu cảm trực tiếp rất tha thiết.
MỞ BÀI: 
-Giải thích tình yêu quê hương An Giang.
THÂN BÀI :
-Biểu hiện tình yêu mến quê hương.
+ Tình yêu là tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu.
Và những tấm gương yêu nước
KẾT BÀI: 
-Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, trưởng thành.
KÝ DUYỆT THÁNG 9/2009
Ban giám hiệu
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 Tuan 6 3 cot.doc