Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

 A. Mục tiêu cần đạt:

v Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý. Có ý thức sử dụng và năng lực phán đoán được hàm ý.

v Kĩ Năng:

- Sử dụng và phân tích được hàm ý. Đặc biệt khai thác các văn bản nghệ thuật.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp.

v Thái độ:

- Thấy được ý nghĩa và vai trò quan trọng của nghĩa tường minh và hàm ý. Đặc biệt là nghĩa hàm ý. Có ý thức đúng đắn trong việc sử dụng hàm ý

B. Phương pháp.

- Tìm hiểu ví dụ, nêu - gqvđ, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan sinh động, kĩ thuật khăn phủ bàn, quy nạp, luyện tập,

C. Chuẩn bị:

- GV: G/án; Tài liệu liên quan: Máy chiếu, máy vi tính,

- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 128: 	Nghĩa tường minh và hàm ý. 
(tiếp theo)
 A. Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức :
- Giúp học sinh củng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý. Có ý thức sử dụng và năng lực phán đoán được hàm ý.
Kĩ Năng :
- Sử dụng và phân tích được hàm ý. Đặc biệt khai thác các văn bản nghệ thuật.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng và giải mã hàm ý trong giao tiếp.
Thái độ :
- Thấy được ý nghĩa và vai trò quan trọng của nghĩa tường minh và hàm ý. Đặc biệt là nghĩa hàm ý. Có ý thức đúng đắn trong việc sử dụng hàm ý
B. Phương pháp.
- Tìm hiểu ví dụ, nêu - gqvđ, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan sinh động, kĩ thuật khăn phủ bàn, quy nạp, luyện tập, 
C. Chuẩn bị:
- GV: G/án; Tài liệu liên quan : Máy chiếu, máy vi tính, 
- HS: Học và chuẩn bị bài ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
I. Tổ chức.
II. Kiểm tra. Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? Cho ví dụ.
III. Bài mới:
	GV: Dẫn vào bài mới bằng cách đưa ra cho học sinh một tình huống (xem đoạn đối thoại của đôi bạn trong đoạn phim hoạt hình)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiếnthức
* Hoạt động 1.
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
- Nêu hàm ý của những câu in đậm. ?
- Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý ?
- Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ? Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ?
Hs. Suy nghĩ, thảo luận, trả lời.
- Vậy để sử dụng hàm ý trong giao tiếp cần phải có những điều kiện nào ?
HS. Đọc Ghi nhớ (Sgk)
* Cho hs làm bài tập 5:
Tìm câu có hàm ý mời mọc và câu có hàm ý từ chối trong bài “Mây và sóng” của Ta-go.
*GV có thể cho các em viết thêm câu có hàm ý mời mọc rõ hơn: 
-“ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.”
- “ Các bạn nhỏ đi cùng thì thích lắm đấy.”
* Hoạt động 2.
- Chia nhóm cho học sinh làm việc bài tập: 1,2,3. (Thông trò chơi “Tìm điều bí ẩn sau những mãnh ghép”)
- Chia ra thành 6 nhóm. 
- Sau khi đã khám phá được bức tranh thì kiến thức được mở rộng nằm sau bức tranh ấy.
- Trong quá trình khám phá bức tranh nếu nhóm học sinh phát hiện được từ bức tranh đầu tiên thì cho điểm tối đa.
- Dùng phương pháp kĩ thuật phủ khăn bàn để chốt lại vấn đề cho 6 bức tranh.
Đọc yêu cầu bài tập 4 và trả lời
- Hàm ý trong câu có nghĩa là gì ?
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Ví dụ (Sgk)
2. Nhận xét.
- Câu “ Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi” có hàm ý : Sau bữa ăn này , con không được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa, thầy mẹ đã bán con rồi.
+ Điều này thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
- Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý: Mẹ đã bán con cho cụ Nghị thôn Đoài rồi .
* Hàm ý ở câu 2 rõ hơn.
- Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những phút giây lừa dối cái Tí.
- Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là: nó giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi “U bán con thật đấy ư ?”....
3. Ghi nhớ (SGK)
- Câu có hàm ý mời mọc:
“ Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.”.
“ Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn” 
- Câu có hàm ý từ chối:
 “ Mẹ mình đang đợi ở nhà”
 “ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà..”
II. Luyện tập:
1. Khám phá những mãnh ghép:
M1: Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý của câu in đậm là: Mời bác và cô vào nhà uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là: “Ông theo liền anh thanh niên vào nhà ...Ngồi xuống ghế”.
M2: Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu phụ (ngày trước)
- Hàm ý:Chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói: “Thật là càng giàu....càng giàu có!”.
M3: Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu thứ nhất là: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư ?
M4: Người nói là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
- Hàm ý câu thứ hai là: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này.
- Hoạn Thư hiểu nên đã “hồn lạc phách xiêu, khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.
M5: Hàm ý của câu:
- “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ”: Nhờ chắt giùm nồi cơm, nhưng bé Thu không muốn gọi tên, chỉ nói trổng (trống không). Cho nên anh Sáu giả vờ không để ý
M6: Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối:
 A: Mai về quê với mình đi!
 B: Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi!
 A: Đành vậy!
B: Mình phải đến bệnh viện thăm bà nội.
B: Mình còn phải làm các bài tập mà thầy vừa giao.
2. Bài tập 2:
 Thông qua sự so sánh giữa hi vọng” với con đường của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là:”Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”.
IV. Củng cố.
- Hệ thống kiến thức về hàm ngôn qua 2 tiết học.
- Tác dụng của việc sử dụng hàm ý trong giao tiếp:
	+ Trong giao tiếp hằng ngày
	+ Trong các lĩnh vực nghệ thuật (tăng giá trị hàm súc và giá trị gợi cảm của lời nói)
- Cho học sinh quan sát sơ đồ để hệ thống lại kiến thức
V. Dặn dò.
- Chuẩn bị học tiết Chương trình địa phương Tiếng Việt.
Những điểm lưu ý sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN.doc