Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 17 đến tiết 20

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 17 đến tiết 20

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.

 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Đọc - hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 17 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/09/2011
Ngày dạy: 19/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 17: SÔNG NÚI NƯỚC NAM. PHÒ GIÁ VỀ KINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
 - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Đọc - hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Biết ơn và gìn giữ những gì mà cha ông để lại.
* Tích hợp: 
 - Chủ đề: Độc lập dân tộc.
 - Mức độ: Liên hệ
 - Nội dung: Liên hệ với nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Học sinh: Đọc trước và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: Đọc 4 bài ca dao về những câu hát châm biếm? Trong 4 bài ca dao đó em thích bài ca dao nào nhất ? Vì sao
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
HS đọc chú thích sgk (63).
GV: Đây là bài thơ “thần”, bài thơ không có tên nhưng nhiều người đặt tên là “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam).
- Em có nhận xét gì về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần ?
Hướng dẫn đọc: dõng dạc, trang nghiêm thể hiện được khí phách hào hùng của bài thơ, nhịp 4/3.
HS đọc chú thích trên bảng phụ.
- Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy tuyên ngôn độc lập là gì ? 
- Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo 1 bố cục như thế nào? Hãy nhận xét bố cục và biểu ý đó? 
-> Bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Biểu ý rõ ràng
HS đọc 2 câu đầu.
Hoạt động 2: Phân tích
- 2 câu đầu ý nói gì? 
GV : Hai câu đầu nêu lên 1 nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nó là quyền độc lập và tự quyết của dân tộc ta. Đó là ý chí sắt đá của 1 dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho 1 tuyên ngôn độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỷ XI.
- Nói như vậy là để nhằm mục đích gì ? Người viết đã bộc lộ tình cảm gì trong 2 câu thơ này?
Hs đọc 2 câu thơ cuối
-2 câu cuối nói lên ý gì ? (Nói về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta và nêu lên 1 nguyên lí có t/ chất hệ quả đối với 2 câu thơ trên)
- Nói như vậy để nhằm mục đích gì?
- Ngoài biểu ý Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không ? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? 
Gv : Ngoài biểu ý còn có biểu cảm rất sâu sắc trong 2 trạng thái : - Lộ rõ: Bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ quyền độc lập và kiên quyết chống ngoại xâm. - ẩn kín : bài thơ có sắc thái biểu hiện cảm xúc mãnh liệt, với ý chí sắt đá trong lời nói, người đọc phải suy nghĩ, nghiền ngẫm mới thấy ý tưởng đó.
- Em có nhận xét gì về thể thơ, giọng điệu, nhịp thơ? Tác dụng?
HS đọc ghi nhớ
HS đọc chú thích sgk (66).
HS đọc chú thích ở bảng phụ.
- Bài thơ đề cập đến vấn đề gì ?
- Tác giả bài thơ là ai?
- Bài thơ viết vào thời gian nào?
- Em có nhận xét gì về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần? So sánh với thể thơ thất ngôn...?
Hướng dẫn đọc: Giọng phấn chấn, hào hùng, chậm chắc. Nhịp 2/3.
- Bài thơ có bố cục như thế nào ?
- Nội dung của 2 câu đầu và 2 câu cuối khác nhau ở chỗ nào? (2 câu đầu nói về hào khí chiến thắng. 2 câu sau nói về khát vọng thái bình của dân tộc)
Đọc 2 câu đầu.
- Hai câu đầu nêu ý gì ? (2 câu đầu của bài thơ nói về 2 chiến thắng. Chiến thắng Chương Dương sau nhưng được nói trước chiến thắng Hàm Tử, để làm sống lại không khí của chiến trường. Hai câu thơ như 1 ghi chép cảnh chiến trường kinh thiên động địa) 
- Em có nhận xét gì về lời thơ của tác giả ? Tác dụng của lời thơ đó? (Lời thơ rõ ràng, rành mạch và mạnh mẽ gân guốc làm sống dậy 1 không khí trận mạc như có tiếng va của đao kiếm, tiếng ngựa hí, quân reo!)
- Nhắc đến 2 trận đánh đó để nhằm mục đích gì?
- Qua đó tác giả muốn bộc lộ tình cảm gì?
HS đọc 2 câu cuối.
- Ý 2 câu cuối nói gì? (2 câu cuối là lời động viên, phát triển đất nước trong hoà bình. Như vậy thái bình vừa là thành quả chiến đấu, vừa là cơ hội để gắng sức. Đó là chiến lược giữ nước lâu bền)
- Hai câu cuối đã bộc lộ được tình cảm gì ?
HS đọc ghi nhớ – sgk (68 )
- Em có nhận xét gì về cách biểu ý của bài thơ? 
Hs : Bài thơ được biểu ý 1 cách rõ ràng, diễn đạt ý tưởng trực tiếp, không hình ảnh hoa mĩ, cảm xúc trữ tình được nén kín trong ý tưởng. 2 câu đầu là niềm tự hào mãnh liệt trước chiến thắng, 2 câu sau là niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước
A. Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả - Tác phẩm:
 - Lý Thường Kiệt(1077).
 - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật).
- Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng.
2. Đọc, chú thích: 
* Đại ý: Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không 1 thế lực nào được xâm phạm.
3. Bố cục: 2 phần
- Hai câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn, rõ ràng.
- Hai câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại.
II. Phân tích:
1, Hai câu đầu:
 “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
 Tiệt nhân định phận tại thiên thư”.
-> Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
=>Khẳng định chủ quyền đất nước. Thể hiện tình y/nước, niềm tự hào dân tộc
2,Hai câu cuối:
 “ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
-> Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng chuốc phải thất bại thảm hại. 
=> Đây là lời cảnh báo hành động xâm lược của kẻ thù và khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
-> Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nhịp 4/3, giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc biểu thị ý chí và sức mạnh Việt Nam.
III- Tổng kết: 
* Ghi nhớ: SGK
B. Phò giá về kinh
I- Đọc hiểu chú thích
1 . Tác giả – Tác phẩm
- Tác giả: Trần Quang Khải
- Bài thơ viết năm 1285
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) - Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 tiếng.
2. Đọc-chú thích: 
* Đại ý: Bài thơ nói về 2 chiến thắng giặc Mông và giặc Nguyên đời Trần và ý thức XD nước sau khi có thái bình.
II- Phân tích:
1 ,Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng
 “ Đoạt sáo Chương Dương độ,
 Cầm Hồ Hàm Tử quan.”
-> Nói về thắng lợi của 2 trận đánh ở Chương Dương và Hàm Tử.
-> Lời thơ rõ ràng, rành mạch - Làm sống dậy không khí trận mạc.
=> Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược. 
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc.
2, Hai câu cuối : Khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
 “ Thái bình tu trí lực,
 Vạn cổ thử giang san.”
-> Nói về việc xây dựng đất nước trong thời bình với 1 niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
=> Thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
III- Tổng kết: 
*Ghi nhớ sgk- 68
4. Củng cố
5. Dặn dò: Học thuộc hai bài thơ và ghi nhớ. Nắm vững 2 tác giả và hoàn cảnh sáng tác.
 Chuẩn bị bài Từ Hán Việt.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 12/09/2011
Ngày dạy: 19/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 18: TỪ HÁN VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
 - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
 - Các loại từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
 - Mở rộng vốn từ Hán Việt.	
3. Thái độ: Biết dùng từ Hán Việt trong công việc viết văn biểu cảm và trong giao tiếp.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Học sinh: Đọc trước và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
 Đọc bài thơ chữ Hán: Nam quốc sơn hà.
- Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì ?
- Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không dùng đựơc ?
- VD: so sánh quốc với nước, sơn với núi, ha với sông?
+ Có thể nói : Cụ là 1 nhà thơ yêu nước.
+ Không thể nói: Cụ là 1 nhà thơ yêu quốc
+ Có thể nói: trèo núi ,khong thể nói: trèo sơn. 
+ Có thể nói: Lội xuống sông, không nói lội xuống hà.
+GV kết luận: Đây là các yếu tố Hán Việt.
- Vậy em hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt?
- Các yếu tố Hán Việt được dùng như thế nào?
- Tiếng thiên trong thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt bên có nghĩa là gì ?
HS phát biểu
GV kết luận: đây là yếu tố Hán Việt đồng âm
+HS đọc ghi nhớ 1.
Hoạt động 2: Từ ghép Hán Việt:
- Các từ sơn hà, xâm phạm (Nam quốc sơn hà), giang san (Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?
- Các từ: ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì ? em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng ?
- Các từ: thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), Thạch mã (trong bài Tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì ? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng ?
- Từ ghép Hán Việt được phân loại như thế nào?
- Em có nhận xét gì về trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt ?
-Từ ghép HV có những loại nào?
-HS : Đọc ghi nhớ 1,2.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa.
I- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt:
1- Nam: phương Nam, quốc: nước, sơn: núi, hà: sông.
- Tiếng “ Nam” có thể dùng độc lập: phương Nam, người miền Nam.
- Các tiếng quốc, sơn, hà không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố tạo từ ghép: Nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn.
- Yếu tố Hán Việt: là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
2- Thiên thư : trời
- Thiên niên kỉ, thiên lí mã: nghìn
- Thiên : dời, di (Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long) 
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Ghi nhớ 1: sgk (69)
II- Từ ghép Hán Việt:
1. Sơn hà, xâm phạm, giang sơn: Từ ghép đẳng lập.
2. a ái quốc 
 thủ môn, Từ ghép chính phu
 chiến thắng 
-> Trật tự giống từ ghép thuần Việt.
b. thiên thư Từ ghép CP có yếu tố 
 thạch ma phụ đứng trước, yếu tố 
 tái phạm chính đứng sau.
-> Trật tự khác từ ghép thuần Việt.
* Ghi nhớ 2: sgk (70)
III- Luyện tập:
-Bài 1:
- Hoa 1: chỉ cơ quan sinh sản của cây
 Hoa 2: phồn hoa, bóng bẩy
- Phi 1: bay
 Phi 2: trái với lẽ phải, trái với pháp luật
 Phi 3: vợ thứ của vua, xếp dưới hoàng hậu
- Tham 1: ham muốn
 Tham 2: dự vào, tham dự vào
- Gia 1: nhà( có 4 yếu tố Hán Việt là nhà: thất, gia, trạch, ốc)
 Gia 2: thêm vào
 Bài tập 2:
Quốc: Quốc gia, cường quốc, quốc thể, tổ Quốc ...
Sơn: Sơn hà, Sơn địa, Sơn thần
Cư: Dân cư, nhập cư, cư trú
Bại: đại bại, thân bại danh liệt, thất bại
4. Củng cố bài dạy:
Dặn dò: Xem lại dàn bài văn miêu tả, chuẩn bị : “ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY.
 .
.
Ngày soạn: 15/09/2011
Ngày dạy: 22/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 19: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố những kiến thức về văn tự sự, miêu tả đã học ở Lớp 6.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả và tự sự.
 3. Thái độ: Có một kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm bài tốt hơn những bài sau.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Học sinh: Đọc trước và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: GV chép đề bài lên bảng
- Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản
- Nêu ra định hướng của bài làm
- Lập dàn ý
* Lưu ý: phải kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng (1điểm)
Hoạt động 2: Nhận xét chung
A. Ưu điểm :
- Đa số các em đều làm đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề .
- Trình bày bài khá tốt, bố cục mạch lạc, có nhiều ý tưởng hay, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về nhân vật được kể.
B. Nhược điểm:
- Một số em bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều, hay viết tắt, viết số, cẩu thả.
- Còn sa vào kể hoàn toàn.
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng.
* Nhận xét: Đề bài phù hợp với ba đối tượng học sinh song nhiều em chưa xác định đúng yêu cầu của đề nên điểm dưới trung bình còn thấp. 
Hoạt động 3: Đọc thẩm định 
GV: Cho 2 HS đọc 2 bài đạt điểm cao và 2 bài đạt điểm chưa cao
Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận :
Nguyên nhân viết tốt và nguyên nhân viết chưa tốt?
Gv: Hướng sửa các lỗi đã mắc
Hoạt động 4: Trả bài
GV: trả bài cho HS và nêu yêu cầu :
1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi
2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm.
A. Đề bài : Em hãy tả lại một người thân mà em yêu quý nhất.
B. Định hướng
- Thể loại: Miêu tả
- Nội dung: 
+ Kể lại chân dung người bạn nào? Hai người gặp gỡ vào thời gian nào? Ấn tượng của em về người bạn đó như thế nào?
C. Lập dàn ý
1. Mở bài: (1,5đ) Giới thiệu chung về người thân được tả(bố, mẹ, ông bà, anh chị em,bạn thân..)
 2. Thân bài: (6đ)) 
- Miêu tả hình dáng bên ngoài của người thân (Khuôn mặt, mắt, mũi, miệng, tay, chân, mái tóc, hình dáng, ..)
- Tả được tính cách bên trong (Tính tình, lời nói, cử chỉ, hành động,quan hệ với mọi nguời, dành tình cảm cho em vói mọi người xung quanh).
- Tình cảm của em dành cho ngừoi thân đó.
 3. Kết bài: (1,5đ): Cảm nghĩ của em về người thân đó.
4. Củng cố:
5. Dặn dò: Về nhà viết lại bài văn, soạn bài “ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm” .
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
Ngày soạn: 15/09/2011
Ngày dạy: 22/09/2011
Tuần 5
Bài 5
Tiết 20: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
 - Khái niệm văn biểu cảm.
 - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
 - Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
 - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
3. Thái độ: Phải có tình cảm và ý thức khi phân tích văn biểu cảm,phải có tính tích hôp phần văn.
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
Học sinh: Đọc trước và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Dạy bài mới: Trong đời sống ai cũng có tình cảm, tình cảm đối với cảnh, đối với vật , đối với mọi người. Tình cảm của con người lại rất tinh vi, phức tạp, phong phú. Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì ta dùng thơ, văn để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn thơ biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu biểu cảm của con người
Gv : Cho hs đọc những câu ca dao trong phần 1 
H: Mỗi câu ca dao trên thể hiện tình cảm, cảm xúc gì? Người ta thổ lộ tình cảm đó để làm gì ?
H: Theo em, khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm?
GV: Vậy ngoài ca dao thì những bức thư, bài thơ, bài văn chính là những phương thức biểu cảm.
H: Trong môn Tập làm văn người ta gọi chung đó là văn gì ? 
HS: Văn biểu cảm .
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm
Gv: Cho hs đọc đoạn văn 1 sgk/72
H: Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn trên?
HS: Một người đang bày tỏ tình cảm của mình với người bạn đã chuyển đi bằng cách viết thư.
H: Tình cảm đó được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
H: Bài ca dao sau đây có phải nói về con sáo không?
H: Vậy hình ảnh con sáo nêu ra để làm gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét
H: Bài ca trên sử dụng biểu cảm gì?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét
H: Qua phân tích em hiểu thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm được thể hiện qua những thể loại nào ?
Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét
H: Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất gì ? Nêu những cách biểu hiện của văn biểu cảm ?
 HS đọc ghi nhớ sgk/7
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Gv: Yêu cầu hs đọc bài tập 1
Bài tập 1 yêu cầu chúng ta điều gì ? 
Học sinh thảo luận nhóm
 Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 2? (
Hs: Chỉ ra các yêu cầu của bài tập và thực hiện theo nhóm.
Bài tập 2/74: Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp, vì cả hai bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả.
I. Nhu cầu biểu cảm của con người 
- Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu cảm
Ví dụ : Ca dao, những bài thơ, bức thư.
II. Đặc điểm chung của văn biểu cảm 
Ví dụ 1: Đoạn văn 1/72
 - Thảo thương nhớ ơi!
 - Để cho bọn mình xiết bao mong nhớ.
® Cảm xúc thể hiện bằng từ ngữ.
Þ Biểu cảm trực tiếp.
Ví dụ 2: Bài ca dao:
Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay đi
® Ẩn dụ, hình ảnh bóng bẩy, khêu gợi cảm giác sự mất mát, thể hiện tình cảm tiếc nuối trước một người con gái (người yêu) đi lấy chồng.
Þ Biểu cảm gián tiếp
* Lưu ý: Văn biểu cảm nhằm cho người đọc, người nghe biết được, cảm nhận được tình cảm của nhười viết.Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu.Các hình ảnh, sự việc chỉ là phương tiện để biểu cảm(ẩn dụ, so sánh).
*Ghi nhớ : sgk /72
III. luyện tập 
Bài tập 1/73: 
- Đoạn 1: Không phải là văn biểu cảm vì : chỉ đặc điểm hình dáng và công dụng của cây Hải Đường chưa bộc lộ cảm xúc. 
- Đoạn 2: Là văn biểu cảm vì: đủ những đặc điểm của văn biểu cảm .
+ Kể chuyện: Từ cổng vào,l ần nào tôi cũng dừng lại để ngắm cây HĐ
+ Miêu tả: Màu đỏ thắm, lá to
+ So sánh: Trông dân dã như cây chè
+ Liên tưởng: Bỗng nhớ năm xưa..
+ Cảm xúc: Người viết cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của cây HĐ làm xao xuyến lòng người.
4. Củng cố
5. Dặn dò: Làm hết bài tập còn lại, Soạn bài “Côn Sơn ca”“ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan tuan 5.doc